Mặc dù đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước nhưng với những tác dụng kỳ diệu của mình, thiền định vẫn được sử dụng phổ biến như một phương pháp trị liệu những căn bệnh phát sinh từ chính tâm thức con người.
1. Giúp thư giãn thần kinh
Quá trình thiền định sẽ có những tác động tích cực vào hệ thần kinh, làm gia tăng một số phản ứng sinh lý nhất định, giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.
2. Cải thiện trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc (EI) thường được biết thông qua chỉ số cảm xúc (EQ). Chúng ta được biết rằng EQ là yếu tố quan trọng mang lại thành công trong cuộc sống, đặc trưng cho khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Từ đó phát triển khả năng giao tiếp, hòa đồng cùng các kỹ năng xã hội khác như ứng xử, lãnh đạo…
Thiền định giúp bản thân mỗi người tự nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc, tạo ra cảm xúc và quản lý cảm xúc, đây cũng là những cấp độ quan trọng xây dựng nên chỉ số cảm xúc của con người.
3. Giúp cân bằng và kiểm soát cảm xúc
Khi tinh thần được thả lỏng, trung tâm cảm xúc của cơ thể sẽ có cơ hội được nhận thức rõ ràng hơn. Thiền định mỗi ngày là bài tập hiệu quả nhất giúp duy trì cảm xúc cho suốt ngày dài.
4. Giảm căng thẳng
Không chỉ giúp tinh thần bớt căng thẳng, cân bằng tâm trạng và cảm xúc, thiền định hàng ngày còn giúp thể chất bớt mệt mỏi, giảm huyết áp, chống viêm, tăng khả năng miễn dịch…
Khi thiền định, hệ thống thần kinh được thư giãn, huyết áp giảm, hít thở dễ dàng hơn dẫn đến cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
5. Tăng khả năng nhận thức
Khi sử dụng máy đo điện não đồ EEG (electroencephalography) để ghi lại độ phóng xạ mang điện của não, người ta phát hiện trong trạng thái thiền định, sóng alpha và theta trong não bộ giảm dần trong khi sóng não beta – loại sóng phát ra khi tinh thần đang minh mẫn, tập trung cao độ, sử dụng tư duy logic, thời điểm hoạt động hiệu quả và linh hoạt nhất – ngày càng tăng.
Hồ Duyên /Tinhhoa.Net