Vào mùa hè của hai mươi năm trước, ở Bắc Kinh có một chuyên gia nghiên cứu binh pháp của Tôn Tẫn đi tới thôn Tôn Lão Gia, huyện Quyên Thành để làm lễ tế Tôn Tẫn tiên sư. Câu chuyện sau đó khiến tất cả các vị cao niên đi cùng phải kinh ngạc…
Thôn Tôn Lão Gia, huyện Quyên Thành là quê nhà của Tôn Tẫn, nhà quân sự nổi danh của Trung Hoa thuở xưa. Cán bộ thôn dẫn theo các cụ tộc trưởng cùng hơn mười vị cao niên hộ tống vị khách tiến về phía ngôi mộ. Vị chuyên gia đi trước, tộc trưởng Tôn và người thôn Tôn Lão Gia theo sát phía sau, cả đoàn khí thế đi về phía thôn Tây.
Năm đó thôn Tôn Lão Gia chưa có đường nhựa, thôn Tây vẫn là đường đất, gồ ghề, bụi đường mù mịt. Đi qua một đoạn đường hẹp quanh co, mặt đường đã bằng phẳng, rộng rãi hơn, hai bên có hàng Bạch Dương cổ thụ che mát, bóng cây hầu như che hết cả mặt đường, giống như đi vào rừng sâu núi thẳm vậy.
Cứ đi mãi tới một gò đất, hai bên đường có sư tử đá, ngựa đá, người đá dựng thẳng đứng, bia đá, lầu đài các cùng các kiến trúc điêu khắc, cách đó không xa liền thấy ngôi mộ thấp thoáng sau đám cây tùng bách. Mười mấy người im lặng mà đi tới, cảm giác như tiến vào một nơi thần bí.
Những người lớn tuổi đều cảm thấy kì lạ: “Nơi này là nơi nào? Sao chúng ta chưa từng biết là thôn Tây có cái chỗ này nhỉ!”. Phía trước xuất hiện một đền thờ đá đủ mọi màu sắc, điêu khắc tinh tế, một đôi kỳ lân uy phong lẫm liệt. Đền thờ chính phía trên có khắc bốn chữ to: “Tôn Tẫn Mộ Địa”.
Vị chuyên gia dừng lại nói: “Đã đến mộ địa của Tôn Tẫn tiên sinh, xin mời mọi người cầm hương nến, đồ cúng tế đến phía trước để xếp ra, những người khác phủi bụi đất trên người, rửa tay rửa mặt, chuẩn bị bái tế người đã khuất”.
Âm nhạc thần tiên vang lên, mùi hương đàn bách tỏa ra như thấm vào lòng người. Xuyên qua đền thờ lớn, liền nhìn thấy một ngôi mộ lớn hình vuông, năm mét vuông, tường xây bằng gạch xanh, ngói lưu ly bên trên. Phía chính diện và ở giữa là cửa lớn màu đỏ, có khắc sáu chữ lớn: “Tôn Tẫn Tiên Sinh Chi Mộ”.
Dưới sự điều khiển của chuyên gia, mọi người dùng nghi thức long trọng nhất của tổ truyền để tế điện tổ tiên. Trời âm u, gió se lạnh không khỏi làm người ta sởn gai ốc. Sau khi tế điện kết thúc, vị chuyên gia không để mọi người chiêm ngưỡng lăng mộ mà lập tức dẫn mọi người theo đường cũ trở về thôn.
Cán bộ thôn nói: “Lần này vị chuyên gia đến tế điện lão tổ tông, giống như là một giấc mộng vậy, tôi vẫn còn cảm thấy mơ hồ đây. Các bô lão sau khi trở lại thôn, lập tức triệu tập toàn bộ nam nữ già trẻ đến thôn Tây để tế bái lão tổ tiên. Ai ngờ khi đi ra khỏi thôn, vẫn là con đường đất đó, khắp sườn núi vẫn là ruộng nương, vậy mà trong phạm vi vài dặm vẫn không tìm thấy ngôi mộ đâu”.
Vị chuyên gia nhận cuộc điện thoại nói: “Mộ của Tôn Tẫn tiên sinh xác thực là có tồn tại, ngay tại thôn Tây của mọi người. Vào hơn một nghìn năm trước trong lúc loạn lạc, ngôi mộ đã bị phá hư rồi, nhưng ở không gian khác vẫn nguyên vẹn không tổn hại gì. Con người chỉ có thể phá hư bề ngoài vật chất của đồ vật, nhưng đối với không gian khác thì không động chạm đến được.
Tôi nghiên cứu về Tôn Tẫn tiên sinh đã mấy chục năm rồi, mười phần sùng bái lão tiên sinh. Chúng ta duyên phận rất sâu đậm, nên tôi đã sử dụng công năng để cho mọi người tiến nhập vào một chiều không gian khác, để tế điện lão tổ tông một lần, kết lại nguyện vọng bấy lâu nay của tôi. Mong ông thay tôi cảm tạ các phụ lão ở thôn Tôn Lão Gia!”.
Câu chuyện chân thật này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đặc biệt là ở huyện Quyên Thành. Ngoài ra, trong dân chúng còn lưu truyền một số sự tình, tỷ như, có người nói vị chuyên gia kia là Tôn Tẫn chuyển sinh, làm giáo sư giảng dạy ở trường quân sự, quân hàm thiếu tướng, từng nhiều lần đến huyện Quyên Thành để hồng dương Phật Pháp v.v. Chuyện này là thật hay giả, lịch sử có lẽ sẽ cho chúng ta câu trả lời.
>>> Ngô Thư Quế – Người đàn ông mang dấu ấn từ tiền kiếp
>>> Diêm La Vương không chỉ một người, sách cổ ghi lại trên 3 người
Chân Chân, theo Secret China