Tinh Hoa

Thiên – Địa – Nhân có quan hệ mật thiết đến đâu?

Trời không đổi, Đạo cũng không đổi, con người cần sống hoà hợp với quy luật của Trời Đất. Quả thật như vậy, Thiên Tinh tương ứng bát quái, bát quái tương ứng ngũ hành và chu thiên tuần hoàn trong cơ thể, ngũ hành lại tương ứng ngũ âm và tâm can tỳ phế thận, không thứ gì không bao hàm.

Người có quan hệ mật thiết với Trời Đất, con người cần phải cùng tồn tại hài hòa với Trời Đất trong vũ trụ. (Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Nhà chính trị nổi tiếng thời Tống tên Thái Tương, đồng thời là nhà văn và nhà thư pháp, có một bộ râu dài nên được xưng là “Mỹ nhiêm công”. Tống Nhân Tông rất yêu thích bộ râu của Thái Tương, có một lần nói đùa với ông rằng: “Không biết ái khanh lúc ngủ vào buổi tối đặt chòm râu ở ngoài hay trong chăn bông?

Bản thân Thái Tương chưa bao giờ để ý việc này nên không thể nào trả lời vua. Đêm đó, ông lúc thì đặt bộ râu bên trong chăn, lúc lại đưa ra ngoài, cứ lặp đi lặp lại cả đêm, không biết nên đặt ở đâu mới tốt.

Lúc ngủ như thế nào thì khi tỉnh lại như thế đó, đây là chuyện hiển nhiên, trong lòng có chấp nhất ngược lại thành trái tự nhiên.

Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có viết: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên“, tạm dịch là “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên“. Thì ra ý nghĩa của câu này là con người cần phải cùng tồn tại hài hòa với Trời Đất trong vũ trụ.

Trời không đổi, Đạo cũng không đổi, con người cần sống hoà hợp với quy luật của Trời Đất. Có nghĩa là: con người là một tiểu vũ trụ, thân thể sẽ đạt đến trạng thái tốt nhất khi tuân theo thuyết “Thiên Nhân hợp nhất”.

Quan niệm Thiên Nhân hợp nhất

Xem xét quá trình phát triển của thuyết “Thiên Nhân cảm ứng” theo tư tưởng nho gia thì tư tưởng của Đổng Trọng Thư là đại diện tiêu biểu. Từ thuyết “Thiên Nhân hợp nhất”, ông đã dẫn dắt ra mệnh đề “Thiên nhân cảm ứng”. Đổng Trọng Thư lấy học thuyết Âm dương – Ngũ hành để thành lập nho học, xây dựng nên “Vũ trụ trung tâm tư tưởng luận” của nho học.

Vậy quan hệ giữa Thiên – Địa – Nhân mật thiết đến đâu? Khoa học cổ đại rất phát triển, trên phương diện nghiên cứu khoa học có một bộ nhận thức vĩ mô toàn diện tổng thể, nghiên cứu của người xưa trực tiếp nhắm vào quan hệ cảm ứng Thiên – Địa – Nhân. Rất nhiều người cho rằng “Kinh dịch” chỉ là vận dụng ngũ thuật: Sơn, Y, Mệnh, Tương, Bốc. Thật ra ngoài việc bốc quẻ đoán mệnh, xem phong thủy thì Kinh Dịch, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành có nội hàm càng thâm sâu, được xây dựng dựa vào quy luật vận hành của tinh tượng thiên văn, thiên thể vũ trụ, nó có tính liên kết chỉnh thể từ trên xuống dưới.

Thiên Tinh tương ứng bát quái, bát quái tương ứng bốn mùa, ngũ hành, thân thể con người, thực vật, chu thiên tuần hoàn trong cơ thể, ngũ hành lại tương ứng ngũ âm và tâm can tỳ phế thận, ngay cả 64 bộ ba ADN trong cơ thể người cũng có liên quan với 64 quẻ, không thứ gì không bao hàm.

Tú Văn biên dịch