Tinh Hoa

Trái đất luôn có 2 Mặt trăng?

Các nhà khoa học vừa phát hiện một thiên thạch cỡ nhỏ bí ẩn vẫn miệt mài bay quanh Trái đất từ nhiều năm nay.

Theo DailyMail, lần đầu tiên các nhà thiên văn bắt gặp vật thể bí ẩn màu trắng titan này bay quanh Trái đất là vào năm 2006, nhưng họ cho rằng nó chỉ là một tên lửa đã qua sử dụng.

Nhưng trên thực tế, đó là một thiên thạch cỡ nhỏ bị trọng lực của Trái đất hấp dẫn và “buộc” phải quay quanh Trái đất cho tới tháng 6/2007.

Một nghiên cứu vừa được công bố hôm 22/12 vừa qua bởi Đại học Cornell tuyên bố, “mặt trăng bé nhỏ” này không phải là trường hợp bất thường gì. Những thiên thạch kiểu này vẫn đến và đi một cách thường xuyên, đồng nghĩa với việc Trái đất của chúng ta luôn luôn có thêm một mặt trăng phụ nhất thời nữa.

Ba học giả Mikael Granvik, Jeremie Vaubaillon và Robert Jedickle khẳng định họ đã tính toán được “dân số vệ tinh tự nhiên vãng lai” của Trái đất. Mặc dù những mặt trăng này nhỏ hơn nhiều so với Mặt trăng mà chúng ta đều biết, nhưng phát hiện khoa học này vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, giới chuyên gia đánh giá.

“Bất cứ lúc nào cũng sẽ có ít nhất là một vệ tinh tự nhiên, có đường kính 1m quay quanh Trái đất”, các học giả cho biết. Kể cả những thiên thạch có đường kính vài mét cũng được xếp vào nhóm vệ tinh tự nhiên này, giống như Mặt trăng.

Và tuy các mặt trăng phụ rất khó theo dõi, song các nhà thiên văn tin rằng chúng ta có thể tiết kiệm được hàng triệu USD tiền nghiên cứu bằng cách ngồi chờ chúng lọt vào quỹ đạo quay quanh Trái đất, thai vì phải phóng các tàu nghiên cứu lên Thái dương hệ như hiện nay.

Hơn nữa, dù là robot hay tàu không gian nhỏ nhất cũng không thể hạ cánh trên một thiên thạch có đường kính chỉ vài mét để thu thập thông tin.

Trọng Cầm


Liệu sự sống có tồn tại trên 1 hành tinh có môi trường khắc nghiệt như Sao Hỏa?
Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên khi thấy sao chổi Lovejoy ‘sống sót’ sau khi lao thẳng vào Mặt trời với sức nóng hơn 1 triệu độ C.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm được chứng kiến cảnh siêu lỗ đen trong thiên hà của chúng ta ‘nuốt chửng’ đám mây khí khổng lồ đang tiến về phía lỗ đen.