Thỏa thuận mà giới tinh hoa Mỹ đã xây dựng với chính quyền Trung Quốc đã từng xảy ra trong lịch sử của thủ đô Athens và Sparta.
Trong Chương 5 của cuốn The Prince, Niccolo Machiavelli đã liệt kê ba phương án hiệu quả nhất mà một thế lực cầm quyền dùng để xử lý đối thủ mà họ đánh bại trong chiến tranh. Thứ nhất là hủy hoại chúng; thứ hai là cai trị trực tiếp; thứ ba là hình thành “một trạng thái tốt đẹp giữa đôi bên”.
Ví dụ cho phương án thứ ba mà Machiavelli đưa ra là bộ máy chính phủ thân thiện mà Sparta đã lập ra tại Athens, hiện là thủ đô của Hy Lạp, khi chiếm được thành phố này sau 27 năm chiến tranh, vào năm 404 TCN. Đối với giới thượng lưu của tầng lớp tinh hoa Athens, vốn có quan điểm khinh thường nền dân chủ, việc thành phố thất bại trong Chiến tranh Peloponnesian cho thấy rằng bộ máy quản lý của Sparta phù hợp hơn. Đó là mô hình tầng lớp quý tộc quân phiệt cao cấp thống trị tầng lớp đầy tớ, những người bị khuất phục, bị sát hại định kỳ để bắt họ phải chấp nhận thân phận hạ nhân của mình. Ngược lại, nền dân chủ của Athens khiến những người có xuất phát điểm thấp kém được hưởng quá nhiều quyền lực. Chế độ quyền lực tập trung thân Sparta đã tận dụng chiến thắng của mình để xóa bỏ đi các quyền công dân và trừng phạt kẻ thù trong nước của họ. Họ đày ải, hành quyết và tịch thu của cải của những người này.
Ban chính phủ Athens, những cá nhân không trung thành với hệ thống luật pháp của Athens và coi thường những yếu tố căn bản của hệ thống đó, được gọi là 30 Bạo chúa. Việc hiểu được vai trò và chức năng của 30 Bạo chúa sẽ giúp lý giải cho những gì đang xảy ra tại Mỹ ngày nay.
Trong chuyên mục gần đây nhất của tôi, tôi đã trò chuyện với Thomas Friedman của tờ New York Times về một bài báo mà ông viết cách đây hơn một thập kỷ, trong năm đầu nhậm chức Tổng thống của Barack Obama. Bài báo quan trọng của ông ghi lại chính xác thời điểm mà giới tinh hoa Mỹ cho rằng nền dân chủ không hiệu quả đối với họ. Sau khi đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa đã ngăn cản những mưu kế mà họ định làm với công chúng Mỹ, những cá nhân này đã chuyển sang Đảng Dân chủ, với hy vọng sẽ củng cố được các mối quan hệ đang giúp họ thu về lợi lộc, tiền bạc.
Một nhà tư vấn thương mại đã nói với Milton Friedman rằng: “Nhu cầu cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa đã khiến đế chế tài chính, các nhà quản lý công ty đa quốc gia, nhà tài chính phương Đông và doanh nhân công nghệ phải xem xét lại những gì mà Đảng Cộng hòa đưa ra. Về cơ bản, họ đã từ bỏ đảng này, bỏ lại một liên minh không thực dụng, một nhóm người mang ý thức hệ xa vời, viển vông”.
Trong hơn 10 năm kể từ khi bài báo của Friedman được xuất bản, giới tinh hoa đáng thất vọng mà người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times chỉ ra đó đã làm khiến tầng lớp công nhân Mỹ trở nên nghèo túng hơn, trong khi đó lại làm giàu cho bản thân họ. Phương châm mà họ thực hiện là ‘Chủ nghĩa toàn cầu’, có nghĩa là, quyền tự do tạo lập ra các mối quan hệ thương mại và doanh nghiệp xã hội mà không để tâm đến sự bình ổn của một xã hội cụ thể, nơi mà họ cũng là một cá nhân, kiếm sống và nuôi dạy con cái như bao người khác.
Nền tảng cho doanh nghiệp toàn cầu hóa là việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Trong nhiều thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách và giới công ty pháp nhân khẳng định họ coi Trung Quốc như một đối thủ, thế nhưng giới tinh hoa được Friedman đề cập đến trong bài báo của ông lại mở lòng đón nhận chế độ chuyên quyền khai sáng của Trung Quốc, thậm chí coi nó như một hình mẫu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành nguồn quyền lực, sự giàu có và uy danh của họ. Tại sao họ lại thương thảo với một chế độ độc tài, rồi chuyển hàng triệu công việc sản xuất của Mỹ sang Trung Quốc, tước đi kế sinh nhai của tầng lớp lao động Mỹ? Bởi điều đó làm giàu cho chính họ. Họ cố trấn an lương tâm của mình bằng cách tự nhủ rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thỏa thuận với Trung Quốc, khi đây là một quốc gia lớn, năng suất cao, hiệu quả, và sự trỗi dậy của nó là không thể tránh khỏi. Tầng lớp lao động Mỹ bị tổn thương trước thỏa thuận đáng nguyền rủa này.
Do đó, việc cam kết sẽ lấy lại số lượng việc làm đó cho người dân Mỹ, cùng việc chấm dứt chiến tranh nước ngoài và tình trạng nhập cư bất hợp pháp chính là lời hứa chính sách cốt lõi trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, và là nguyên do dẫn đến chiến thắng đầy bất ngờ của ông vào năm 2016. Ông Trump gần như không phải là người đầu tiên cho rằng mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, dựa trên việc thiết lập hợp tác và mang tính chính trị, gây bất lợi cho người dân Mỹ. Richard Gephardt, cựu nghị sĩ đảng Dân chủ đồng thời là ứng cử viên tổng thống năm 1988, là tiếng nói đi đầu trong một nhóm các quan chức được bầu của Đảng Dân chủ đóng vai trò quan trọng nhưng cuối cùng lại không có tầm ảnh hưởng lớn, và các chuyên gia chính sách đã cảnh báo rằng việc thương thảo với một nhà nước sử dụng mô hình lao động nô lệ sẽ khiến người dân Mỹ mất việc làm và đánh mất danh dự của nước Mỹ. Những người coi trọng Donald Trump là hơn 60 triệu cử tri Mỹ đã tin tưởng ông khi ông tuyên bố sẽ chiến đấu với giới tinh hoa để giành lại số việc làm đã mất đó.
Thuật ngữ “Đầm lầy” của ông thoạt đầu chỉ là một cách ám chỉ ngẫu nhiên các ngành công nghiệp, thể chế và cá nhân, tưởng chừng như không mang tính đả động chút nào, ngoài việc bị coi là sự bốc đồng nhất thời của vị tổng thống mới đắc cử. Nhưng những đòn đánh không ngừng của Donald Trump vào giới tinh hoa đó đã khiến họ cùng tự nhận thức ra tình hình, trở thành động lực mạnh mẽ để giúp họ đoàn kết lại. Và khi cùng nhau hợp tác, họ nhận thấy rằng họ đại diện cho mối quan hệ giữa lợi ích khu vực công và tư nhân, không chỉ có chung định kiến và thù hận, thị hiếu văn hóa và thói quen tiêu dùng, mà còn có chung trọng tâm là mối quan hệ Mỹ – Trung. Và từ đó, ‘tầng lớp Trung Hoa’ ra đời.
Các mối liên kết tưởng chừng như không tồn tại, giờ đây đã trở nên sáng tỏ qua sự xem thường của Donald Trump và sự khinh bỉ đáp lại của giới tinh hoa căm ghét ông.
Một thập kỷ trước, không ai có thể đặt siêu sao Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) LeBron James và Giám đốc điều hành Apple Tim Cook vào chung mâm cả, nhưng giờ đây mọi thứ đã khác, được thể hiện thông qua sự giàu có vô cùng của họ nhờ vào khâu sản xuất giá rẻ của Trung Quốc (giày thể thao Nike, iPhone,…) và thị trường tiêu dùng ngày một lớn mạnh của quốc gia này. Hợp đồng trị giá 1,5 tỷ đô la của NBA với nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số Tencent đã biến tập đoàn Trung Quốc này trở thành đối tác lớn nhất của giải đấu bên ngoài nước Mỹ. Để thể hiện thiện chí, các đại sứ thương hiệu như thế này thường sẽ phải đứng ra bênh vực quốc gia đối tác. Sau khi một giám đốc điều hành NBA đăng tải dòng tweet bênh vực những cá nhân bất đồng chính kiến tại Hồng Kông, LeBron James đã đưa ra phát biểu cho rằng người Mỹ cần để ý lời nói của mình: “Mặc dù đúng là chúng ta có quyền tự do ngôn luận. Nhưng chính những lời nói đó cũng có thể gây ra nhiều tiêu cực”.
Do Donald Trump gây sức ép lên những người Mỹ được hưởng lợi lộc lớn từ mối quan hệ Mỹ – Trung, nên những cá nhân kỳ lạ này đã tiếp thu lối quan điểm mà người theo chủ nghĩa Marx gọi là ý thức giai cấp, đồng thời đoàn kết với nhau để phản kháng lại, củng cố thêm mối quan hệ của họ với những người bảo trợ Trung Quốc. Giờ đây khi đã thống nhất, các thể chế Mỹ khác biệt này không còn cảm giác thận trọng hay xấu hổ khi thu về những đồng tiền từ Đảng Cộng sản Trung Quốc nữa, bất kể những điều khủng khiếp mà ĐCSTQ đã gây ra cho các tù nhân của các trại lao động nô lệ và bất kể mối đe dọa nào mà các dịch vụ gián điệp của Trung Quốc cũng như lực lượng Giải phóng Quân Trung Quốc gây ra cho nền an ninh quốc gia. Các viện chính sách và các tổ chức nghiên cứu như Hội đồng Đại Tây Dương, Trung tâm Cấp tiến Mỹ (the Center for American Progress), Viện EastWest, Trung tâm Carter, Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, Trường Nghiên cứu Quốc tế Nâng cao Johns Hopkins và nhiều trung tâm, tổ chức khác đang tự kiếm tiền từ Trung Quốc. Viện Brookings, một viện nghiên cứu nổi tiếng thế giới, đã không ngại công bố một báo cáo được tài trợ bởi tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, trong đó ca ngợi công nghệ mà tập đoàn này làm ra.
Hàng tỷ đô la mà Trung Quốc tài trợ cho các trường đại học nghiên cứu lớn của Mỹ, chẳng hạn như khoản tài trợ 58 triệu đô la cho Stanford, là một hồi chuông cảnh báo cho cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ về nỗ lực phản gián của Trung Quốc nhằm đánh cắp những nghiên cứu mang tính nhạy cảm. Nhưng các trường học và các khoa chuyên ngành của họ trên thực tế cũng rao bán các nghiên cứu, phần lớn trong số đó được chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp mua lại. Đó là lý do tại sao Harvard và Yale cùng các trường tên tuổi khác dường như đều báo cáo số tiền lớn mà Trung Quốc đã tài trợ cho họ thấp hơn so với thực tế.
Quả thực, có nhiều giao dịch trao đổi qua lại của các thể chế giáo dục với ĐCSTQ không hề diễn ra một cách âm thầm. Vào tháng 6/2020, một giáo sư tại ĐH Harvard nhận được khoản tài trợ nghiên cứu trị giá 15 triệu đô la từ tiền thuế của người dân đã bị buộc tội gian dối, kết luận rằng ông ta đại diện cho ĐCSTQ “tuyển dụng và nuôi dưỡng tài năng khoa học cấp cao nhằm thúc đẩy và giúp nền khoa học của Trung Quốc phát triển, cũng như thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia” và được trả thù lao 50 nghìn USD mỗi tháng.
Nhưng nếu Donald Trump cứ nhìn nhận rằng việc cắt đứt quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc là một phương án để loại bỏ thể chế chính quyền đầu sỏ vốn căm ghét ông và cướp đi việc làm của người dân Mỹ, thì ông đã không thể theo đuổi đến cùng tầm nhìn này. Sau khi xác định chính xác nguồn gốc của tham nhũng trong giới thượng lưu của Mỹ, nguyên do gây ra sự bần cùng hóa của các tầng lớp trung lưu, cũng như các mối đe dọa từ cả trong và ngoài nước đối với hòa bình của chúng ta, vị cựu Tổng thống lại thất bại trong việc biên chế và chuẩn bị để giành phần thắng cho cuộc chiến mà ông đã kêu gọi người dân Mỹ bầu cho ông để cùng nhau hiện thực hóa nó.
Và cũng bởi chính Trung Quốc là gốc rễ cho quyền lực của tầng lớp Trung Hoa, nên chủng virus corona mới gây căn bệnh COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán đã trở thành nền tảng cho kế hoạch ‘diệt cỏ tận gốc’ của quốc gia này. Từ đó, người dân Mỹ trở thành con mồi cho một tầng lớp tinh hoa phản dân chủ. Giới tinh hoa này tận dụng dịch bệnh COVID-19 để khiến người dân Mỹ xuống tinh thần; gây tổn thất cho các doanh nghiệp nhỏ, khiến họ rơi vào tầm ngắm của những kẻ bạo loạn được tự do trộm cắp, đốt phá và giết người; khiến trẻ con thì không được đến trường, còn những người sắp ra đi thì không được ở bên những người thân yêu của họ trong giây phút cuối đời; đồng thời nhục mạ lịch sử, văn hóa và xã hội Hoa Kỳ, bôi nhọ đất nước là một quốc gia phân biệt chủng tộc có hệ thống để củng cố cho một nhận định mà họ coi là thực tế, cho thấy tại sao những người dân thường Mỹ xứng đáng bị đày xuống địa ngục mà các ủy ban khu vực công và tư của giới tinh hoa đã dọn sẵn cho họ.
Trong gần một năm, các quan chức Mỹ đã cố tình gây hư tổn cho nền kinh tế và xã hội quốc gia vì mục đích duy nhất là để củng cố thêm quyền lực cho chính họ, trong khi nền kinh tế Trung Quốc thì ngày càng đuổi kịp kinh tế Mỹ. Các cuộc phong tỏa của Trung Quốc không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt về kết quả. Phong tỏa không phải là biện pháp y tế công cộng giúp giảm sự lây lan của virus. Chúng là công cụ chính trị, đó là lý do tại sao các quan chức Đảng Dân chủ đang báo hiệu công khai rằng họ bắt buộc phải được phép tái hoạt động trở lại ngay lập tức khi hiện Donald Trump đã rời nhiệm sở. Các quan chức từ đảng phái này, chẳng hạn như Thống đốc New York Andrew Cuomo và Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot, đã nhiều lần phải tiến hành lệnh phong tỏa kéo dài với các cử tri của họ.
Việc các quan chức đảng Dân chủ cố ý hủy hoại mạng sống và kết liễu hàng ngàn mạng người bằng cách làm lây nhiễm dịch bệnh cho những người già trong các viện dưỡng lão không hề liên quan đến Ba mươi bạo chúa Mỹ. Mục đích của việc này là nhằm làm tăng số ca tử vong vì COVID-19 để đánh bại Donald Trump, và họ đã thành công. Cũng như phe phản dân chủ của Athens, những cá nhân xuất sắc và sáng giá nhất của nước Mỹ từ lâu đã lạc lối. Đứng đầu Ba mươi bạo chúa là Critias, một trong những học trò xuất sắc nhất của nhà triết học Socrates. Critias là một nhà thơ kiêm nhà viết kịch, [có lẽ là] người đã cứu Socrates khỏi cơn thịnh nộ của chính quyền, đến khi đã nắm quyền lại áp đặt chủ nghĩa hư vô của mình lên Athens và hủy hoại thành phố.
Sự hợp tác thâm độc giữa giới tinh hoa Mỹ với Trung Quốc được hình thành cách đây gần 50 năm, khi cựu Cố vấn An ninh Mỹ Henry Kissinger nhận thấy rằng việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô, khi đó đều là kẻ thù của Mỹ, sẽ ngày càng gia tăng rạn nứt giữa Trung Quốc và Liên Xô, trong đó Liên Xô lúc này là quốc gia ngày càng thể hiện rõ mối đe dọa của mình. Đỉnh điểm cho mối quan hệ đi xuống giữa hai ông lớn xã hội chủ nghĩa này là việc lãnh đạo Liên Xô loại bỏ Joseph Stalin. Trung Quốc coi đây là khởi đầu cho sự chấm dứt của hệ thống cộng sản Liên Xô, và coi nó như một sai lầm mà họ không được mắc phải.
Trong khi đó, Henry Kissinger đã trở nên giàu có khi bán quyền truy cập cho các quan chức Trung Quốc. Đổi lại, Kissinger tiên phong mở đường cho các nhà hoạch định chính sách cấp cao khác tham gia vào các hoạt động bán hàng hóa ảnh hưởng nước ngoài của chính họ, như William Cohen, Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền của Bill Clinton, người đã giúp Trung Quốc giành được tối huệ quốc thương mại vĩnh viễn vào năm 2000, trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong số bốn văn phòng ở nước ngoài, Tập đoàn Cohen có hai văn phòng tại Trung Quốc. Tập đoàn cũng bao gồm một số cựu quan chức hàng đầu, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng của ông Trump, James Mattis.
Tuy nhiên, hiện vẫn không chắc rằng Kissinger liệu đã nhìn trước được Trung Quốc là một món mồi béo bở cho các cựu quan chức Mỹ khi ông và cựu tổng thống Richard M. Nixon công du đến Bắc Kinh vào năm 1972 hay không. Một cựu quan chức chính quyền ông Trump phát biểu: “Người Trung Quốc cảm thấy để quốc gia này mở cửa quan hệ, thì Mao Trạch Đông phải lìa đời. Tuy nhiên, ông Mao vẫn còn sống và đương nhiệm chủ tịch nước Trung Quốc khi Nixon và Kissinger công du đến quốc gia, vì vậy chưa chắc họ có thể hình dung ra Trung Quốc sẽ có hàng loạt cải cách từ năm 1979, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Nhưng ngay cả trong những năm 1980, Trung Quốc cũng không cạnh tranh được với Hoa Kỳ. Chỉ trong những năm 1990, khi nhiều tranh luận nổ ra hàng năm về việc cấp cho Trung Quốc quy chế tối huệ quốc trong thương mại, Trung Quốc mới thực sự trở thành một đối thủ thương mại”, và là một đối tác béo bở.
Người công bố chính sách trật tự hậu Chiến tranh Lạnh là Francis Fukuyama. Trong cuốn sách The End of History năm 1992, ông đã lập luận rằng, với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nền dân chủ tự do của phương Tây sẽ đại diện cho hình thái chính phủ cuối cùng. Ông tin rằng khi sự bế tắc kéo dài gần nửa thế kỷ của các siêu cường chấm dứt thì các mô hình chính trị mâu thuẫn mang tính biện chứng lịch sử đối lập với nhau cũng được giải quyết. Những trên thực tế, phép biện chứng lại xảy ra theo một cách khác.
Ngay sau khi đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, Mỹ đã thổi luồng sinh khí mới vào đảng cộng sản còn tồn tại. Và thay vì dùng các nguyên tắc dân chủ của phương Tây để làm biến đổi ĐCSTQ, Mỹ lại chọn tận hưởng hương vị của chế độ chuyên quyền kỹ trị phương Đông. Công nghệ trở thành mỏ neo của mối quan hệ Mỹ – Trung. ĐCSTQ đưa ra các khoản tài trợ để thúc đẩy các công ty công nghệ cao khởi nghiệp tại Mỹ phát triển, phần lớn nhờ vào nỗ lực của Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein. Sau Kissinger, bà trở thành quan chức có ảnh hưởng lớn thứ hai thúc đẩy cho mối quan hệ giữ chính quyền Mỹ với ĐCSTQ trong 20 năm tiếp theo.
Năm 1978, với tư cách là thị trưởng mới được bầu của San Francisco, Feinstein làm bạn với Giang Trạch Dân, người từng là thị trưởng Thượng Hải và cuối cùng trở thành chủ tịch nước Trung Quốc. Với tư cách là người đi đầu trong trung tâm công nghệ Mỹ, mối quan hệ của bà với Trung Quốc đã giúp lĩnh vực đang phát triển thu hút được vốn đầu tư từ Trung Quốc và đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Việc bầu bạn với ông Giang cũng giúp chồng bà, Richard Blum, một nhà đầu tư, trở nên giàu có. Với tư cách là thượng nghị sĩ, bà đã thúc đẩy quy chế thương mại tối huệ quốc vĩnh viễn cho Trung Quốc bằng cách hợp lý hóa các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, trong khi đó Giang Trạch Dân củng cố quyền lực của ông và trở thành tổng bí thư ĐCSTQ bằng cách điều xe tăng vào Quảng trường Thiên An Môn. Feinstein đã bảo vệ bạn của mình. Bà bình tĩnh lý giải, kể rằng ông Giang đã nói với bà rằng “Trung Quốc không có cảnh sát địa phương. Do đó, họ phải điều xe tăng đến. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Người ta học hỏi từ những sai lầm và không lặp lại nó nữa. Tôi nghĩ Trung Quốc đã rút ra cho mình được một bài học”.
Tuy nhiên, lẽ ra những người nghe câu nói đó từ bà Feinstein nên được biết vụ việc theo một chiều hướng khác. Các quan chức Hoa Kỳ không giao dịch với Moscow hay cho phép người Nga đóng góp các chiến dịch lớn hoặc tham gia vào quan hệ đối tác kinh doanh với vợ/chồng của họ. Giới lãnh đạo Mỹ thời Chiến tranh Lạnh hiểu rằng, những hoạt động như vậy sẽ mở ra cánh cửa cho Moscow và cho phép quốc gia này gây tác động trực tiếp đến chính trị và xã hội Mỹ theo những cách nguy hiểm. Việc sản xuất hàng hóa Mỹ trong nhà máy của Nga hoặc cho phép quốc gia này mua hàng của Mỹ và vận chuyển chúng ra nước ngoài sẽ gây nguy hiểm cho quyền sở hữu trí tuệ và các loại hình công nghệ.
Nhưng điều này không chỉ xoay quanh vấn đề gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, mà nó còn khiến Mỹ tiếp xúc với một hệ thống mâu thuẫn với các giá trị của người dân Mỹ. Trong suốt thời kỳ đó, nước Mỹ luôn có những quan điểm đối lập với cách chúng ta nhìn nhận về Liên Xô. Ronald Reagan bị cho là điên rồ khi gọi Liên Xô là “Đế chế Ác ma”, nhưng chính sách thương mại và đối ngoại từ cuối Thế chiến II đến năm 1990 đã phản ánh rằng đây là một quan điểm đồng thuận. Ban lãnh đạo của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh không muốn đất nước mình đi đôi với một nhà nước chuyên chế độc đảng.
Ông trùm tư bản Armand Hammer nổi tiếng vì là người Mỹ làm ăn với chính quyền Moscow. Quan điểm của ông hữu dụng, không phải vì những hiểu biết độc đáo về xã hội, chính trị và văn hóa kinh doanh của Liên Xô mà ông thường chia sẻ với giới truyền thông Mỹ, mà bởi người ta hiểu rằng ông đang thể hiện những quan điểm mà Bộ chính trị Trung Quốc muốn phổ biến cho người dân Mỹ. Ngày nay, nước Mỹ có hàng ngàn Armand Hammers, tất cả đều bắt nguồn từ việc muốn đạt được sự giàu có, uy tín và quyền lực cho mình.
Mọi việc bắt đầu khi vào năm 1994, Bill Clinton muốn tách biệt vấn đề nhân quyền ra khỏi thương mại. Ông đặt chân vào Nhà Trắng hứa hẹn sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền, trái ngược với chính quyền của George H.W. Bush. Và sau hai năm cầm quyền, ông đột ngột đưa ra một thay đổi. Clinton phát biểu: “Chúng ta cần đặt mối quan hệ của mình vào một khuôn khổ lớn hơn và hiệu quả hơn”. Các tổ chức nhân quyền và liên đoàn lao động Mỹ đã vô cùng kinh ngạc. Quyết định của Clinton mang đến một thông điệp rõ ràng, mà theo Lane Kirkland, chủ tịch Liên đoàn Lao động và Đại hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ, là “bất kể nước Mỹ có nói gì về vấn đề dân chủ và nhân quyền, thì cuối cùng, lợi nhuận vẫn là thứ được coi trọng nhất, chứ không phải con người”. Một số thành viên Đảng Dân chủ, như George Mitchell, Lãnh đạo Đa số Thượng viện lúc đó, đã thể hiện thái độ phản đối, trong khi những người thuộc đảng Cộng hòa như John McCain, lại ủng hộ động thái của Clinton. Robert E. Rubin, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của chính quyền ông Clinton, dự đoán rằng Trung Quốc “sẽ trở thành một đối tác thương mại to lớn và quan trọng hơn bao giờ hết”.
Hơn hai thập kỷ sau, số lượng các ngành công nghiệp và công ty Mỹ vận động chống lại các giải pháp của chính quyền Donald Trump, nhằm cố gắng tách rời công nghệ Trung Quốc khỏi các đối tác Mỹ, là một thước đo đáng kinh ngạc cho thấy được hai hệ thống đối thủ, vốn mang các giá trị và thực tiễn đối lập nhau, nay đã hòa hợp và trở nên ngày càng chặt chẽ như thế nào. Các công ty như Ford, FedEx và Honeywell, cũng như Qualcomm và các nhà sản xuất chất bán dẫn khác đã đấu tranh để tiếp tục bán chip cho Huawei. Tất cả công ty này đều trong trạng thái nửa song phương, một chân đặt tại Mỹ và chân còn lại thì đặt vững chắc vào đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ. Để bảo vệ cả hai nửa hoạt động kinh doanh của mình, họ đã xem nhẹ vấn đề khi gọi Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh’ (thay vì kẻ thù) để che lấp việc đang củng cố và thúc đẩy cho một đối thủ nguy hiểm của quốc gia mình.
Xem tiếp phần 2.
Lee Smith