Bát Kỳ, tám lá cờ hiệu đại diện cho quân đội nhà Thanh, truyền thuyết về nguồn gốc của nó là câu chuyện thú vị chứng minh rằng văn hóa Trung Quốc là văn hóa thần truyền, mỗi hình ảnh, mỗi kí tự đều ẩn chứa trong đó nội hàm thâm sâu.
Bát Kỳ – nguồn gốc lịch sử hình thành?
Hệ thống Bát Kỳ đã chính thức được lập ra bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Thái tổ (người sáng lập) của triều đại nhà Thanh. Ban đầu, chỉ có bốn kỳ đại diện cho bốn đơn vị quân đội: Hoàng kỳ, Bạch kỳ, Hồng kỳ và Lam kỳ. Năm 1614, để đoàn kết các bộ lạc, hoàng đế quyết định bổ sung Tương Hoàng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ và Tương Lam kỳ. Hệ thống này được gọi là Bát Kỳ, trở thành hình thức tổ chức quân đội của cả Mãn Châu, Mông Cổ và nhà Hán. Có rất nhiều câu chuyện cảm động đằng sau hệ thống Bát Kỳ này.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập triều đại nhà Thanh.
Câu chuyện thần thoại về Bát Kỳ – “truyền kì về Bát Long” .
Ban đầu, Bát Long không hòa hợp với nhau. Chúng thường chiến đấu để giành ưu thế và hạ thấp những con khác.
Biết được chuyện này, Ngọc Hoàng triệu tập Long Vương đến và nói: “Con người thế gian đang than oán vì Mặt trời và Mặt trăng dính lấy nhau, dẫn đến một nửa mặt đất tràn ngập ánh sáng, trong khi nửa còn lại luôn chìm trong bóng tối. Điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến cuộc sống loại người và muôn vật. Ta lệnh cho ngươi sai Bát Long giải quyết chuyện này”.
Nhận được lệnh, mỗi thành viên trong Bát Long đều cố hết sức tự mình hoàn thành nhiệm vụ. Chúng cố gắng tách rời Mặt trời và Mặt trăng theo cách riêng, nhưng đều thất bại.
Cuối cùng, Long Vương hỏi chúng: “Tại sao các ngươi không hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao cho?”
Bát Long phân trần: “Mặt trời và Mặt trăng quá nặng. Bất kể có cố gắng bao nhiêu, chúng tôi cũng không tách chúng ra được”.
Long Vương lại hỏi: “Vậy các ngươi làm thế nào?”. Các con rồng trả lời: “Chúng tôi thử sức từng người một”.
Sau khi nghe Bát Long trình bày, Long Vương rất tức giận và quở trách: “Các ngươi thật cố chấp. Thậm chí loài người còn biết cách dời núi Thái Sơn nhờ tập hợp sức lực. Các ngươi có thể làm được tất cả, miễn là biết phối hợp. Một bó tên sẽ không dễ dàng bị bẻ gãy như từng mũi riêng lẻ, đúng không? Lý do cho thất bại này là sự chia rẽ”.
Video: Giải mã bí ẩn đội quân Bát Kỳ giúp nhà Thanh dựng nước (nguồn: Trung Hoa sử ký)
Lúc này, những con rồng mới thấu hiểu vấn đề và ngay lập tức trở về Thiên thượng, bắt đầu hợp sức cùng nhau. Chúng chính là nguồn gốc của ký tự “Thanh” (青) trong tiếng Trung (có nghĩa là màu xanh, tuổi trẻ), với tám nét đại diện cho tám con rồng, chữ 青, thêm bộ Thủy (氵) tạo thành chữ 清, tức nhà Thanh.
Đầu nhọn bên trên ký tự được hình thành từ hai con rồng. Khi chúng hoàn toàn hợp sức, đầu nhọn giống như một cái nêm vững chắc. Các con rồng dùng thế hình nêm để chèn giữa Mặt trời và Mặt trăng rồi tách chúng ra. Sau khi được tách ra, Mặt trời đã đi trước Mặt trăng.
Nhiệm vụ đã hoàn thành, Bát Long kiệt sức rơi xuống mặt đất. Lập tức, một cơn gió mạnh thổi qua khiến mỗi con rồng bay lên và nằm trên những mẫu vải màu khác nhau nơi mặt đất. Kể từ đó chúng vĩnh viễn ở lại trên mảnh vải.
Đây chính là biểu tượng của Bát Kỳ trong suốt triều đại nhà Thanh sau này. Bởi vì màu sắc của tám con rồng và tám miếng vải khác nhau, nên màu sắc mỗi đơn vị quân đội cũng khác nhau.
Do Bạch Long, Thanh Long, Hoàng Long và Hồng Long rơi vào các miếng vải với màu sắc tương ứng nên chúng lần lượt trở thành Bạch kỳ, Lam kỳ, Hoàng kỳ và Hồng kỳ.
Trong khi đó, bốn con rồng khác lại rơi trên các mảnh vải vàng viền đỏ, trắng viền đỏ, đỏ viền trắng và xanh viền đỏ, nên chúng trở thành Tương Hoàng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ và Tương Lam kỳ.
Mỗi lá cờ thêu hình một con rồng nhỏ, trang trí với mây và lửa, tượng trưng cho các trận chiến chống nhà Minh.
Những giai đoạn phát triển và hoàn thiện của “Bát Kỳ”
Trước đó nhà Minh khi còn ảnh hưởng đến khu vực Mãn Châu đã áp dụng mô hình quản lý các đơn vị hành chính ngoại biên (các bộ lạc) để dễ kiểm soát, theo đó trên cứ 10 người thì được xem là một đơn vị cơ sở, gọi là “Tập”, và 10 “Tập” hợp lại thành một đơn vị gọi là “Trại” (gồm 100 người). Lúc này, số lượng người của bộ lạc còn ít thì chính quyền Minh chỉ quản lý các bộ lạc Nữ Chân theo hình thức là “Tập” và “Trại”.
Hình thức này được các thủ lĩnh Mãn Châu áp dụng và tồn tại đến thời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các bộ lạc nhanh chóng phát triển thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục hoặc hôn nhân mang tính chính trị (lãnh thổ và dân số của các bộ lạc có sự biến đổi do sát nhập, hợp nhất hoặc thông qua các liên minh).
Hình thức “Tập” và Trại” không còn phù hợp với sự phát triển của các bộ lạc, vì thế, cán cứ vào cách thức tổ chức của nhà Minh và bản địa hóa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xây dựng hình thức tổ chức xã hội bộ lạc mới là Kỳ (Gūsa) và chế độ Bát kỳ.
Trước tiên chỉ có bốn Kỳ là Hoàng, Hồng, Lam, Bạch. Về sau lại tăng lên bốn kỳ nữa là Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng. Trên cơ sở đó đã hình thành chế độ Bát Kỳ nổi tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông.
Việc nhà Thanh đánh bại nhà Minh là thuận theo Thiên mệnh. Vậy nên truyền thuyết về Bát Kỳ cũng là để nói rằng Trời đã cử Bát Long xuống hỗ trợ nhà Thanh dựng nước.
An Nhiên – Theo Vision Times