Tinh Hoa

Trưng Vương: Hai nữ chiến binh lẫy lừng trong lịch sử Việt

Trong suốt chiều dài lịch sử, người phụ nữ Việt như những mũi giáo kiên cường chống lại ách thống trị ngoại bang. Trong đó, Hai Bà Trưng đã được tạc vào sử sách như những nữ anh hùng bất tử trong cuộc nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán vào năm 40 sau Công Nguyên. 

Hai Bà Trưng dẫn quân khởi nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị.
Tinh thần dũng cảm quên mình vì nước của hai bà là nguồn cảm hứng cho người Việt Nam suốt hai nghìn năm qua. Cuộc chiến bảo vệ quê hương ấy chắc chắn sẽ mãi thấm đẫm trong sử sách, cũng như trong bản sắc văn hóa dân tộc.Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị sinh ra vào khoảng năm 12 sau Công Nguyên, ở tỉnh Giao Chỉ, tên một tỉnh của Trung Quốc thời bấy giờ, nay là miền Bắc Việt Nam. Trưng Trắc là chị gái, ngày sinh của hai bà hiện vẫn chưa được xác định. Khi hai bà được sinh ra, toàn bộ Việt Nam đang nằm dưới ách cai trị của triều đại nhà Hán. Vào thời đó, người phụ nữ Trung Hoa chỉ có quyền dạy dỗ con cái và phục tùng, trong khi người phụ nữ Việt lại có nhiều đặc quyền hơn do sống theo chế độ mẫu hệ. Sinh ra và lớn lên trong gia tộc có truyền thống võ học, hai bà được học nhiều kỹ năng chiến đấu, cũng như biết nhiều loại võ thuật. Sau này, Trưng Trắc kết hôn với một người đàn ông tên là Thi Sách.
Hai Bà Trưng (Ảnh: DeeDraws/DeviantArt)

Khi mới bị thống trị, người Việt Nam chưa chủ động nổi dậy để chống lại chính quyền Trung Quốc. Cho tới năm 39 sau Công Nguyên, khi chịu áp bức nặng nề do sưu cao thuế nặng, Thi Sách đã đứng lên chống Trung Quốc. Để lấy lại toàn bộ quyền cai trị và trừng phạt ông, tướng Trung Quốc đã cho người sát hại Thi Sách và làm nhục Trưng Trắc. Người Hán tin rằng, điều này sẽ khiến dân Giao Chỉ khiếp sợ và phục tùng. Thế nhưng, chính sự tình này đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa lật đổ sự cai trị của Trung Quốc.

Họ cũng nghĩ rằng, làm như vậy sẽ khiến người Trưng Nhị rơi vào cảnh cô đơn buồn tủi do mất chồng. Tuy nhiên, chính sự tàn bạo ấy đã thúc đẩy hai chị em họ Trưng tiến hành một cuộc nổi dậy để trả thù cho Thi Sách chống lại việc áp bức của triều đại nhà Hán.

Hai Bà Trưng đã tập hợp được nhiều người ủng hộ. Số người gia nhập đội quân của hai bà tăng lên nhanh chóng. Tổng quân đội lên tới gần 80.000 người, gồm cả nam và nữ sỹ. Chỉ huy các chiến binh này là 36 vị nữ tướng từ nhiều xứ quân, bao gồm cả mẹ của Hai Bà Trưng. Chỉ trong vòng vài tháng, hai bà cưỡi voi chỉ huy đội quân đã đánh tan và giải phóng hơn 65 thành trì dưới quyền kiểm soát nhà Hán. Sau đó, Hai Bà Trưng đã trở thành nữ vương đầu tiên của nước Giao Chỉ.

Hai chị em Trưng Nữ Vương cưỡi voi xung trận.

Khi còn trị vì, hai Trưng Nữ Vương đã bãi bỏ sưu cao thuế nặng dưới thời nhà Hán, và cố gắng khôi phục vương quốc mang đậm giá trị truyền thống của người Việt. Trong hơn ba năm sau, Trung Quốc nhiều lần điều quân tái xâm lược, nhưng hai bà đều dành được chiến thắng và trì trị vì đất nước đến năm 43 sau Công Nguyên.

Cuối cùng, các cuộc tấn công với binh hùng tướng mạnh của người Hán đã đánh bại đội quân của hai Trưng Nữ Vương. Theo truyền thống cổ xưa của người Việt, thay vì chịu cảnh bị bắt và làm nhục do bại trận, hai bà đã trầm mình xuống sông tự vẫn để bảo toàn danh dự. Nhiều người tin rằng hai bà luôn tồn tại trong trái tim của người Việt cho dù người Trung Quốc đã dành được quyền thống trị.

Nhiều truyền thuyết kể lại rằng Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hồng tự vẫn để bảo toàn danh dự.

Cho đến ngày nay, Hai Bà Trưng được tôn vinh như những nữ anh hùng dân tộc. Họ đã hy sinh cuộc sống của mình vì tự do và truyền thống của dân tộc. Nhiều nơi đã xây đền thờ để vinh danh Hai Bà, như đền thờ ở gần Hồ Hoàn Kiếm, đền thờ tại huyện Mê Linh (Hà Nội), huyện Phúc Thọ (Hà Tây), trên đường Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh (Sài Gòn).

Để tưởng nhớ công ơn của hai bà, người dân còn tạc tượng cũng như đặt tên cho nhiều con đường quan trọng và trường học. Vào ngày 6 tháng 3 âm lịch hàng năm, trên toàn đất nước thường tổ chức lễ giỗ tổ để tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Hai Nữ Vương được người dân tưởng nhớ không chỉ nhờ tài lãnh đạo, kỹ năng chiến đấu, lòng can đảm mà cả sự cống hiến để bảo tồn và phục hồi nền văn hóa của dân tộc Việt.

Trưng Nữ Vương trong tranh Đông Hồ.

Công Lý, Ngọc Khanh – Theo Ancient-origins.net