Đồ hình Thái cực và ký hiệu chữ Vạn (卍) là những biểu tượng được tìm thấy ở nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới, thậm chí từ hàng ngàn năm về trước. Vậy chúng ẩn chứa thông điệp gì?
Nhiều năm về trước, trong dịp tham quan một Viện Bảo tàng ở Pháp, một vị giáo sư được chiêm ngưỡng một chiếc tủ thủy tinh, bên trong có rất nhiều văn vật lịch sử lâu đời, trong số đó có khá nhiều ký hiệu Chữ Vạn được khắc trên bề mặt văn vật. Nhiều du khách do không biết ý nghĩa nguyên thủy của Chữ Vạn nên chỉ xem lướt qua những văn vật này. Việc này khiến ông nhớ lại có lần bắt gặp một cặp vợ chồng phương Tây tham quan công viên Kim Môn. Khi nhìn thấy biểu thượng Chữ Vạn, sắc mặt cả hai liền thay đổi, họ lắc đầu rồi bỏ đi vì một lý do: “Chúng tôi căm ghét Adolf Hitler”.
Sau đó, trong một dịp tham quan bảo tàng De Young ở Mỹ, vị giáo sư đem câu chuyện trên chia sẻ với nhân viên bảo tàng thì nhận được câu trả lời của anh ấy: “Biểu tượng này không có quan hệ gì với Adolf Hitler cả, đó là một trong những ký hiệu cổ xưa nhất, từ 2.500 năm trước vào thời đại của Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện rồi”. Ngạc nhiên trước sự hiểu rộng của anh ấy, nhưng ông cũng lý giải phần nào là do anh làm việc tại bảo tàng nghệ thuật, nên vốn kiến thức mở mang là đương nhiên.
Chữ Vạn cũng xuất hiện trong bộ phim tài liệu Văn hóa Tripillia của đạo diễn Alexander Strazhny (Ukraina) đề cập đến nền văn hóa 7.500 năm trước đã xuất hiện Thái Cực Đồ và ký hiệu Chữ Vạn. Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Vào cuối thế kỷ thứ 19, tại vùng Tripillia, tỉnh Kiev (Ukraina), các nhà khoa học đã phát hiện ra các di chỉ văn minh cổ đại có cách nay hơn 7.000 năm, vì thế họ gọi là nền Văn hóa Tripillia.
Điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc là cách nay hơn 7.000 năm, nơi đây đã từng là một quần thể đô thị hoành tráng, với nền văn hóa phát triển rực rỡ cùng với thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực thiên văn học. Họ cũng phát hiện hai loại ký hiệu là Thái Cực Đồ và Chữ Vạn(卍).
Thái Cực là biểu tượng của Đạo Gia, có nguồn gốc từ Trung Quốc còn Chữ Vạn tượng trưng cho Phật Gia, bắt nguồn từ ́Ấn Độ. Các nhà khảo cổ học cũng khám phá ra rằng, Chữ Vạn cũng xuất hiện trong nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Vậy có thể nói rằng, “Thái Cực Đồ” và “Chữ Vạn” (卍 ) là biểu tượng giá trị mang tính phổ quát toàn nhân loại.
Văn hóa Thần Truyền là tài phú của thế giới
Dựa vào các di chỉ, các nhà khoa học nhận thấy rằng, hơn 7.000 năm về trước, nền Văn hóa Tripillia trên vùng đất Ukraina ngày nay đã từng là quần thể đô thị rộng lớn. Người Tripillia có thiên văn lịch pháp của riêng họ và có kiến thức nhất định về thiên văn học qua việc quan sát sự vận động của các thiên thể và hiện tượng thiên văn.
Từ những văn vật khai quật được có thể thấy, bát đĩa làm bằng đất sét và các món đồ khác đều rất tinh mỹ, cho thấy người Tripillia không chỉ sở hữu kỹ thuật thành thục mà còn có trình độ tay nghề rất cao. Hầu như các loại đồ gốm đều trơn bóng, mỏng nhẹ, được tô phủ bằng các sắc màu khác nhau như đen, trắng, đỏ hoặc nâu…
Những kiến thức thiên văn rất sâu sắc của người Tripillia được họ lưu lại trên các đồ tạo tác bằng gốm vô cùng hoàn mỹ. Nghệ thuật làm gốm của họ biểu hiện ra cũng tương tự như chơi nhạc, mạch lạc và không bị đứt đoạn, vô cùng hài hòa và đầy ắp tiết tấu. Hoa văn trên gốm sứ rõ là tĩnh nhưng lại giống như động. Có thể nói, các công trình kiến trúc, nghệ thuật của người Tripillia đều gắn liền với thiên văn học.
Các đô thị của nền văn minh Tripillia được xây dựng vô cùng hợp lý và hài hoà, có quảng trường và đường phố rộng lớn, các dãy nhà hai tầng được quy hoạch gọn gàng trong thành phố. Các nhà khảo cổ học cho rằng, cách thiết kế bố cục của thành phố Tripillia mấy ngàn năm về trước không thể là kết quả của việc tham khảo từ nơi khác, bởi thời đó giao thông chưa phát triển.
Khả năng duy nhất là người Tripillia đã vận dụng những kiến thức có được trong quá trình khám phá chiêm tinh và thiên văn học, sau đó đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Cách bố trí hài hoà và trật tự của các đô thị cổ cũng dựa trên các nguyên lý vận hành của các thiên thể. Làm thế nào người Tripillia có được kiến thức về thiên văn học và hiểu được nguyên lý vận hành của thiên thể vũ trụ?
Những sách cổ lưu lại từ thời Trung Hoa cổ đại đã sớm có các ghi chép về các vị thần sáng thế chuyển sinh đến nhân gian truyền dạy cho con người các loại tri thức, thiết lập nên nền móng văn hóa Thần Truyền cho dân tộc Trung Hoa, cách các vị thần kiến tạo vũ trụ cũng như xã hội con người.
Trong nền văn hóa Tripillia của Ukraina cũng xuất hiện “Thái Cực Đồ” và “Chữ Vạn”. Điều này cho thấy Thần không chỉ đến Trung Quốc mà còn cai quản mọi nơi ở nhân gian.
Ký hiệu「卍」trong nhân gian đều có cùng một hàm nghĩa
Trong Phật Giáo, Chữ Vạn「卍」tượng trưng cho vạn đức trang nghiêm và thiện đức vĩnh viễn tồn tại. Thời Tây Tạng cổ đại, Chữ Vạn 「卍」tượng trưng cho ánh sáng vĩnh hằng và bất biến, sinh mệnh giống như kim cương, mãi mãi không bị hủy diệt.
Chữ Vạn được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng Phật Giáo và được thấy trên trán, ngực, lòng bàn tay… của tượng Phật. Vì vậy, các học giả cho rằng, chữ 「卍」tượng trưng cho sự từ bi và trí tuệ của Phật đà, thông qua sự tự nhận thức để đạt được giác ngộ… Nhìn chung, tất cả đều cho rằng Chữ Vạn「卍」tượng trưng cho điều tốt đẹp. Ngoài những biểu hiện đó ra, Chữ Vạn còn có hàm nghĩa thâm sâu hơn. Đó là gì?
Kỳ thực, Chữ Vạn 「卍」là thể hiện tầng thứ của Phật, chỉ khi tu hành đạt đến quả vị Phật mới có dấu ấn này trên thân thể. Những vị Phật có tầng thứ càng cao thì càng có nhiều Chữ Vạn 「卍」.
Hiển nhiên con người không thể dễ dàng nhìn thấy Phật. Vậy tại sao ngày càng có nhiều các di chỉ văn vật được tìm thấy trên khắp thế giới có khắc chữ Vạn「卍」trên đó? Đây chắc chắn là ký hiệu mà Thần Phật đã để lại khi chuyển thế đến thế giới con người chúng ta.
Thông qua thành quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học, chúng ta nhìn thấy sự biến hóa vô cùng to lớn trong vũ trụ. Một số thiên thể bị hủy diệt trong khi một số khác lại hình thành. Các nhà thiên văn học phát hiện, sau khi một số thiên thể bị hủy diệt thì lại xuất hiện nhiều thiên thể mới, khiến cho vũ trụ càng thêm phồn vinh. Một công trình to lớn như vậy, chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể tái tạo càn khôn, tái tạo vũ trụ.
Hiện ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada và các nước châu Âu, có các cuộc diễu hành trên đường phố vô cùng trang nghiêm và đẹp mắt với rất đông người tham gia, mang theo hình ảnh kết hợp giữa Thái Cực Đồ và Chữ Vạn, đây là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ vũ trụ. Ai có thể bao quát được toàn bộ vũ trụ? Chỉ có thể là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra thế giới này.
“Thánh Kinh” giảng, đến thời kỳ mạt thế (Giai đoạn cuối cùng của thế giới, khi đạo đức của con người đã vô cùng bại hoại), Chúa sẽ đến cứu vớt con người, và hiện tại chính là thời kỳ mạt thế.
Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói đến thời mạt Pháp, Phật Di Lặc sẽ chuyển sinh tới thế gian. Hay quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.
Năm 1997, hoa Ưu Đàm lần đầu tiên khai nở trên một pho tượng Phật ở Hàn Quốc. Hơn 20 năm sau, loài hoa này vẫn đang tiếp tục nở rộ ở khắp các lục địa trên thế giới báo hiệu Ngài xác thực đã tới thế gian.
Sự việc đó nói lên điều gì? Thần Phật đã đến để cứu vớt nhân loại trong vô vọng. Ngài chọn những người có thiện tâm, cứu độ và dẫn dắt họ bước vào một thiên niên kỷ mới.
Theo ĐKN