Tinh Hoa

Vì sao ngọc cổ lại có giá trị? Hóa ra nó có rất nhiều chỗ tốt

Ngọc có lịch sử rất lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, các đồ vật và đồ trang trí được làm từ ngọc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và tính thẩm mỹ của con người. 

Trang sức nạm ngọc cổ đại của Trung Quốc.

Bởi vì ngọc thay đổi tùy thời điểm, nên trong các lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, chính trị, lễ nghĩa, nghệ thuật,… ngọc đều thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Tại sao mọi người lại thích ngọc? Ngọc rốt cuộc có gì đặc biệt?

Người xưa và nay đều yêu thích ngọc

Ông Đặng Thục Bình, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Cố cung, trong bài diễn thuyết “Con người ngày nay xem ngọc như thế nào” đã từng nhắc nhở những người thích chơi ngọc, ông bày tỏ: “Trong viện bảo tàng, hiện vật cổ nhất chính là các đồ vật bằng ngọc; sản phẩm nghệ thuật mà trong lịch sử luôn chế tạo chính là đồ ngọc; đối với công chúng mà nói thì vật khó lý giải nhất chính là ngọc; nhưng vật yêu thích nhất cũng chính là ngọc; trong Cố Cung, phòng trưng bày đồ ngọc luôn luôn là nơi thu hút khách nhất“.

“Yêu ngọc” chính là tình cảm chung của người Trung Quốc trong và ngoài nước, thế nhưng văn hóa “tôn sùng ngọc” và “yêu ngọc” này đã có từ rất lâu. Người Trung Hoa thời xa xưa đã hình thành văn hóa “sùng ngọc”, bởi vì ngọc cổ đã từng đóng vai trò “tâm linh” một thời gian rất dài trong đời sống của tổ tiên, cũng là tượng trưng cho sự cao quý của giai cấp thống trị.

Đặng Thục Bình chỉ ra rằng, “tinh khí quan” và “cảm ứng quan” là thành phần cơ bản trong văn hóa “sùng ngọc”, thời kỳ văn minh rực rỡ đã hình thành đặc tính văn hóa “sùng ngọc”, “yêu ngọc”, tuy nhiên với sự dung hợp thị tộc và văn hóa đa nguyên đã dần dần tạo ra các điểm chung, đồ ngọc đã được xem như là phương tiện truyền đạt lễ nghi từ rất sớm.

Ảnh minh họa bắp cải ngọc bích. (Ảnh: internet)

Nói chung, ngọc thật được chia thành “thiểm ngọc” và “huy ngọc”; “bắp cải ngọc bích” mà người dân trong nước biết chính là tác phẩm từ huy ngọc. Sự rực rỡ của huy ngọc khá giống với thủy tinh, không giống với màu trắng của thiểm ngọc hơi mềm và trơn bóng, trong huy ngọc nếu có crom sẽ biến thành màu xanh biếc, và cũng vì hàm lượng sắt trong đó không giống nhau sẽ tạo thành các màu sắc như đỏ phỉ, xanh sẫm, tím nhạt,…

Ông Đặng nhớ lại, ngày xưa từng có một miếng ngọc vàng từ thời kỳ Tây Hán của Trung Quốc, trong phiên đấu giá mùa thu của Christie ở London đã giao dịch thành công với giá 825.250.000 bảng Anh, giá cao nhất được ghi nhận đối với ngọc cổ thời Tây Hán. Thông tin này làm cho rất nhiều người ưa thích ngọc càng muốn sưu tầm thêm ngọc cổ, chỉ là ngọc cổ rất khó phân biệt thật giả. Vậy chúng ta làm sao mới có thể phân biệt ngọc cổ tốt xấu, thật giả đây?

Đặng Thục Bình cho rằng, có rất nhiều người có thu nhập cao đã chi rất nhiều tiền để mua ngọc cổ, nhưng thực ra có rất nhiều ngọc cổ đều là giả. Bởi vậy, ông Đặng gợi ý rằng người thích ngọc nên ghé vào Cố Cung để quan sát ngọc thật thì tốt hơn.

Bình thường đi chợ ngọc, chúng ta thường mang tâm trạng là sẽ kiếm được món trang sức đẹp, không nhất thiết là hàng đắt tiền. Bạn có thấy ông Đặng nói có lý không? Nếu bạn lo rằng mình bỏ ra khoản tiền lớn nhưng mua phải ngọc giả, hãy bình tĩnh lại, đầu tiên hãy ghé vào Cố Cung, tìm một số cảm hứng nghệ thuật, tìm hiểu xem ngọc cổ mà bản thân thực sự muốn chọn rốt cuộc thuộc loại nào, lúc đi chợ ngọc, đừng bao giờ bỏ một số tiền lớn để mua thứ ngọc cổ mà bản thân không biết nó là thật hay giả.

Đối với những người không hứng thú lắm với ngọc cổ, nếu không hiểu được cái tốt của ngọc, thì cũng nên nghe bài giới thiệu của ông Đặng!

Ngọc có 11 loại đặc tính

Sở thích của mọi người đối với ngọc cổ, cũng do truyền từ xa xưa đến nay. Thời kỳ thượng cổ, con người xem ngọc như là một linh vật có thể kết nối với thần linh, cho rằng ngọc chính là điềm lành mà tinh hoa của trời và đất hợp thành, càng có thể giúp con người trừ tà ma và tai họa.

Bậc quân tử ngày xưa nhất định phải đeo bên mình miếng ngọc, bởi vì ngọc tượng trưng cho đức hạnh của một con người. Ngay cả Khổng Tử cũng từng nói rằng, ngọc có 11 loại đặc tính.

Bởi vậy, người tự cho mình là cao thượng hoặc tự nhận mình là quân tử, lẽ nào không thích ngọc, không đeo ngọc sao? Sau đây là giới thiệu 11 loại “đức hạnh” của ngọc:

  1. Chất ngọc mềm mại mịn màng, tượng trưng cho Nhân.
  2. Vững chắc chặt chẽ nhưng có uy nghiêm, tượng trưng cho Trí.
  3. Sắc bén, có khí tiết nhưng không hại người, tượng trưng cho Nghĩa.
  4. Ngọc bội điêu khắc thành vật phẩm được treo trên người, tượng trưng cho Lễ
  5. Âm thanh chạm nhau của ngọc trong, tượng trưng cho Lạc.
  6. Các đốm trên ngọc không thể che đậy đi vẻ đẹp của nó, đồng thời,  ngọc cũng không thể che đi các đốm này, tượng trưng cho Trung.
  7. Màu sắc rực rỡ không thể che đậy, tượng trưng cho Tín.
  8. Khí thế như cầu vòng xuyên bầu trời, tượng trưng cho Trời.
  9. Tinh thần như núi cao biển lớn, tượng trưng cho Đất.
  10. Gìn giữ lễ nghi, tượng trưng cho Đức.
  11. Trên thế gian không có ngọc nào không quý giá, bởi vì nó tượng trưng cho đạo đức.

Tiểu Minh biên dịch

>>> 10 bảo vật quý giá được chôn cất trong lăng mộ Từ Hy Thái hậu