Kể từ đầu Tháng 04/2015, nhiều người dân đã đồng loạt đệ đơn kiện hình sự lên tòa án tối cao Trung Quốc. Bị đơn trong các đơn thư này đều là…ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do ông này đã áp đặt ý muốn cá nhân lên các cơ quan nhà nước để phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07/1999.
Ông Giang Trạch Dân bị khởi kiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào Tháng 08/2000. Đến nay, một làn sóng mới lại xuất hiện nhằm nỗ lực đưa ông Giang ra công lý. Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân được đứng ra kiện lãnh đạo có tội danh hình sự, và nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đang thực thi pháp quyền của mình.
Ông Trương Triệu Sâm ở tỉnh Hà Bắc đã đệ đơn kiện hình sự vì bị bắt giữ và xét xử phi pháp tại Tòa án Sơ thẩm Tương Dương vào ngày 15/05/2015. Thẩm phán đã chấp nhận. Trước phiên xét xử này, vào ngày 11/05, ông Trương còn gửi đơn kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Ba phiếu chuyển phát nhanh xác nhận đơn khiếu nại của ông Trương Triệu Sâm, một học viên Pháp Luân Công, đã được gửi đến Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,Văn phòng Tố cáo Công và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
Tại tỉnh Giang Tô, ông Chu Hạc Phi, từng là viên chức của Đại học Giang Tô II (sau này đổi tên thành Viện Giáo dục Giang Tô), đã đệ đơn khiếu nại hình sự lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao lần lượt vào ngày 16 và 19/05/2015.
Ngày 17 và 18/05, vợ ông Trâu Đức Dụng cũng đệ đơn khiếu nại hình sự đối với ông Giang Trạch Dân lên các tòa án ở cấp cao nhất, vì tội phát động và duy trì cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua.
Ông Trâu, một kỹ sư phần mềm, bị bắt vào ngày 12/04/2015 vì đã phân phát tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông vẫn bị giam giữ suốt từ hôm 13/04.
Vụ kiện mới đây nhất đối với ông Giang Trạch Dân là lá đơn ngày 20/05 do 5 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc đồng ký tên.
Trong phiên tòa ngày 24/04, một luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công quy kết cho ông Giang Trạch Dân tội phá hoại việc thực thi pháp luật, một tội danh mà ĐCSTQ thường cưỡng chế một cách độc đoán để bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Ông Trương Tán Ninh, luật sư nổi tiếng, đồng thời là giáo sư luật của Đại học Đông Nam tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cho biết:
“Ông Giang Trạch Dân đơn phương quyết định và phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công mà không có phê chuẩn của Quốc hội. Đây là trường hợp nghiêm trọng về ‘tổ chức phá hoại thực thi pháp luật nhà nước’!”
Tội ác chống lại nhân loại của Giang
Ông Giang Trạch Dân đơn phương phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường trực khác trong Bộ Chính trị, ông lợi dụng tư cách lãnh đạo ĐCSTQ và áp đặt ý chí cá nhân để phát động cuộc bức hại.
Cuộc đàn áp tàn khốc đã gây ra cái chết của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua. Số người bị tra tấn còn nhiều hơn và có đến hàng chục nghìn học viên đã bị giết để lấy nội tạng.
Ông Giang cùng những người đồng lõa phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc phát động và duy trì cuộc bức hại này. Dưới sự chỉ đạo của ông, ĐCSTQ đã thiết lập Phòng 610, một cơ quan an ninh dựa vào đảng, vào ngày 10/06/1999. Phòng 610 là cơ quan ngoài pháp luật, bất chấp pháp luật để thực thi chỉ thị của ông Giang trong vấn đề Pháp Luân Công [với ba nguyên tắc]: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Ông Giang còn ra lệnh giết các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng đem kinh doanh, trong đó quân đội giữ vai trò chủ đạo do có quyền tiếp cận hệ thống nhà tù và các trại lao động cưỡng bức.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế phụ trách Tổng Cục Hậu cần trực thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Bạch Thư Trung, đã trao đổi về mệnh lệnh tiến hành thu hoạch tạng của ông Giang trong một cuộc điện đàm điều tra bí mật vào Tháng 09/2014, do Tổ chức Thế giới điều tra về bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) cung cấp.
Trong cuộc điện đàm, Bạch cho biết: “Thời đó, là lệnh của chủ tịch Giang… có một mệnh lệnh, chỉ đạo tiến hành việc này, đó là cấy ghép tạng… Bởi thời đó, sau khi chủ tịch Giang ban hành mệnh lệnh đó, chúng tôi đều tiến hành rất nhiều việc chống lại Pháp Luân Công…”
Các vụ kiện trước đây
Ngày 25/08/2000, hai học viên Pháp Luân Công Chu Kha Minh và Vương Kiệt đã đệ đơn khiếu nại hình sự lên các tòa án tối cao của Trung Quốc. Đó là vụ kiện đầu tiên chống lại ông Giang.
Những lá đơn đó không được Tòa án Nhân dân Tối cao cũng như Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao lưu vào sổ sách. Ông Giang đã phát lệnh truy bắt hai nguyên đơn. Trong vòng hai tuần, ông Chu và ông Vương đã bị bắt giữ. Ông Vương mất năm 2001 vì bị nội thương kéo dài do bị cảnh sát tra tấn.
Còn ông Chu, một công dân Hồng Kông, bị kết án phi pháp 5 năm tù. Ông bị sốc điện và phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác tại nhà tù Trà Điến. Ông bị rụng gần hết răng trong thời gian bị tù giam. Sau khi được phóng thích, ông đã quay trở về Hồng Kông.
Các học viên bên ngoài Trung Quốc đã tiếp tục nỗ lực đưa ông Giang ra công lý. Trong chuyến thăm Chicago của mình, ông Giang đã bị kiện theo các Điều luật Nhân Quyền của Hoa Kỳ (Điều luật Khai báo Tra tấn Người nước ngoài và Điều luật Bảo hộ Nạn nhân bị Tra tấn) với tội danh phát động cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 22/10/2002, Tòa án Khu vực Bắc Illinois, Hoa Kỳ đã tiếp nhận và thụ lý một đơn kiện pháp lý chống tra tấn và tội diệt chủng nhắm vào đội ngũ an ninh bảo vệ ông Giang tại khách sạn Chicago Ritz Carlton.
Các học viên Pháp Luân Công đã kiện ông Giang Trạch Dân vì tội diệt chủng, tra tấn và các tội ác chống lại nhân loại tại 30 quốc gia và lãnh thổ gồm Thụy Sỹ, Úc, Bỉ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Hồng Kông, Đức và Canada.
Các vụ kiện này đã trở thành những vụ kiện nhân quyền quốc tế lớn nhất trong thế kỷ 21.
Luật sư của bên nguyên đơn đã biện hộ rằng ông Giang phát động cuộc bức hại ngoài phạm vi trách nhiệm của ông ta với tư cách một người đứng đầu nhà nước, do vậy, không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.
Trong “chủ chương cải cách hệ thống lưu ký”, Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc tuyên bố họ sẽ thay đổi hệ thống rà soát đơn thư thành hệ thống lưu ký đơn thư và đảm bảo hoạt động lưu ký cũng như xử lý tất cả các đơn khiếu nại. Đây là chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2015.
Tuy nhiên, người dân còn cần phải chờ xem hệ thống tư pháp Trung Quốc có đưa chính sách này thành hành động hay không.
Theo Minh Huệ Net