Các công ty Big Tech như Google, Facebook, Twitter và YouTube có lẽ là người dùng chiêu tiếp thị “nhử mồi và chuyển đổi” thành công nhất trong lịch sử nhân loại khi cam kết sẽ thay đổi thái độ về giá trị Mỹ về tự do ngôn luận.
Nhử mồi và chuyển đổi là một dạng gian lận được dùng trong ngành bán lẻ, nhưng cũng được dùng trong các hoàn cảnh khác. Đầu tiên, khách hàng được “nhử” bởi các sản phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo của người bán với giá thấp, nhưng khi khách hàng ghé thăm cửa hàng, họ mới phát hiện ra hàng hóa được quảng cáo không có sẵn hoặc khách hàng bị người bán hàng gây áp lực để xem xét các mặt hàng tương tự, nhưng có giá cao hơn.
Đó chính là đánh giá của ông Allum Bokhari, phóng viên tờ báo Breitbart New về tự do ngôn luận mà Big Tech đưa đến cho công chúng. Ông đã trình bày bản tóm tắt nội bộ của Google có tên “The Good Censor” (Người kiểm duyệt tuyệt vời) trước công chúng vào ngày 9/10.
Thông qua đó, một lần nữa ông đã phơi bày cho thế giới thấy thái độ của các công ty công nghệ lớn với nền tảng quan điểm đạo đức truyền thống Mỹ.
Bản tóm tắt “The Good Censor” ghi chép nội dung một cuộc họp ngắn, tổng cộng có 85 trang. Nó công khai thừa nhận rằng Google và các nền tảng công nghệ khác thực hiện “sự đổi hướng kiểm duyệt” để đối phó với các sự kiện chính trị không mong muốn trên toàn cầu.
Điều này hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên, nhất sau khi video bị rò rỉ trước đó cho thấy nhân viên của Google đã bị khủng hoảng tâm lý khi Tổng thống Donald Trump đắc cử.
Điểm đáng lưu ý trong bản tóm lược là, nó đã đề cập đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016 cùng với sự gia tăng tín nhiệm của Đảng Dân Chủ thay thế Đảng Con đường mới cho nước Đức (AfD) ở Đức như là những sự kiện không được hoan nghênh.
Khi này, một mặt nó thừa nhận sự thay đổi của mình trong bài phát biểu tự do, một mặt nó tuyên bố rằng những gã khổng lồ công nghệ đã lựa chọn phương án “kiểm soát phần lớn các cuộc hội thoại trực tuyến” trên mạng xã hội.
Bản hướng dẫn còn cho thấy cách mà Google, Facebook, Twitter và YouTube bị mắc kẹt tại vị trí của mình cùng với “một thị trường không có sự hòa giải của các ý tưởng” (tự do ngôn luận và thị trường tự do) và “không gian mạng được thiết lập trong sự an toàn và lịch thiệp” (hay kiểm duyệt).
Tuy nhiên, hai yếu tố này được mô tả như là “truyền thống của Mỹ” mà “ưu tiên tự do ngôn luận cho nền dân chủ, không lịch sự” và “truyền thống của châu Âu”. Truyền thống châu Âu “ủng hộ nhân phẩm trên quyền tự do và lịch sự hơn tự do”.
Theo đó bản tóm tắt nội bộ khẳng định rằng tất cả các nền tảng công nghệ bây giờ đang hướng tới truyền thống châu Âu.
Nhưng tương tự như các báo cáo của ông Bokhari trên trang Breitbart, phần quan trọng nhất của bản tóm tắt nằm ở đoạn nó liên kết vai trò mới của Google, Google sẽ là người đảm bảo cho “sự lịch thiệp” dưới danh nghĩa “người biên tập” và “nhà xuất bản”.
Đây là chi tiết rất quan trọng, bởi vì Google, YouTube và các đại gia công nghệ khác tuyên bố rằng họ không phải là nhà xuất bản, mà chỉ là nền tảng trung lập. Cách phân loại này giúp họ có sự miễn trừ pháp lý theo Mục 230 của Đạo luật về nguyên tắc truyền thông.
Ngoài ra, trong tài liệu này, Google còn thừa nhận là Mục 230 được thiết lập để đảm bảo rằng họ có thể vẫn là nền tảng trung lập cho tự do ngôn luận.
>>> Trump đã đúng: Google đe dọa dân chủ và tự do trực tuyến hơn cả Facebook và Twitter
Dựa vào đó, hôm 14/10 ông Bokhari đã viết trên trang Breitbart rằng:
“Những gì mà người Mỹ từ lâu nghi ngờ đã được bản tóm tắt The Good Censor chứng minh tất cả. Theo phân tích của Google, các công ty công nghệ đã thực hiện nhử mồi và chuyển đổi lịch sử nước Mỹ, bằng cách hứa hẹn tự do ngôn luận cho người dùng trong khi vẫn tiếp tục quản lý thị trường. Để rồi sau đó họ quay lại và “kiểm soát phần lớn các cuộc trò chuyện trực tuyến” của mọi người”.
Ví dụ tốt hơn để minh chứng cho “sự nhử mồi và chuyển đổi” này là tuyên bố vào cuối năm 2017 của Phó Chủ tịch Twitter bà Sinead McSweeney về chính sách công và truyền thông ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Trong tuyên bố đó, bà đã nói với các chính trị gia người Anh rằng “không thể đấu tranh cho mọi bài phát biểu nữa”.
Còn nhớ chỉ 5 năm trước giám đốc điều hành đầu tiên của Twitter ở Anh, ông Tony Wang đã mô tả Twitter là “đôi cánh tự do ngôn luận của đảng tự do ngôn luận”.
Nhưng việc chấp thuận và bảo vệ tự do ngôn luận của những gã công nghệ lớn được thảo luận trong bản tóm tắt lại là: “Lý tưởng tự do ngôn luận này đã thấm nhuần trong DNA của các công ty khởi nghiệp thuộc Thung lũng Silicon. Họ là những người kiểm soát phần lớn các cuộc trò chuyện trực tuyến của chúng ta”.
Và bên cạnh việc Google tỏ ra tự hào về sự trung thành của mình dành cho món hàng tự do ngôn luận rởm, thứ đã đưa họ trở thành một trong những gã khổng lồ nắm cần điều khiển “phần lớn các cuộc trò chuyện trực tuyến”, thì ở bản tóm tắt, họ còn trực tiếp thừa nhận rằng mình đã từng có một dự án liên quan đến công cụ tìm kiếm bị kiểm duyệt của Trung Quốc.
Ai là người bảo đảm hơn “nhà xuất bản” hay “nhà biên tập”. Và liệu đám đông người dùng internet có thể muốn giám sát hầu hết những cuộc trò truyện trực tuyến không?
>>> Gần 800 tài khoản và trang truyền thông độc lập bị Facebook cấm hoạt động
Tú Văn, theo ZH