Tinh Hoa

Vì sao chúng ta không có ký ức nào về thời kỳ dưới 4 tuổi?

Mỗi người đều đã từng trải qua thời thơ bé, ngộ nghĩnh, gào khóc, lăn bò tứ phía, rồi tập đi, tập nói. Nhưng tại sao chúng ta lại hoàn toàn quên hết những ký ức này? 

Tại sao chúng ta không thể nhớ những gì xảy ra dưới 4 tuổi? (Ảnh: ameblo.jp)

Mọi người thường cho rằng, thời điểm chúng ta cất tiếng khóc chào đời, chính là ngày trí nhớ được hình thành, thậm chí là sớm hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ không hình thành trí nhớ vĩnh cửu. Mà chỉ hình thành trí nhớ vĩnh cửu, thì sau khi trưởng thành chúng mới có thể nhớ lại những gì mình đã trải nghiệm khi còn bé.

Mãi đến khi chúng ta 4-7 tuổi, mới có thể hình thành một nửa trí nhớ vĩnh cửu. Vì thế chúng ta thông thường có thể nhớ được một số chuyện quan trọng xảy ra trong những năm từ 4-7 tuổi, còn trước 4 tuổi thì hầu như không nhớ được gì.

Trong một cuộc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nói với những đứa trẻ từ 4-7 tuổi các việc mà chúng đã làm 2 năm trước, nhưng tất cả đều không nhớ rõ chúng đã từng làm vậy, nhiều trẻ thậm chí còn nói không phải chúng làm, là người khác làm.

Gần đây, những lý luận mới về trẻ sơ sinh đã giải thích triệt để hiện tượng chúng ta không nhớ được gì trong thời trẻ nhỏ. Cách lý luận thứ nhất là, thời kỳ trẻ còn nhỏ, đại não chưa phát triển hoàn toàn. Hai bộ phận của đại não không thể thiếu trong việc hình thành trí nhớ là hồi hải mã (Hippocampus) và thùy thái dương (Temporal lobe), hai bộ phận này trong lúc tuần tuổi cũng đã hình thành được rất hoàn chỉnh rồi. Tuy nhiên, một vị trí khác của đại não, gọi là vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) thì phải tới hơn 20 tuổi mới được hình thành đầy đủ nhất.

Vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) hình thành nên vùng ghi nhớ cảnh tượng, sự vật, tới hơn 20 tuổi mới hình thành đầy đủ nhất. (Ảnh: woman.mynavi.jp)

Các nhà nghiên cứu cho rằng, vùng vỏ não trước trán sẽ hình thành nên vùng ghi nhớ cảnh tượng, chính là ghi nhớ sự việc thật sự, có thể nhớ được vững chắc chuyện gì đã phát sinh, địa điểm và thời gian phát sinh, đây đều là khả năng sau này của đại não. Còn trong thời trẻ nhỏ, đại não chỉ có thể ghi nhớ những gì đã học và một số thứ dễ hiểu, như đồ vật và mặt người, còn những sự việc cụ thể chi tiết hơn thì không thể ghi nhớ được.

Còn có một cách giải thích khác cho hiện tượng này, là trẻ nhỏ chưa có khả năng về ngôn ngữ, điểm này rất trọng yếu. Vì chưa thể sử dụng ngôn ngữ, nên không thể nói lên ký ức của mình. Ví như, bạn có thể nhớ ngày bạn chuyển đến nhà mới, ngày đó không giống ngày thường khác, nhà có 6 cửa sổ, một cửa màu xanh, bạn ngồi một chiếc xe nhỏ màu đỏ đi đến ngôi nhà mới đó. Thế nhưng nếu là trẻ nhỏ, chúng sẽ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả. Bởi trẻ nhỏ không biết cửa sổ và cửa chính gọi là gì, chưa nói đến việc miêu tả nó như thế nào.

Vậy nên trẻ nhỏ không thể dùng ngôn ngữ để nói lên ký ức của mình. Các nhà tâm lý học cho rằng, thông qua loại phương thức liên hệ giữa ký ức và ngôn ngữ, sẽ khiến đại não xử lý và lưu trữ ký ức hiệu quả hơn.

Vì vậy, nếu chúng ta có thể dùng ngôn ngữ đến miêu tả một vật hoặc một sự kiện, thì đại não càng có khả năng ghi nhớ chúng trong rất nhiều năm.

Đối với trẻ nhỏ tròn 4 tuổi, số lượng từ ngữ có thể biết được là khoảng 5.000 từ, đủ để miêu tả phần lớn đồ vật và sự việc.

Não bộ sẽ xóa những ký ức không trọng yếu để thay thế vào đó những ký ức mới. (Ảnh: InfoResist)

Thế nhưng, chẳng phải tế bào não sinh trưởng rất nhanh, có thể nhớ được thêm rất nhiều sự việc, chứ không phải là ít đi? Kỳ thực hoàn toàn trái lại. Bộ nhớ của não chúng ta cũng giống ổ cứng HD của máy tính, không gian lưu trữ của đại não là có giới hạn, vị trí cho các tế bào lưu trữ cũng có giới hạn, vì thế việc lưu tồn những ký ức mới cũng là có giới hạn. Điều này có nghĩa là, tế bào não mới sau khi được sinh ra, nếu không có không gian lưu trữ, sẽ nằm đè lên vị trí của ký ức cũ.

Vì vậy, nếu xuất hiện tế bào não mới, mà không có thêm chỗ trống mới, đại não sẽ sàng lọc ra những ký ức ít dùng, những ký ức bị lãng quên, và xóa chúng đi, để lưu giữ ký ức mới vào vị trí này. Nghiên cứu cho thấy, tế bào não và đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống thần kinh (neurons) vẫn tiếp tục sinh trưởng trong đại não, mãi cho đến khi chúng ta chết mới thôi. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của tế bào não sẽ ngày càng giảm đi theo sự gia tăng của tuổi tác. Vậy tại so với người trưởng thành, đại não thời trẻ nhỏ lại thường xuyên xóa bỏ ký ức hơn?

Vì thời trẻ nhỏ, đại não sinh trưởng với tốc độ chóng mặt, tốc độ học tập và trưởng thành của chúng ta khi đó nhanh hơn bất kỳ lúc nào khác, nên đại não phải tạo ra nhiều không gian trống hơn nữa để lưu giữ những ký ức và kiến thức mới. Vì thế, đại não sẽ quy phần lớn ký ức thời trẻ nhỏ thành không trọng yếu và xóa đi, thay vào đó những ký ức mới, kỹ năng mới hình thành trong quá trình phát triển. Vậy nên, chúng ta không nhớ được những chuyện ở giai đoạn trẻ nhỏ là do những ký ức đó đã bị đại não xóa mất.

Lê Hiếu biên dịch