Thời gian gần đây, Trung Quốc đại lục khắp nơi xuất hiện dị tượng “mùa đông sấm rền, mùa hạ mưa tuyết”. Việc này thể hiện Trời mất phương hướng, 4 mùa hỗn loạn, dương khí thương tổn. Theo chiêm tinh học truyền thống Phương Đông, đây là điềm báo cho thấy năm sau ắt có tai ương.
Trời mất phương hướng, 4 mùa hỗn loạn
Vào ngày 10/12/2021, ngày thứ tư sau trận tuyết rơi dày đặc, một số cư dân mạng đã đăng một đoạn video nói rằng trời đang mưa rất lớn ở Cáp Nhĩ Tân. Đối với “Thành phố băng tuyết” Cáp Nhĩ Tân, trời mưa vào tháng 12 là một điều bất thường tương đối hiếm gặp. Các phương tiện truyền thông đại lục cũng đưa tin về sự bất thường này. Người ta nói rằng từ tối ngày 9/12, trời đã có mưa ở Cáp Nhĩ Tân, tính đến 12 giờ ngày 10, lượng mưa ở khu vực thành thị đạt 3,2 mm.
Video trận mưa hiếm gặp vào mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân
Một điều bất thường khác là sau đợt tuyết rơi dày đặc vào tháng 12/2021 ở Cáp Nhĩ Tân, thì nhiệt độ lại ấm dần lên vô cùng bất thường. Vào tháng 12 những năm trước đây, nhiệt độ trung bình ở Cáp Nhĩ Tân trung bình từ âm 10 đến 20 độ . Tuy nhiên, năm nay nhiệt độ lại trên 0 độ, chênh lệch rất lớn. Vào ngày 9/12, nhiệt độ cao nhất ở khu vực đô thị lên tới 5,2 độ C và ngày 10/12 lên tới 4 độ C.
Sự nóng lên đột ngột của khí hậu vào mùa đông này được gọi là hiện tượng hồi xuân, còn gọi là “đông hành xuân lệnh”. Không chỉ ở Cáp Nhĩ Tân, mà hầu hết các vùng của Trung Quốc đại lục, mùa đông năm nay đều xuất hiện hiện tượng hồi xuân, tức là đến mùa đông nhiệt độ không giảm như bình thường mà lại tăng, giống như trở lại mùa xuân. Mặc dù hiện tượng này trong lịch sử Trung Quốc đã từng xuất hiện, nhưng hiếm khi có diện tích lớn như năm nay. Đây là điềm báo không mấy may mắn, cho thấy năm sau sẽ gặp tai ương.
Ngoài ra, vào ngày 24/2 đầu năm nay, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam cũng đã xảy ra dị tượng “sấm sét và tuyết rơi” trong tháng giêng, một bên bầu trời có tuyết rơi lất phất một bên sét đánh vang trời, kết quả vào ngày 20/7 Trịnh Châu xảy ra lũ lụt lớn, người chết vô số.
Trong hai năm trở lại đây, ở Trung Quốc đại lục thường xuyên xảy ra các hiện tượng hiếm gặp như tuyết rơi vào mùa hè, sấm sét vào mùa đông, và hiện tượng hồi xuân. Đây gọi là “hạ hành đông lệnh” (mùa hè như mùa đông), “đông hành xuân lệnh” (mùa đông lại như mùa xuân), những hiện tượng này xuất hiện thường xuyên có nghĩa là Trời mất phương hướng, bốn mùa hỗn loạn.
Video quay lại cảnh dị tượng “sấm sét và tuyết rơi” ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam
Theo cách lý giải của chiêm tinh học truyền thống Trung Quốc, đây là điềm báo sắp xảy ra đại họa, trời vô đạo, đất vô đức, trời đất không còn sức cưu mang, nuôi dưỡng vạn vật. Dưới tình huống này, đại nạn sẽ ấp xuống con người, tai họa không ngừng. Nhiều lời tiên tri nổi tiếng cũng đồng thời cho chúng ta biết rằng bây giờ là thời mạt kiếp của nhân loại, theo đó vô số tai họa sẽ giáng xuống, một lượng lớn người bị đào thải. Có nhà tiên tri nói rằng 10 người phải chết 9, cũng có người nói rằng ít nhất một nửa bị đào thải. Điều này cùng với việc những thảm họa liên tục mà nhân loại phải đối mặt hiện nay chính là một minh chứng.
Mùa đông sét đánh, dương khí tổn thương
Trên Trái Đất 2 loại khí âm dương luôn tuần hoàn có quy luật. Mỗi năm sau mùa thu, âm khí trong trời đất sẽ ngày càng mạnh lên, khiến thời tiết càng lúc càng lạnh, càng ngày càng giá rét. Khi đến “tiết bạch lộ” (bắt đầu từ ngày 7 hoặc ngày 8/9 kết thúc vào ngày 23/09) và “tiết thu phân” (ngày 22, 23, 24/9), dương khí bắt đầu bị âm khí mạnh chèn ép, ẩn sâu trong lòng đất, không cách nào chống đỡ được với âm khí. Vì vậy sau tiết thu sẽ không còn sấm sét nữa, khí hậu ngày càng lạnh hơn.
Vào mùa xuân năm sau, khí dương trong lòng đất sẽ từ từ tích tụ và ngày càng mạnh, nhưng vẫn bị âm khí trên mặt đất đè nén, không thể lao ra khỏi mặt đất. Nhưng đến “kinh trập” (vào ngày 5 hoặc 6/ba) và “xuân phân” (vào khoảng 20 và 21/3), khí dương đã bị đè nén trong lòng đất một thời gian dài lúc này đã đủ mạnh để chống đỡ được với khí âm trên mặt đất. Vì vậy lúc này, dương khí dưới lòng đất bắt đầu phun trào, lao ra khỏi mặt đất, chu du giữa đất trời, Đó là lý do tại sao từ “kinh trập” (vào ngày 5 hoặc 6/3) hàng năm mới có sét đánh. Như vậy trong suốt mùa đông, dương khí ẩn dưới lòng đất nên mùa đông không có sấm sét.
Vào mùa đông, dương khi trong thiên địa ẩn mình dưới lòng đất, theo đó mùa màng được thu hoạch và tích trữ, cây cối khô héo và chết đi, động vật và côn trùng bắt đầu ngủ đông và không hoạt động, chờ đợi sấm sét vào mùa xuân năm tới đánh thức chúng. Vì vậy mùa đông là mùa dương khí ẩn giấu, vạn vật ẩn tàng, nếu có sấm sét vào mùa đông thì gọi là “nhiễu dương” tức là cho thấy dương khí rối loạn, bị thương tổn.
Dương khí hay còn gọi là sinh khí, là năng lượng mang lại sinh cơ cho đất đai và là động lực khởi động sinh mệnh. Vì vậy một khi dương khí rối loạn, bị thương tổn, thì sinh mệnh gặp tai họa, địa phương đó ắt có tai kiếp giáng xuống, có thể gây ra số lượng lớn người chết trong năm tới.
Nói cách khác, sự xuất hiện của sấm sét vào mùa đông và dị tượng “đông hành xuân lệnh”, thể hiện sự vận hành năng lượng trong thiên địa bị rối loạn, dương khí rò rỉ. Dương khí là năng lượng nuôi dưỡng vạn vật, đất đai và mang lại sinh cơ cho Trái Đất, khi năng lượng của trời đất bị rối loạn và dương khí bị rò rỉ thì có nghĩa là nơi này không còn đủ năng lượng để nuôi dưỡng cho vạn vật đất đai nữa. Vì vậy đây chính là điềm báo hung hiểm cho năm tiếp theo ở Trung Quốc Đại lục, sẽ có số lượng lớn người chết, đại họa sẽ đến!
Cổ nhân có câu: “Lập đông đả lôi yếu phản xuân” (tạm dịch: Lập đông sấm đánh muốn phản xuân), đây gọi là hiện tượng “đông hành xuân lệnh” hay hồi xuân, nghĩa là vào mùa đông nhưng lại có biểu hiện bất thường như mùa xuân.
Sau dị tượng hồi xuân, động đất diễn ra khắp nơi
Kinh Phòng – nhà chiêm tinh học nổi tiếng thời nhà Hán từng nói: “Mùa đông sấm sét, đất trời phải chấn động”, ông cho rằng sấm sét vào mùa đông chính là điềm báo động đất, là quẻ đại hung, đây là do hành động của con người tạo thành, nếu không biết hối cải thì mùa đông ắt sẽ thổi lên gió ấm, xuất hiện dị tượng hồi xuân, theo sau đó là côn trùng gây hại tràn lan, và bệnh dịch ở khắp mọi nơi.
Quả đúng như vậy hiện tượng động đất kỳ lạ ở khắp mọi nơi tại đại lục đã xuất hiện.
Sau trận động đất 5,3 độ Richter xảy ra ở Thanh Hải, Trung Quốc vào ngày 19/12, nhiều tỉnh ở đại lục đã phải hứng chịu những trận động đất liên tiếp, bao gồm Tứ Xuyên, Tây Tạng, Giang Tô, Hà Bắc và Sơn Đông. Theo báo cáo của Mạng lưới Động đất Trung Quốc, vào lúc 7 giờ 54 phút sáng ngày 19/12, một trận động đất mạnh 5,3 độ Richter đã xảy ra tại Mang Nha, thành phố Hải Tây, Thanh Hải, với độ sâu tiêu cự 10km.
Video quay lại cảnh các tòa nhà rung lắc trong trận động đất ở Thường Châu vào ngày 22/12/2021
Sau đó động đất đã phát sinh ở nhiều nơi tại Trung Quốc đại lục, mạnh nhất là trận động đất cấp 4,2 ở Thường Châu, Giang Tô.
Vào ngày 21/12, động đất xảy ra ở 2 nơi tại tỉnh Tứ Xuyên: vào lúc 1h55 một trận động đất mạnh 3,3 độ Richter xảy ra tại huyện Ninh Nam, tỉnh Lương Sơn, Tứ Xuyên; Vào lúc 10:18 sáng, một trận động đất mạnh 3,3 độ Richter đã xảy ra tại huyện Nhưỡng Đường , Quận A Bá , Tứ Xuyên.
Lúc 4h36 sáng cùng ngày, một trận động đất gây sụt lún xảy ra tại quận Cương Thành, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, với độ sâu tiêu cự khoảng 1km. Theo CCTV News, các chuyên gia đã đến hiện trường điều tra và kết luận rằng trận động đất gây sụt lún nay không phải do hoạt động khai thác hay yếu tố con người tạo ra.
Ngày 22/12, động đất xảy ra ở Tây Tạng, Giang Tô và Hà Bắc. Cụ thể vào lúc 10:33 tối ngày 22, một trận động đất mạnh 2,8 độ Richter đã xảy ra tại quận Nhâm Trạch, thành phố Hình Đài, Hà Bắc.
9 giờ 46 phút tối cùng ngày, một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Thiên Ninh, thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, với độ sâu tiêu cự 10km. Trận động đất ở Thường Châu đã ảnh hưởng đến Nam Kinh, Tô Châu, Dương Châu, Trấn Giang và những nơi khác. Cư dân mạng ở Thượng Hải cũng cảm nhận được trận động đất. Đoạn video do người dân địa phương ở Thường Châu quay lại được cho thấy các tòa nhà cao tầng rung chuyển liên tục trong trận động đất.
Vào lúc 6:36 sáng ngày 22/12, một trận động đất mạnh 3 độ Richter đã xảy ra tại quận Mặc Thoát, thành phố Lâm Chi, Tây Tạng.
Tử Vi (t/h)