Viên mãn là một cảnh giới hoàn mỹ của người tu luyện, nó so với cái chết thông thường không một chút liên quan. Thế nhưng, những kẻ vô thần đã lợi dụng hàm nghĩa của từ “viên mãn” này để bôi nhọ người tu luyện, kích động lòng thù hận và dối gạt người dân.
Một từ “viên mãn”, bắt nguồn từ tôn giáo và người tu luyện thời xưa, đó là một từ vựng và cảnh giới hoàn mỹ. Không chỉ nói đến tôn giáo và tu hành, ngày thường khi chúng ta nói đến một sự việc nào đó được hoàn thành rất tốt đẹp cũng thường dùng từ “viên mãn” này.
Kỳ thực, “viên mãn” không chỉ là ngôn từ trong tôn giáo, mà cũng là một bộ phận trong văn hóa Trung Hoa, thường thấy trong các tiểu thuyết lịch sử được truyền lại qua biết bao thế hệ. Người tu hành viên mãn được gọi là La Hán. Duy chỉ có Đức Thích Ca Mâu Ni mới là Phật.
Lợi dụng hàm nghĩa của một số từ vựng nào đó mà người dân không lý giải được để đánh lừa dư luận, đổi trắng thay đen, là thủ đoạn mà những kẻ theo thuyết vô thần quen dùng để ức chế tự do tín ngưỡng.
Bản thân tôi tuy quy y Phật giáo, nhưng cũng đồng tình sâu sắc đối với giáo lý tín ngưỡng mà Pháp Luân Công giảng. Tự thiêu mà cầu “viên mãn”, hại người hại mình, làm loạn xã hội, hoàn toàn là đi ngược lại với tâm từ bi của người tu luyện, cũng không hợp với nguyên lý “Chân -Thiện – Nhẫn”. Với hiểu biết nông cạn của tôi, cũng khó mà tin được những người “viên mãn” này là người chân chính tu luyện Pháp Luân Công.
* Vào ngày 21/01/2001, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì muốn kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công, và “biện minh” cho chiến dịch đàn áp tàn bạo người tu luyện, đã dựng nên màn tự thiêu giả mạo và vu khống cho những người tập Pháp Luân Công là “tự thiêu để lên thiên đàng (viên mãn)”. Vụ việc giả mạo sau đó bị cả thế giới lật tẩy, và không ngừng lộ nhiều sơ hở.
Con người tu hành đến cảnh giới cao, đã mở ra cánh của trí huệ siêu thường, được gọi là khai ngộ, cũng gọi là viên mãn. Có hai người viên mãn là được nhiều người biết đến nhất:
Một là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vốn hoàng tử của nước Ca Tỳ La Vệ của Ấn Độ cổ cách đây hơn 2.500 năm trước. Ngài đã từ bỏ vương vị, thông qua 6 năm khổ tu bên ngoài và đã khai ngộ dưới cội Bồ Đề, đạt đến cảnh giới viên mãn. Ngài đã chu du khắp Ấn Độ, dẫn dắt chúng đệ tử hồng truyền Phật Pháp. Sau khi Ngài niết bàn, chúng đệ tử đã lưu truyền Phật Pháp mãi đến tận ngày nay. Nội dung của một bộ Đại Tạng Kinh quả thật là vô cùng sâu rộng, đầu não của những người bình thường căn bản không thể cách nào dung nạp được.
Hai là Huệ Năng – vị cao tăng nổi tiếng nhà Đường dưới sự giúp đỡ của sư phụ Hoằng Nhẫn đã đạt đến cảnh giới khai ngộ. Ông sau tu luyện, trong nháy mắt đã ngộ thấu đạo lý rộng lớn của nhân sinh vũ trụ, được coi là viên mãn theo hình thức đốn ngộ (khai ngộ tức thời). Sau khi viên mãn ông đã giảng pháp ở miền nam Trung Quốc, trở thành Lục tổ của pháp môn Thiền tông. Sau khi ông viên tịch đã để lại nhục thân, đến nay đã nghìn năm mà không hề bị mục nát, vẫn còn lưu lại trong chùa Nam Hoa ở Thiều Quan, Quảng Đông. Vậy nên viên mãn và cái chết vốn không có bất cứ quan hệ nào.
Tướng quân Trương Quốc Hoa – viên tư lệnh quân khu Tây Tạng đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc về vị Lạt Ma đạo hạnh cao siêu hóa thành cầu vồng bay lên trời. Một người hóa thành một đường cầu vồng liền biến mất không còn tung tích.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, thi thể Ngài sau khi hỏa táng đã thu được rất nhiều hạt Xá Lợi, lửa đốt không cháy và có thể phát ra ánh sáng đẹp mắt, đến nay được cất giữ trong rất nhiều ngôi chùa. Đây cũng minh chứng rằng người tu luyện khác với người không tu luyện.
Viên mãn và chết là hai chuyện khác nhau. Viên mãn không phải là tìm đến cái chết, người ta trái lại sẽ sống càng tốt hơn. Trong kinh Phật có nói rằng: “Thân người khó được, có được thân người rồi, chính là bằng như đã có được con thuyền thông đến viên mãn, cần phải hết sức quý tiếc”.
Thông qua tự sát có thể viên mãn, đây là cái cớ của những kẻ muốn thực hiện âm mưu hại người. Tự sát không những không thể viên mãn, theo cách nhìn nhận của Phật gia còn sẽ tạo thành nghiệp sát sinh – Là việc tuyệt đối tuyệt đối không được phép làm. Người tu luyện trước đây kỵ nhất chính là điều này.
Tôi đã từng xem qua mấy quyển sách của Đại sư Lý Hồng Chí, quan điểm rõ ràng, pháp lý chặt chẽ cẩn thận, đối với sát sinh và tự sát, ông tuyệt đối không cho phép.
Thiện đãi người tu luyện công đức vô lượng; bóp méo, bôi nhọ người tu luyện, khơi mào cái nhìn thù hận của người khác là tự mình đang tạo tội nghiệp khó mà hoàn trả được. Đó là tự hủy đi chính mình, cũng là làm hại người khác.
Tác giả: Di Thường
Tiểu Thiện, dịch từ qi-gong.me