Thuyết vô thần đang khiến cho nhân loại từng bước đi đến diệt vong, vậy mà đến nay vẫn còn có người xem đó là chân lý. Bài viết này sẽ tiết lộ cho bạn biết: Đa số các nhà khoa học đều theo thuyết hữu thần.
>>> Thuyết vô thần chính là mê tín lớn nhất (P1): Khoa học không thể chứng minh thần không tồn tại
Đa số các nhà khoa học đều là những người theo thuyết hữu thần
Theo cách nghĩ thông thường thì các nhà khoa học là những người có kiến thức sâu rộng, đáng lẽ phải là những người theo thuyết vô thần, nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Liên Hiệp Quốc đã từng khảo sát 300 nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới trong 300 năm qua, kết quả cho thấy có khoảng 90% các nhà khoa học tin rằng thần linh là có tồn tại.
Trong đó bao gồm hầu hết các nhà khoa học có ảnh hưởng lớn, có những cống hiến vô cùng vĩ đại cho sự phát triển của khoa học như: Cha đẻ của vật lý học – nhà khoa học nổi tiếng Isaac Newton, người phát hiện ra thuyết tương đối – Albert Einstein, cha đẻ của hệ thống điện báo – Samuel Morse, cha đẻ của tên lửa – Wernher Von Braun, nhà khoa học nữ vĩ đại – Marie Curie, người sáng lập giải Nobel – nhà khoa học Alfred Nobel, người đầu tiên nhận giải Nobel – Wilhelm Conrad Roentgen, người phát minh điện thoại vô tuyến – Guglielmo Marconi, người đầu tiên phát minh vắc-xin phòng chống bệnh đậu mùa – bác sĩ Edward Jenner, người phát minh ra máy bay đầu tiên – anh em nhà Wright, người sáng lập khoa học thực nghiệm hiện đại – Francis Bacon, người sáng lập ra thuyết lượng tử – Max Planck,…
Trong phòng thí nghiệm của mình, nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Thomas Edison cũng có một tấm bia đá, trên đó khắc: “Tôi tin rằng có sự tồn tại của một vị thần tối thượng, toàn năng”.
Von Braun, người đứng đầu Viện nghiên cứu không gian Hoa Kỳ được biết đến là “Cha đẻ của ngành tên lửa vũ trụ của Hoa Kỳ”. Ông tin rằng thần chính là người đã tạo ra vạn vật, và ông cũng tin rằng linh hồn là bất diệt.
Các nhà khoa học phát hiện ra thế giới xung quanh chúng ta, toàn bộ đều chính xác và có trật tự. Toàn bộ các hằng số tự nhiên như điện tử, điện tích, khối lượng của proton, lực tương tác của các hằng số ngẫu hợp,… nếu chỉ cần một chút không giống nhau, nguyên tử sẽ không thể nào tập hợp lại được, hằng tinh sẽ không thể nào bốc cháy; hành tinh, địa cầu, sinh mệnh không cách nào tồn tại được.
Vì vậy John Polkinghorne, nhà vật lý học nổi tiếng của Đại học Cambridge có nói rằng: “Nếu bạn nhận ra rằng quy luật của giới tự nhiên kết hợp với nhau một cách hài hòa tinh vi là một điều vô cùng kỳ diệu, từ đó tạo ra vũ trụ mà chúng ta đang nhìn thấy, thì bạn sẽ có cách nghĩ như thế này: Vũ trụ này không phải tồn tại một cách ngẫu nhiên, mà có sự sắp xếp”.
Kể từ khi khoa học phân loại phát triển cho đến nay, một số thành phần tri thức nói quá về khả năng của con người, tự cao tự đại, tự cho mình là siêu phàm, tuy nhiên những người sáng lập ra thuyết vô thần khi đối mặt với vũ trụ cũng chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tệ hơn.
Nietzsche, người sáng lập thuyết vô thần thừa nhận rằng “kiếp luân hồi vĩnh cữu là công thức cao nhất về sự khẳng định của cuộc sống”. Tuy nhiên Marx, Engels lại né tránh, từ chối trả lời về nguồn gốc vũ trụ, vật chất và sự vân động, nói rằng: “Vật chất tồn tại một cách khách quan”, “Thuộc tính của vật chất chính là sự vận động”, nhiều lần sử dụng các mánh khóe giống nhau để che đậy sự thật. Không thể tự bào chữa, và cũng không thể bác bỏ lý luận về sự tạo hóa là do thần linh.
Trí tuệ của Einstein
Thiên tài vật lý Einstein từng nói: “Tôi tin rằng Thượng Đế thực sự tồn tại, Ông dựa trên sự sắp xếp ngay ngắn và sự hòa hợp để biểu thị bản thân”. Einstein tin rằng vũ trụ không phải ngẫu nhiên hình thành, mà do có luật nhân quả.
Một phóng viên đã từng phỏng vấn Einstein và mời ông bày tỏ quan điểm về câu hỏi “thần linh có thực sự tồn tại không?”. Einstein lúc đó vừa tiễn một người bạn, ông nhìn vào bánh kẹo, ly cà phê trên bàn và nói với phóng viên: “Anh phóng viên, anh có biết ai là người đã sắp xếp ly cà phê và các thứ khác theo trật tự như vậy không?”. Anh phóng viên trả lời: “Tất nhiên là ông rồi”.
Einstein tiếp lời: “Ly cà phê và các thứ khác đều cần sự sắp xếp của một người nào đó. Vậy hãy nghĩ: Vũ trụ có bao nhiêu hành tinh, mỗi hành tinh dựa theo quỹ đạo vận hành khác nhau, sự sắp xếp này chẳng phải là cần một sinh mệnh cao cấp hơn thực hiện!”. Ông còn nói: “Có thể anh sẽ nói: ‘Tôi chưa từng thấy, cũng chưa từng nghe về thần linh, vậy tôi phải tin vào sự tồn tại của thần linh bằng cách nào?’ Đúng vậy, anh được ban cho 5 giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác, nhưng 5 giác quan này còn rất hạn chế, ví dụ âm thanh, chỉ sóng âm từ 20dB tới 20.000dB thì con người mới có thể nghe được…”
Thị giác cũng như vậy, con người chỉ có thể nhìn thấy sự vật khi có ánh sáng, mà ánh sáng chỉ là một phần rất nhỏ trong bộ sóng ngắn điện từ.
Einstein từng nói: “Có một trí tuệ cao cấp vô hạn, vượt qua hết thảy những tư duy yếu đuối của chúng ta, [con người] có thể cảm nhận được đến biểu hiện của trí huệ này, ca ngợi trí huệ này và đó là khởi nguyên cho sự hình thành tín ngưỡng tôn giáo”.
Einstein còn nói: “Nếu sau này có lý luận nào đó có thể thay thế khoa học, vậy đó nhất định là Phật Giáo, bởi vì Phật Giáo đã quá hoàn mỹ, đã đạt đến cảnh giới chí thiện”.
Lòng thành kính của nhà bác học Isaac Newton đối với thần
Các giáo trình khoa học thường nói nhà khoa học Isaac Newton sau này mới đi vào con đường tôn giáo. Thật ra, Newton ngay từ nhỏ đã là một tín đồ Cơ Đốc giáo thành tín. Khi lên đại học, ông toàn dùng tiền tiêu vặt của mình để mua Kinh Thánh tặng cho người khác. Nhờ những thành tựu nổi bật trong khoa học, Newton đã được ca ngợi như “nhà khoa học kiệt xuất nhất lịch sử” hay “cha đẻ của vật lý học cận đại”.
Phần lớn các tiểu sử về ông đều nói đến các thành tựu khoa học, nhưng lại không đề cập đến tín ngưỡng của ông. Tuy nhiên, bản thảo của Newton đã cho thấy tín ngưỡng có một ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời làm khoa học của ông. Newton từ lúc bắt đầu nghiên cứu về những bí ẩn của tự nhiên đã phát hiện rằng tự nhiên rất khó hiểu, để rồi bước vào con đường tôn giáo, và chứng minh với mọi người rằng sự hình thành vạn sự vạn vật trong vũ trụ là rất kỳ diệu, vĩ đại và đều do thần tạo nên.
>>> Isaac Newton: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên
Newton đã dùng phần lớn cuộc đời để tìm tòi về thế giới tinh thần, ông chỉ xem khoa học là việc làm lúc rảnh rỗi. Newton đã dùng sinh lực cả đời của mình để nghiên cứu những bí mật của vũ trụ. Đối với “chủ nghĩa vô Thần luận” ông hoàn toàn không hề cho là đúng, ông chỉ ra: “Khi tôi quan sát hệ Mặt trời, nhìn thấy khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời vừa khéo khiến cho Trái đất có được ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, đây tuyệt đối không phải là hiện tượng ngẫu nhiên!”
Sau khi nghiên cứu khảo sát về sự kỳ diệu của kết cấu vũ trụ một cách kỹ lưỡng, Newton càng cảm nhận sâu sắc hơn sự vĩ đại của Đấng đã sáng tạo nên vũ trụ này. Đối với ông, nó sâu xa huyền diệu không cách nào đo lường cho được. Ông còn nói rằng: “Tôi bằng lòng dựa vào nghiên cứu về khoa học tự nhiên để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế, để có thể tỏ lòng thành kính nhiều hơn đối với thần”. Trong những năm cuối đời ông đã viết hơn 1,5 triệu tác phẩm thần học để chứng minh sự tồn tại của thần linh.
Nói về kết cấu và vận hành của thiên thể, Newton bày tỏ một cách nghiêm chỉnh: “Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Chân Thần vĩnh sinh tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Ở dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”.
Newton có một người bạn là nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh – Harley, nhưng ông ấy lại không tin mọi vật trong vũ trụ đều do thần tạo ra. Một lần, Newton tạo ra một mô hình Hệ Mặt Trời, chính giữa là một Mặt Trời được mạ vàng, bốn phía sắp sếp các hành tinh dựa vào quy luật thực sự của nó, có một cái trục cong, tất cả các hành tinh được di chuyển dựa theo quỹ đạo thật của nó một cách hài hòa nhất, cực kỳ đẹp mắt.
Một ngày, Harley đến thăm, nhìn thấy mô hình này nên đã chơi rất lâu với nó. Ông hết sức khâm phục rồi hỏi mô hình này là do ai làm. Newton trả lời rằng, mô hình này không do ai thiết kế và chế tạo hết, chỉ là do sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại nguyên liệu khác nhau mà thành. Harley nói, bất luận thế nào cũng phải có người tạo ra nó, người đó chắc chắn là một thiên tài.
Lúc này, Newton vỗ vai Harley và nói: “Mô hình này tuy rất tinh xảo, nhưng nếu so với Hệ Mặt Trời thật sự thì nó chẳng là gì cả! Nếu anh nhất quyết cho rằng có ai đó chế tạo ra nó, vậy cái Hệ Mặt Trời tinh xảo hơn cái này gấp tỷ lần kia chẳng phải do trí tuệ của thần tạo ra sao?”. Harley lúc này mới tỉnh ngộ và tin rằng Thần Phật là có thật.
Newton trước lúc lâm chung đã nói với những người ngưỡng mộ trí tuệ và thành tựu khoa học vĩ đại của ông rằng: “Công việc của tôi đem so sánh với sự sáng tạo vĩ đại của Thần chỉ là một đứa trẻ đi nhặt sỏi và vỏ sò ở bãi biển. Chân lý tựa như biển cả, rộng lớn đến mức vượt ngoài khả năng của con người”.
Mối hiểm họa của thuyết vô thần
Ngày trước con người đa số đều tin vào thần Phật, chẳng thế mà người xưa thường nói “hành sự phải có lương tâm”, “trên đầu 3 tấc có thần linh”, “người đang làm, thần đang nhìn”. Người xưa luôn tin rằng con người không chỉ có kiếp này mà còn có kiếp sau, có thiên đàng, địa ngục; thiện ác hữu báo. Vì vậy thời ấy con người còn cung kính, còn hy vọng vào thần Phật nên không dám làm những chuyện quá xấu xa, xã hội còn ổn định, tốt đẹp.
Không có thần thánh, sẽ không có trừng phạt, con người sẽ trở nên thích gì làm nấy, chuyện gì cũng dám làm; không có thần thánh sẽ không có thiên đàng, con người sẽ không còn hy vọng và muốn lên đó; không có thần thánh, sẽ không còn thiện ác, con người làm chuyện xấu cũng không sợ có người biết; không có thần thánh; đạo đức nhân loại sẽ tự động suy thoái, cho tới khi tự mình diệt mình mới thôi.
Thần thánh, thiên đàng, địa ngục, luân hồi, báo ứng, những điều này nếu bị xóa bỏ thử hỏi đạo đức con người có thể không suy thoái không? Thuyết vô thần chính là bãi lầy khiến con người bị sa đọa. Một nhóm người sa đọa sẽ làm hại xã hội, khiến xã hội từng bước đi đến hủy diệt.
Sự sa đọa của nhân loại là bắt đầu từ chủ nghĩa tôn sùng kim tiền, mọi thứ đều dùng tiền để giải quyết, để đo lường. Đồng thời thuyết vô thần cũng đang mở ra cánh cửa địa ngục to lớn cho nhân loại. Nhìn đất nước Trung Quốc giờ đây, khúc trên không thẳng khúc dưới ắt cong; tình trạng lừa gạt tiền bạc xảy ra khắp nơi. Quan chức cấp cao trong một đêm có thể biển thủ hàng chục triệu hoặc trăm tỉ quốc khố thành của riêng.
Người dân bên dưới có thể làm ăn giả dối, thuốc giả, rượu giả, thức ăn giả, số liệu nhân khẩu giả, thi hành án giả,… khiến một nước lớn Trung Quốc biến thành điều giả dối của thế giới. Ngoài ra còn xuất hiện sữa bột có độc, dầu ăn pha tạp chất, thấy chết không cứu,…
Vì không thấy hy vọng, không biết có sự tồn tại của thần nên mới sa đọa như thế. Vậy nên thuyết vô thần là thứ mê tín lớn nhất. Nó khiến đạo đức của con người ngày càng bại hoại, mà đạo đức bại hoại còn đáng sợ và nguy hiểm hơn nghèo khổ gấp nhiều lần, sẽ khiến con người từng bước đi đến diệt vong.
Thần thánh xuất hiện ở mọi nơi
Có một câu chuyện trong cuộc chiến Trung Nhật thế này. Một người quân nhân trước khi vào chiến trường bỗng dưng gặp một bà lão đang ngồi ở góc đường than khóc. Anh liền tới hỏi thăm, bà lão nói mình là người bán lợn, mới bị một người dùng tiền xu giả lừa gạt. Người quân nhân này nghĩ: “Tôi phải lên tiền tuyến để đánh Nhật, sống chết chưa biết ra sao, tiền cũng không có là bao, thấy bà ấy tội nghiệp như thế, hay là đổi cho bà vậy”. Liền nói: “Tôi có một đồng tiền thật, đổi giúp bà vậy”.
Bà lão đổi tiền xong, rất vui mừng và đi mất. Người quân nhân lấy đồng tiền giả bỏ vào túi áo, đuổi theo đội ngũ chiến đấu. Cũng trong trận chiến ấy, có một viên đạn bắn vào ngực anh, ngay giữa đồng xu ấy nhưng không xuyên thủng, anh như từ cõi chết trở về. Có người cho rằng có lẽ một vị thần nào đó thấy anh khó khăn nên đã biến thành bà lão thử lòng anh, nhờ đó mà anh được cứu.
Sẽ có người nói đó chỉ là sự trùng hợp, nhưng tại sao lại trùng hợp đến vậy. Thiện ác hữu báo, cũng cho là trùng hợp! Trái Đất chúng ta dựa vào sự cần thiết về ánh sáng và nhiệt độ mà được đưa vào quỹ đạo, xuất hiện một chút lỗi nhỏ thôi, chúng ta không bị cóng chết cũng sẽ bị nóng chết, hoặc là bay mất hoặc rớt vào Mặt Trời, cũng lại nói là trùng hợp! Vạn sự vạn vật trên thế giới đều được sắp xếp trật tự để đáp ứng những điều cần thiết cho con người, vẫn nói là trùng hợp! Theo cách nói này, có lẽ khoa học không cần phải phát triển nữa, mọi việc đều có “sự trùng hợp” giải quyết rồi.
Chúng ta hãy thử chuyển sang một tư duy hợp tình hợp lý hơn mà nói: “Mọi việc đều có Đấng tối cao an bài, và vẫn đang trong tầm kiểm soát, bảo hộ”. Đấng tối cao này chúng ta gọi là “thần”. Thần hiện diện ở bất cứ nơi đâu, chỉ là mắt người không thể thấy, và đang bảo vệ thế giới này, đang bảo vệ những con người lương thiện.
>>> Cao nhân tiết lộ bí mật đáng sợ về Cổng Địa Ngục ở Nga
>>> Dung mạo đẹp hơn nhờ nội tâm trong sáng
>>> Vì sao những người vô thần khi đối diện với cái chết đều rất sợ hãi?
Hồng Liên, theo secretchina.com