Trưởng đặc khu Hồng Kông bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn, có thể sẽ trở thành con dê thế tội cho Bắc Kinh trước làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dân chúng.
Chủ nhật ngày 16/6, Hồng Kông đã bùng nổ sự kiện gần 2 triệu người biểu tình phản đối “Luật dẫn độ”, quy mô lớn hơn cả tuần trước đó, người biểu tình không chỉ yêu cầu hoàn toàn rút lại “Luật dẫn độ”, còn yêu cầu Trưởng Đặc khu Carrie Lam chịu trách nhiệm và từ chức, nếu không, người dân sẽ còn tiếp tục leo thang hành động.
Hiện giờ có một vấn đề không thể không đặt ra, rằng liệu bà Carrie Lam còn có thể gắng gượng được bao lâu?
Ngày 16/6, sau khi diễn ra sự kiện hơn 1 triệu người diễu hành kháng nghị, ông Lưu Hiểu Minh, đại sứ ngoại giao của Trung Quốc tại nước Anh, đã đứng ra giải thích rằng Bắc Kinh vốn không hề thị Hồng Kông soạn thảo dự luật.
Phát ngôn này của ông Lưu, có nhiều nhân sĩ phân tích giải thích rằng Bắc Kinh có ý đoạn đứt quan hệ với bà Carrie Lam. Sau đó, ông Lưu Hiểu Minh lại nói thêm rằng Bắc Kinh rất ủng hộ Hồng Kông chỉnh sửa dự luật.
Cách nói mâu thuẫn này dường như cho thấy, Bắc Kinh nếu cắt đứt mối quan hệ với bà Carrie Lam, vốn là Trưởng Đặc khu Hồng Kông do mình một tay cất nhắc lên, nếu làm vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ chính trị rất cao. Nhưng nếu không cắt đứt, tình hình ở Hồng Kông sẽ tiếp tục leo thang, thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng duyên hải Đại Lục, điều này cũng rất có khả năng.
Ở đây có một vấn đề, chính là cái giá phải trả lớn ngần nào? Với Bắc Kinh mà nói, hoặc là sớm cắt đứt quan hệ với bà Carrie Lam, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nơi Hồng Kông, khiến tình hình lắng dịu đi phần nào, hoặc là vẫn khăng khăng ủng hộ bà Carrie Lam tiếp tục quản lý Hồng Kông?
Bởi Bắc Kinh vốn không thừa nhận việc chỉnh sửa “Luật dẫn độ” lần này là sai sót, không thể cho người diễu hành “được như ý muốn”, từ đó loại trừ được một nguy cơ lớn hơn khác trong mắt người đứng đầu, chính là nếu lần này thỏa hiệp sẽ khiến cho người diễu hành “được đằng chân lân đằng đầu”, từng bước từng bước hướng mũi giáo nhọn từ phía bà Carrie Lam sang Bắc Kinh, vốn là thế lực hậu thuẫn đằng sau.
Còn nếu Bắc Kinh vứt bỏ bà Carrie Lam, trên thực chất cũng bằng như tự tát vào mặt mình, bởi vì, Bắc Kinh trước giờ vẫn luôn ủng hộ chỉnh sửa điều luật, nhưng dù Bắc Kinh yêu cầu Hồng Kông chỉnh sửa dự luật, bà Carrie Lam cũng có thể đưa ra lý do thời cơ thích hợp hay không, lấy ý kiến của các giới chức chủ lưu thế nào…
Được biết bà Carrie Lam đã dựa vào cơ cấu tổ chức chiếm đại đa số thành viên trong Hội Lập pháp vốn thuộc phe mình, thế là dự luật đã tự động được thông qua, kết quả gặp phải cục diện mang tính bùng nổ như vậy, không chỉ chính quyền Hồng Kông phải hứng chịu muôn lời chỉ trích, ngay đến cả hình ảnh Bắc Kinh đứng sau cũng trở nên ảm đạm hơn.
Hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang dốc sức ủng hộ bà Carrie Lam, nhưng đó chỉ là bề mặt. Một nhân sĩ thường xuyên có cuộc gặp mặt với các giới chức cao tầng Bắc Kinh theo định kỳ ngày 16/6 chia sẻ với trang Reuters, Bắc Kinh lần này đã rất không hài lòng với phương cách xử trí “Luật dẫn độ” của chính phủ Hồng Kông. Chỉ 1 tuần trước đó, Bắc Kinh xem ra vẫn không muốn từ bỏ dự luật, nhưng cục diện ngày càng xấu đi, buộc Bắc Kinh phải từ bỏ.
Cũng theo ông Tăng Nhuệ Sinh – học giả trường đại học London cho hay, trong lúc Tập Cận Bình đang đối diện với xung đột leo thang của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, cuối tháng này có thể có cuộc gặp với Tổng thống Trump tại hội nghị G20 được tổ chức tại Nhật Bản, sự kiện bà Carrie Lam tất nhiên sẽ khiến ông cảm thấy rất mất mặt. Nhưng ông cho rằng, Bắc Kinh sẽ không lập tức cho bà xuống đài, bởi làm vậy chẳng khác nào chứng tỏ bản thân mềm yếu trước cộng đồng quốc tế.
Một phân tích khác cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ không dễ dàng từ bỏ sự ủng hộ với bà Carrie Lam. Ông Hứa Trinh – Giám đốc nghiên cứu của viện Zhiming, Hồng Kông chia sẻ với trang CNA rằng, những người thuộc phe dân chủ sẽ truy cứu đến cùng, yêu cầu bà Carrie Lam từ chức. Nhưng liệu có thể được Bắc Kinh chấp thuận hay không, những người này vẫn cần phải nhận định lại năng lực chính trị của bản thân mình.
Theo ông nhìn nhận, giới chức cao tầng Bắc Kinh đến giờ vẫn ủng hộ bà Carrie Lam, thủ pháp xử trí sự kiện lần này của Bắc Kinh vừa muốn ủng hộ bà Lam, nhưng đồng thời lại muốn để cho lòng dân đang sục sôi oán giận có chỗ phát tiết, lúc này sẽ không tìm người thay thế bà.
Ông Lưu Triệu Giai, nhà xã hội học Hồng Kông cho rằng, Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trước yêu cầu bà Carrie Lam phải rớt đài và lên án đội cảnh sát của người dân, trái lại sẽ gia tăng năng lực quản trị của bà Carrie Lam và đội cảnh sát.
Tuy nhiên, yêu cầu bà Carrie Lam xuống đài nếu chỉ quy kết cho yêu cầu của nhóm dân chủ thôi thì cũng không chuẩn xác lắm, phản đối “Luật dẫn độ” lần này đã vượt rất xa phạm vi của nhóm dân chủ. Vì sao?
Bởi vì người dân Hồng Kông không chút tin tưởng vào nền pháp trị của Trung Quốc đại lục, một khi điều luật này được thông qua, mọi người đều có khả năng bị dẫn độ sang Trung Quốc chịu sự thẩm vấn của ĐCSTQ, bởi vậy mới khiến cho đại đa số người dân Hồng Kông đứng lên phản đối.
Điều có khả năng duy nhất hiện nay là, Bắc Kinh đang cân đo cục diện, Hồng Kông giờ đã trở thành một vấn đề trọng tâm khiến các nước phương Tây lên án ĐCSTQ, dưới áp lực của cuộc chiến thương mại, khả năng Bắc Kinh sẽ hy sinh bà Carrie Lam, mang bà ra làm con dê thế tội ngày càng lớn.
Thiện Ân (Theo Secretchina)
Xem thêm: