Theo một báo cáo được công bố gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài khủng long mới ăn thực vật ở phía Bắc Alaska. Tuy nhiên, điều này có thể gây một số tranh cãi vì các bằng chứng chưa hoàn toàn thuyết phục.
Theo Druckenmiller – người phụ trách tại Bảo tàng Đại học Alaska, loài khủng long mới được phát hiện thuộc nhóm hadrosaur (nhóm khủng long hai chân có hộp sọ hình mỏ vịt) và sống thành bầy đàn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những con khủng long thuộc nhóm hadrosaur có thể sống trong bóng tối nhiều tháng và điều kiện tuyết rơi. Tuy nhiê, phía Bắc Alaska có vẻ thích hợp hơn với nhóm khủng long hadrosaur vì có thể nơi này từng được rừng bao phủ trong điều kiện khí hậu ấm áp.
Các hóa thạch được tìm thấy trong đá có niên đại khoảng 69 triệu năm. Phải mất ít nhất 25 năm, các hóa thạch khủng long nhóm hadrosaur cũng như một chi khác của nó là Edmontosaurus mới được tạo thành trên đá.
Người phụ trách tại Bảo tàng Đại học Alaska – Druckenmiller cũng nói rằng các nghiên cứu chính thức về các loài khủng long ở Alaska đã tiết lộ sự khác nhau trong hộp sọ và chức năng của miệng, tạo cho loài khủng long mới phát hiện thành một loài khác biệt. Tuy vậy, sự khác biệt chưa rõ ràng vì có thể tồn tại những con khủng long ở Alaska chưa trưởng thành. Sẽ là trò cười nếu các nhà khoa học so sánh những con khủng long chưa trưởng thành với những con khủng long trưởng thành và kết luận là một loài mới.
Những con khủng long khi trưởng thành có thể dài đến 9,14 mét, hàng trăm cái răng giúp chúng có thể nhai thực vật thô, chúng có thể đi chủ yếu trên hai chân sau nhưng cũng có thể đi trên bốn chân.
Hầu hết các hóa thạch khủng long được tìm thấy trong các nhánh sông dọc theo con sông Colville Liscomb Bone, cách khoảng 300 dặm về phía Tây Bắc thành phố Fairbanks, Alaska.
Các nhà khoa học tại viện bảo tàng Alaska đã khai quật được và sắp xếp vào danh sách hơn 6.000 các chủng loại xương khủng long, nhiều hơn bất kỳ loài khủng long nào khác ở Alaska trước đây. Hầu hết là những con chưa trưởng thành, ước tính dài 2,7 mét và cao 0,9 mét.
“Có vẻ như một bầy khủng long nhỏ bị chết đột ngột, hầu hết những con khủng long đó có độ tuổi tương đương và cái chết của chúng đã tạo ra số lượng lớn các xương mới được tìm thấy ở đây”, Druckenmiller cho biết.
Gregory Erickson- nhà nghiên cứu trường Đại học bang Florida, chuyên gia về sử dụng xương và răng mô học để giải thích các cổ sinh học của khủng long, và tiến sĩ Hirotsugu Mori cũng là một phần của nghiên cứu trên. Họ công bố phát hiện của họ trong “Acta Palaeontologica Polonica,” một cổ sinh vật tạp chí hàng quý quốc tế.
Các nhà nghiên cứu đang làm việc để đặt tên cho loài khủng long mới phát hiện ở Alaska.
Druckenmiller nói rằng: “Chúng tôi biết rằng có ít nhất 12 đến 13 loài khủng long riêng biệt trên sườn dốc ở phía bắc Alaska, nhưng tất cả những gì chúng tôi thu thập được chưa đủ để thật sự đặt thành một loài mới”.
Dịch từ Epoch Times