Tinh Hoa

Trương Đạo Lăng – Bạch nhật phi thăng

Trương Đạo Lăng tự là Phụ Hán, là cháu tám đời của Trương Lương. Ông cao chín thước ba tấc, mặt to mày rậm, trán hồng, mắt xanh, mũi cao, tròng mắt có ba cạnh. Tay thòng quá gối, râu đầy hàm, ông đi như rồng bay cọp bước, mười phần uy vũ.

Hán Quang Đế năm Tiến vũ thứ mười ông sinh ra ở Thiên Mục Sơn, mẹ ông mộng thấy người to lớn tự xưng là Đẩu tinh xuống, mình mặc cẩm tú và đưa cho bà cành hoa lạ. Mẹ ông tiếp lấy liền tỉnh dậy, cảm thấy mùi hương lạ khắp nhà cả tháng chưa tan, do đó cảm ứng mà mang thai Trương Đạo Lăng đản sinh ngày ấy, có mây vàng bao phủ trên nhà, sương màu tía khắp trong sân. Trong phòng sáng sửa như có mặt trời mặt trăng chiếu soi. Và còn ngửi được mùi hương lạ như trong giấc mộng rất lâu không tan.

Trương Đạo Lăng từ lúc nhỏ thông minh hơn người, bảy tuổi học rành Lão Tử Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, không chi là chẳng thông suốt.

Sau đó được tuyển làm quan hiền lương phương chánh, tuy làm quan nhưng ý chí thích tu đạo, không bao lâu bèn ẩn cư ở Bắc Mạnh Sơn, có một con Bạch Hổ ngậm thần phù đến bên cạnh giường ông, Hán Hoa Đế từng ban cho ông làm Thái Truyện, và phong cho ông Ký Huyện Hầu, ba lần hạ lệnh triệu về, ông đều khéo từ chối. Sau này ông đến Tứ Xuyên, thích lên non xanh nước biếc của Tứ Xuyên, lúc đó ông ẩn cư trên Hạc Minh Sơn. Trên núi có một con hạc bằng đá, mỗi lần kêu là biểu thị có người đắc đạo tới. Trương Đạo Lăng ở đây khổ tu luyện, không bao lâu nghe tiếng hạc thần kêu.

Trương Đạo Lăng và đệ  tử Vương Trường cùng nhau tu luyện Long Hổ đại đan một năm có ánh sáng hồng chiếu trong nhà, hai năm có thanh long bạch hổ đến giữ vạc nấu đan, ba năm đan mới thành, ông cũng thành bậc chân nhân.

Không bao lâu ông gặp được thần tiên chỉ điểm, tu hành đạo thuật rất cao. Ông có thể bay được lên trời, có thể  nghe được âm thanh rất xa, lại có thể tàng hình, ví như ông có thể vừa dưới hồ chèo thuyền, đồng thời vừa trên nhà ngâm thơ, thiên biến vạn hóa thần ký khôn lường.

Khoảng năm Thuận Đế, mỗi đêm Thái Thượng Lão Quân giáng lâm nơi ông ở, truyền cho ông kiếm thư hùng và rất nhiều bùa triện, muốn ông tru diệt lục đại thần quỷ (sáu con quỷ lớn) hoành hành ở Tứ Xuyên.

Trương Đạo Lăng  ròng tu một ngàn ngày, luyện thành các thứ pháp thuật hàng ma quái. Không bao lâu bát bộ quỷ soái, thống lĩnh binh quỷ khoảng vạn ức làm hại nhân gian, chúng nó mang các bệnh dịch tàn hại chúng sanh.

Lúc đó, Trương Đạo Lăng ở Thanh Thành Sơn bảo thiệt lập đạo tràng, rung chuông đánh khánh kêu gọi mưa gió chỉ huy thần binh đại chiến với ác quỷ. Trương Đạo Lăng đứng trên tòa lưu ly, bất cứ cung tên nào vừa đến gần ông đều biến thành hoa sen. Các quỷ lại phóng lửa đốt, chân nhân dùng tay chỉ lửa xoay đốt trở lại. Quỷ soái vừa giận vừa triệu tập lại thiên quân vạn mã bao vây trùng trùng, không ngờ chân nhân dùng bút đỏ vẽ một nét, các binh quỷ và tám con quỷ vương đều lần lượt cúi đầu xin tha mạng.

Nhưng chúng nó dâng rượu phục mà tâm không phục, trở về mời lại sáu con quỷ vương lớn, soái lĩnh binh quỷ trăm vạn vây đánh Thanh Thành Sơn. Trương Đạo Lăng ngưng thần định khí, không đả động gì, ông chỉ dùng bút đỏ vẽ nhè nhẹ, sáu con quỷ có mặt đều chết sạch, chỉ còn sáu con quỷ vương ngã lăn ra đất, bò dậy không nổi, dập đầu xin tha mạng. Trương Đạo Lăng lại dùng bút lớn chỉ một cái, ngọn núi phân làm hai đè nhốt sáu con quỷ vương trong đó, nhúc nhích mãi không được, lúc đó quỷ vương mãi mãi không trở lại làm hại người đời.


Do Trương Đạo Lăng trừ được ma quỷ cứu sống muôn người, dân chúng đều theo ông bái làm sư phụ, một lúc có đến mấy vạn người. Trương Đạo Lăng dùng họ tổ chức lại và còn đính định luật lịnh phân phối chức vụ, dạy đạo lý cho họ, khuyên họ gắng làm lành, dần dần thành lập một đoàn thể đạo giáo, mà Trương Đạo Lăng cũng trở thành tổ sư của Đạo giáo.

Đông Hán Hoàng Đế niên hiệu Vĩnh Thọ nguyên niên ngày chín tháng chín, ở Tú Xuyên trong núi Xích Thành Cử Đình, thượng đế phái sứ giả cầm ngọc sách, phong Trương Đạo Lăng làm chánh nhất chân nhân, ông bay lên trước thuyền của Trương Tử Hoành hai cấy kiếm phá tà, để anh đuổi tà trừ yêu, hộ quốc an dân, đời đời còn một đứa con nối dõi địa vị Giáo chủ của ông. Dặn dò xong, Trương Đạo Lăng bèn cùng đệ tủ Vương Trường, Triệu Thăng cả ba người “bạch nhật phi thăng”, cùng bay lên trời mà đi, còn Đạo giáo của ông sáng lập lưu truyền ở dân gian còn mãi đến ngày nay, do ông quy định vào Đạo giáo phải giao cho năm đấu gạo, nhân đây cũng gọi là “Ngũ đấu mễ giáo”.

(Trích Thần tiên truyện của Cát Hồng đời nhà Tấn).

 Sưu tầm