Lịch sử như bánh xe, quay hết vòng này đến vòng khác, tuy rằng trải qua thời đại này đến thời đại khác nhưng vẫn có những câu chuyện tương đồng về những nhân vật anh hùng nghĩa khí ngút trời, vì sự thật mà không màng sống chết.
Thời Chiến quốc, có một người tên là Thôi Trữ làm quan đại phu đã giết chết Tề Trang Công để cướp ngôi, vì không muốn sử sách lưu lại vết nhơ này, nên lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết sai sự thật, nói rằng Tề Trang Công qua đời vì sốt rét.
Nhưng Thái Sử Bá vẫn viết rằng: “Thôi Trữ giết vua Quang”. Biết chuyện Thôi Trữ đùng đùng nổi giận hạ lệnh xử chém Thái Sử Bá.
Thái Sử Bá có 3 người em trai là Trọng, Thúc, Quý đều học hành uyên bác, ngay thẳng chính trực. Sau khi anh mình chết, Trọng kế tục sự nghiệp viết sử của anh, vẫn viết đúng sự thật về cái chết của Tề Trang Công. Vì làm phật ý Thôi Trữ nên ông cũng bị giết chết.
Người em thứ 2 là Thúc tiếp tục viết sử, vẫn kiên định viết đúng sự thật như các anh, sau đó ông cũng bị giết chết. Quý vẫn không chút dao động cầm lấy thẻ sách viết lại câu mà các anh mình từng viết.
Lúc này Thôi Trữ không còn tức giận mà thay vào đó là khó hiểu, ông ta cầm thẻ sách lên hỏi Quý: “3 người anh của ngươi đều vì câu này mà bị ta giết, lẽ nào ngươi không sợ chết sao?”
Quý từ tốn trả lời: “Ghi lại sự thật là sứ mệnh của quan chép sử, nếu vì bảo toàn tính mạng mà làm sai chức trách, vậy thì thà chết còn hơn.
Khi xưa Triệu Xuyên (em của Triệu Thuẫn) sát hại Tấn Linh Công, lúc đó Đổng Hồ là quan chép sử cho rằng Triệu Thuẫn làm quan chính khanh mà không trừng trị Triệu Xuyên, nên ông viết rằng: ‘Triệu Thuẫn giết vua’. Biết chuyện Triệu Thuẫn không hề trách phạt Đổng, vì ông biết rằng đó là chức trách của quan chép sử.
Dù cho hôm nay hạ thần không ghi lại câu này thì trong thiên hạ ắt sẽ có người viết lại sự thật này. Vậy nên dù thần có viết hay không thì thể diện của bệ hạ cũng không giữ được nữa rồi, những cố gắng che dấu của bệ hạ chỉ khiến người khác chê cười hơn mà thôi. Do đó dù có chết thần cũng phải viết đúng như vậy, kính mong bệ hạ suy xét kỹ!”
Thôi Trữ nghe xong như bừng tỉnh, tha chết cho Quý và trả lại thẻ sách cho ông. Khi cầm thẻ sách ra ngoài vừa hay Quý gặp Nam Sử thị. Quý hỏi: “Sao ngài lại đến đây?”
Nam Sử thị trả lời: “Tôi nghe nói huynh đệ nhà ngài đều vì cương quyết viết đúng sự thật mà bị xử trảm, tôi sợ sẽ không còn ai kế nghiệp gia tộc của ngài bảo vệ chân lý nên vội cầm thẻ sách đến đây.” Khi nhìn thấy thẻ sách của Quý, ông mới yên tâm ra về.
Quan chép sử là người mà mọi người đặt niềm tin, chép đúng sự thật không chỉ là nghĩa vụ trách nhiệm mà còn là cả một sứ mệnh. Bởi vì nếu chép sai thì không chỉ lừa một vài người mà còn lừa cả thiên hạ, lừa cả hậu thế sau này.
Niên đại này nối tiếp niên đại khác, triều đại lên xuống không ngừng, những bằng chứng còn sót lại chính là các thư tịch, sách lịch sử. Muốn biết về quá trình lịch sử thì chỉ có thể tra lại những thư tịch lịch sử này, vậy nên vị trí của các quan chép sử là vô cùng trọng yếu.
Ngày nay việc viết báo chí, đưa tin tức đúng sự thật về các sự kiện xảy ra cũng có vai trò tương tự. Nhưng khi đối mặt với áp lực đe dọa, cám dỗ của đồng tiền thì còn mấy ai có thể như Trọng, Thúc, Quý không màng nguy hiểm bản thân mà làm tròn sứ mệnh.
Nhưng trong bối cảnh khốc liệt không khác gì lưỡi dao mà Thôi Trữ kề vào cổ, vẫn có những kênh truyền thông dám nói rõ sự thật, tiêu biểu là báo The Epoch Times. The Epoch Times là một tờ báo quốc tế với 22 ngôn ngữ. Từ khi thành lập đến nay, tờ báo này vẫn kiên trì đưa tin chân thật về các vi phạm nhân quyền, bức hại người Di Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công….
Những vấn đề nhân quyền hết sức nhạy cảm này là chủ đề mà các tờ báo khác thường né tránh, phớt lờ mỗi khi đề cập đến Trung Quốc. Với thế lực kinh tế và chính trị của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng tiền mua chuộc hoặc đe dọa khiến đa số các kênh truyền thông không dám lên tiếng.
Để đưa những thông tin chân thật về bức hại nhân quyền, tội ác của ĐCSTQ đến với người đọc toàn thế giới, The Epoch Times đã phải đối mặt với vô số lần hành hung, đập phá, quấy rối, bôi nhọ vu khống từ ĐCSTQ. Dưới đây là một số lần gần đây nhất.
Ngày 13/4, Tri Thức VN dẫn tin từ Epoch Times cho biết: “Sáng sớm ngày 12/4/2021, xưởng in của tờ Epoch Times tại Hồng Kông bị 4 tên côn đồ xông vào đập phá gây thiệt hại nặng nề. Người phát ngôn của Epoch Times – Ngô Tuyết Nhi đã kịch liệt lên án ĐCSTQ thuê côn đồ gây ra, bà chỉ ra rằng vụ việc cũng là đòn tấn công vào quyền tự do ngôn luận của Hồng Kông, muốn dập tắt tiếng nói của truyền thông lên tiếng cho sự thật.”
Ngày 12/5, NTDTV dẫn tin từ Epoch Times: “Sáng ngày 11/5/2021, một tên côn đồ đã tấn công phóng viên Sarah Liang bằng gậy bóng mềm ở bên ngoài tòa nhà chung cư của cô. Hành vi này đẩy chiến dịch chống lại The Epoch Times Hong Kong sang bước ngoặt mới đầy nguy hiểm. Cô Liang bị đánh bầm tím ở cả hai chân và được đưa đến bệnh viện Elizabeth.”
“Đây là vụ tấn công thứ 5 nhằm vào xưởng in kể từ khi thành lập Tòa soạn The Epoch Times ở Hong Kong năm 2004, với vụ tấn công trước đó là một vụ phóng hỏa vào tháng 11/2019.”
Tháng 9/2020, Epoch Times tiếng Việt đưa tin: “Tại Mỹ, nhân viên phân phối của The Epoch Times đã thống kê được ít nhất 6 trường hợp phá hoại liên quan đến hơn 30 hòm báo. Các hòm này chủ yếu tập trung ở khu phố Tàu của Manhattan, nhưng cũng có cả một số ở Brooklyn và gần lãnh sự quán Trung Quốc.”
Ngoài tấn công trực tiếp ĐCSTQ cũng không ít lần mua chuộc các kênh truyền thông lớn nhằm vu khống hạ uy tín của Epoch Times. Nổi tiếng nhất là vụ New York Times đăng đàn công kích Epoch Times.
Mỗi lần đối mặt với sự tấn công của ĐCSTQ thì Epoch Times đều kiên định nói rằng: Họ sẽ không lùi bước và tiếp tục nói lên sự thật, mang đến các giá trị tốt đẹp cho mọi người.
Ngày nay khi thấy những người không theo số đông, bất chấp nguy hiểm mà lội ngược dòng bảo vệ chân lý như các thành viên của Epoch Times thì có lẽ nhiều người không thể hiểu nổi. Nhưng nếu nhìn về lịch sử, nhìn về những quan chép sử không sợ cường quyền, hết người này đến người khác tiếp nối nhau để lưu giữ sự thật cho hậu thế thì mới thấy hành động của Epoch Times là hết sức chính thường, và rất đáng khâm phục.
Tử Vi (t/h)