Khong trào vận động “nữ quyền”, “bình đẳng nam nữ” lên cao thì “Nữ giới” của Ban Chiêu bị phê phán là giáo điều phong kiến lạc hậu. Tuy nhiên, người ta không biết rằng, những tư tưởng “giải phóng” thời hiện đại ấy mới thật là nguy hại.
Khi nói nến lễ giáo, đức hạnh của người phụ nữ, chúng ta không thể không nhắc đến Ban Chiêu và “Nữ giới”, tác phẩm để đời của bà.
Ban Chiêu (45-116), tự là Huệ Ban. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống học vấn uyên thâm. Cha bà là Ban Bưu, đại văn hào thời Đông Hán, anh trai cả Ban Cố là người biên soạn sách Tiền Hán thư. Sinh thời, Ban Chiêu thường được truyền vào Hoàng cung dạy kinh sử cho Hoàng hậu, Quý phi, hay cung nhân, và được gọi là Lão Sư.
Những năm cuối đời, trông thấy nhiều phụ nữ không lễ nghi phép tắc, làm nhiều điều càn quấy, Ban Chiêu đã soạn ra một bộ quy phạm lễ giáo hoàn chỉnh dành cho phụ nữ gọi là “Nữ giới” (Tạm dịch: Những quy phạm đạo đức dành cho người phụ nữ). Bộ sách này đã được người đời đua nhau sao chép, được xem là cuốn sách gối đầu cho các phụ nữ thời bấy giờ.
Trong sách Ban Chiêu đã dạy bảo nữ tử phải lấy nhu nhược làm điều mỹ lệ, lấy nhu thuận khiêm nhường làm đức hạnh, Thiên hành kiện, địa thế khôn, đại đạo có Âm Dương, thế nhân phân nam nữ.
“Nữ giới” có viết: “Đặc tính âm-dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”;
“Đạo của vợ chồng, tham chiếu theo nguyên lý âm dương, thông suốt theo chỉ dẫn của thần minh, tin theo đạo nghĩa vĩnh hằng của thiên địa, cũng chính là đại tiết của nhân thường luân lý vậy”.
Đồng thời, Ban Chiêu cũng đã chỉ ra Âm Dương không điều hòa, vợ chồng không hòa hợp, ắt thì ân nghĩa đoạn dứt, nội bộ lục đục. Giữa vợ chồng với nhau lấy ân nghĩa mà đối đãi, lấy cương nhu hỗ trợ nhau, âm dương tương hợp, “tương kính như tân”, mãi mãi kính trọng nhau như khi mới cưới, làm được đến điểm này, mới có thể thực sự đắc được hạnh phúc mỹ mãn.
Phụ nữ thời cổ đại, phần lớn không làm công tác xã hội, lấy gia đình làm chủ, vậy nên Ban Chiêu cho rằng nữ nhân cần phải ngủ trễ dậy sớm, chăm chỉ vất vả vẩy nước quét nhà, chuyên tâm dệt vải, chế biến thức ăn mỹ thực để dâng tặng khách mời. Chung sống cùng cha mẹ, anh chị em nhà chồng phải biết khiêm thuận nhường nhịn, khoan dung hòa thuận, không hiếu thắng tranh giành đúng sai, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi, về phương diện này cần phải tự tìm thiếu sót ở bản thân mình nhiều hơn.
Vào thời cận đại, các phong trào vận động “nữ quyền” dâng cao, nhất là về sau với phong trào “bình đẳng nam nữ”, khi đó “Nữ giới” của Ban Chiêu bị phê phán là lễ giáo phong kiến có tính gông xiềng. Rất nhiều phụ nữ truy cầu “giải phóng”, cá tính trở nên mạnh mẽ, cường liệt, lấn lướt cả người chồng, theo đó họ ngày càng xa rời đặc tính ôn nhu của nữ giới mà thiên thượng giao phó, tự coi mình giống như nam nhân vậy.
Chúng ta thường vẫn nghe một số người đàn ông phàn nàn: Tôi muốn kết hôn với một người phụ nữ. Nhưng đâu rồi người phụ nữ chân chính, đâu rồi bóng dáng nhu mì chu đáo, đâu rồi hình ảnh quét nhà nấu cơm, cả ngày chạy vạy ở bên ngoài, nói chuyện với tôi thì luôn lớn tiếng, bắt bẻ lý lẽ từng câu chữ. Vậy bạn nói xem, tôi còn cần lấy vợ làm gì nữa đây?
Bởi vậy, làm người phụ nữ mà mất đi sự tôn trọng và bảo vệ chở che của người chồng, chưa nói đến chuyện cực khổ, mà chỉ nói đến gia đình luôn bất hòa, hơn nữa người phụ nữ lại muốn phấn đấu một phen trong xã hội, cuối cùng làm cho thể xác và tinh thần đều mỏi mệt.
Hệ quả là người chồng cảm thấy chán chường, phẩm cách đàn ông bị xem nhẹ, nên mưu cầu tìm hoa thơm cỏ lạ, ủi an sự thiếu thốn, khẳng định bản thân; xã hội vì thế mà rối loạn luân thường đạo lý. Một xã hội rối loạn ắt không thể phồn thịnh.
Phụ nữ truyền thống là lấy nhu nhược làm điều mỹ lệ, lấy nhu thuận khiêm nhường làm đức hạnh, thuận với đạo lý của trời đất. Nếu như người phụ nữ nào cũng làm theo được như vậy thì mỗi một gia đình sẽ đều ổn định, dân tộc có thể phát triển phồn thịnh, văn hóa truyền thống sẽ được lưu truyền trường tồn.
Phụ nữ hiện đại ngày nay với những tư tưởng bình quyền, tưởng chừng là đang “giải phóng”, kỳ thực là đang đi ngược lại với truyền thống và rũ bỏ thiên chức mà thượng thiên giao phó cho mình.
Theo zhengjian.org
Xem thêm: 7 đức hạnh “lạc hậu, phong kiến” nhưng lại là cái gốc cần có của người phụ nữ