Tinh Hoa

Thiên cơ ẩn trong các từ liên quan đến COVID-19, chỉ ra con đường thoát thân cho nhân loại

Một số danh từ xuất hiện trong đại dịch COVID-19 được phát hiện ẩn chứa khải thị của Thần. Đặc biệt là những từ tiếng Hán, vốn được lưu truyền là do Thần cấp cho con người, ẩn chứa nội hàm thâm sâu, và đôi khi mang theo cả thiên cơ.

Đại địch hoành hành nhưng Thần vẫn cấp khải thị cho con người tìm đường thoát thân. (Ảnh minh họa tổng hợp)

Thánh nhân Thương Hiệt tạo ra chữ viết khiến quỷ Thần chấn động, đó không phải chuyện tưởng tượng mà thật sự tồn tại, là một Thần tích chân thật. Vào thời kỳ mạt kiếp, thế gian xuất hiện những danh từ trọng yếu cũng đều có ẩn chứa khải thị của Thần, và những từ liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán cũng không ngoại lệ. Bài viết này sẽ phân tích một số thuật ngữ đã xuất hiện trong dịch COVID-19, và bàn về nguyên nhân của làn sóng bệnh dịch này.

I. Khải thị về tình hình dịch bệnh trong chữ Hán

1. Coronavirus

Dịch SARS cuối năm 2002, MERS (Hội chứng Hô hấp Trung Đông) xuất hiện vào năm 2012, và dịch viêm phổi Vũ Hán đều là cùng một loại virus dịch sang tiếng Hán là “冠状病毒” (quan trạng bệnh độc – Coronavirus). Chữ “冠” (quan) bắt nguồn từ loài virus có hình dạng giống như vương miện, mà người mang vương miện chính là Vương, vậy Coronavirus chẳng phải chính là Vua của các loài virus sao?

2. SARS

Dịch SARS tiếng Trung là “非典肺炎” (phi điển phế viêm) bùng phát năm 2003 chính là một cảnh báo. Chữ “典” (điển) có nghĩa sớm nhất là chỉ “Ngũ đế chi thư” (sách của 5 vị vua thời Trung Quốc cổ). Về sau có nghĩa là những “phép tắc, luật lệ, quy chế…” truyền thống mà tổ tiên lưu lại. 

Như vậy từ “非典” (phi điển) chẳng phải có nghĩa là những hành động không phù hợp với văn hóa và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống mà tổ tiên đã lưu lại sao? Điều này ám chỉ việc quên đi nguồn gốc tổ tiên. Trùng hợp là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ khi xây dựng chính quyền đã bắt đầu cổ động người Trung Quốc quên đi nguồn gốc.

Từ khi ĐCSTQ nắm quyền cũng chính là lúc xã hội Trung Quốc rời bỏ văn hóa truyền thống 5.000 năm của mình. Sau khi cuộc cách mạng văn hóa tàn phá hết thảy truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội Trung Quốc càng trượt dài xuống thấp. Đến khi Giang Trạch Dân cùng ĐCSTQ khởi xướng phong trào “Im lặng để phát tài” dẫn dụ người dân dùng lợi ích vật chất để phân tích đúng sai, thiện ác. Xã hội Trung Quốc đã hoàn toàn đi lệch khỏi văn hóa và đạo đức truyền thống, toàn bộ hành vi và lời nói trong xã hội đã là “phi điển” hết rồi.

“萨斯” (Tát tư) là dịch âm của từ SARS, cũng ghi thành “沙斯” (Sa tư) là từ đồng âm với “杀死” (Sát tử – giết chết), đây chẳng phải là đang nhắc nhở thế nhân rằng: Rời bỏ văn hóa truyền thống và đạo đức thì sẽ bị giết chết sao?

3. Xét nghiệm axit nucleic

Các chuyên viên y tế đang tiến hành xét nghiệm axit nucleic. (Ảnh qua Nhân Dân)

Xét nghiệm axit nucleic dịch sang tiếng Trung là “核酸检测” (hạch toan kiểm trắc). “核” (hạch) có nghĩa tương đồng với “心” (tâm); “酸” (toan – chua, axit) có nghĩa tương đồng với “腐败, 坏了” (Mục nát, hủ bại); Vậy nên “核酸” (hạch toan) có nghĩa tương đồng với “人心腐坏了” (nhân tâm hủ bại). Như vậy  “核酸检测” (hạch toan kiểm trắc) là đo cái gì? Chẳng phải là đang nhắc nhở mọi người uốn nắn nhân tâm mới là liều thuốc tốt nhất để khắc chế ôn dịch sao?

II. Nguyên nhân của đại ôn dịch

Nguyên nhân lớn nhất làm xuất hiện ôn dịch chính là đạo đức của nhân loại đã ở mức quá thấp so với tiêu chuẩn làm người. Nếu lấy tiêu chuẩn trong nho gia “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” để so sánh thì liền thấy rõ sự thật này.

1. Nhân

Trước Cách mạng Văn hóa, khi ĐCSTQ chưa phá hủy thâm sâu văn hóa Trung Quốc, mặc dù đạo đức xã hội không tốt như trước khi ĐCSTQ cai trị nhưng vẫn có thể duy trì ở mức có thể chấp nhận được. Ví dụ, trước Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã thiết lập một loạt hình tượng anh hùng phục vụ cho mục đích đấu tranh chính trị.

Trong số đó, Lôi Phong có thể xem là người được ĐCSTQ “sắp đặt” có sức ảnh hưởng nhất. Bất kể tính trung thực của câu chuyện Lôi Phong ra sao, thì khi phong trào này được đưa ra đa số mọi người dân đều ủng hộ tinh thần “Nhân” (lòng nhân ái) và “Thiện” từ nhân vật này.

Cách mạng Văn hóa đã điên cuồng phá hủy văn hóa truyền thống, đảo loạn tư duy người dân, và cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với 5.000 năm văn minh. Cho nên lúc tiến vào nền kinh tế thị trường, cải cách mở cửa thì khi đó xã hội Trung Quốc, vốn đã mất đi những ràng buộc của các giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức sẽ nhanh chóng bị tha hóa dưới sự cám dỗ của đồng tiền.

Dưới sự dẫn dắt của ĐCSTQ và Giang Trạch Dân trong phong trào “Im lặng để phát tài”, tấn công tín ngưỡng đạo đức, đã khiến xã hội Trung Quốc ngày nay hiếm người có thể can đảm lấy “Nhân” và “Thiện” để làm chủ đề công khai, ai muốn khuyến khích điều thiện sẽ bị coi là người đần hoặc kẻ dị loại.

Tiếp đến là sự ích kỷ, tư lợi đã hoàn toàn trở thành tiêu chuẩn hành vi “bình thường” trong xã hội ngày nay. Kẻ phạm điều ác mà ung dung ngoài vòng pháp luật được gọi là “kẻ mạnh”, và những người làm giàu bất chính được coi là “tấm gương”, toàn bộ xã hội đã là trắng đen đảo lộn.

2. Nghĩa

Con người ngày xưa trọng nghĩa khinh tài, ngày nay chỉ vì chút tiền mà bán đi đạo nghĩa. (Ảnh minh họa quan Pikabu)

Trước khi ĐCSTQ được thành lập, người Trung Quốc có thể phân biệt được đâu là thiện và ác, dù cho người xấu khi làm việc xấu thì cũng biết rằng mình đang hành ác. Ngày nay, lợi ích vật chất đã thay thế cái thiện và cái ác. Cho dù đối với cá nhân hay quốc gia, sự giàu có về kinh tế đã trở thành tiêu chuẩn để đo lường đúng sai, thiện ác. Xã hội đã hoàn toàn suy thoái từ “coi trọng nghĩa” cho đến “coi trọng lợi.”

Nói trắng ra, phong trào “Im lặng để phát tài” là để con người vứt bỏ đạo đức, lý tưởng cùng chính nghĩa lương tri. Không cần quan tâm đến việc ĐCSTQ đã và đang hành ác như thế nào, chỉ lo kiếm tiền phát tài cho bản thân là được rồi. Nhưng trong vô thức con người là đang hùa theo ĐCSTQ hành ác, thuận theo sự sa đọa của xã hội mà trượt xuống.

Trên thực tế vào năm 2000, mặc dù định hướng coi trọng lợi ích vật chất của ĐCSTQ đã ăn mòn đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên lúc đó, người ta vẫn khinh bỉ chủ trương “Im lặng để phát tài” mà Giang Trạch Dân khởi xướng, khi đó người dân không ngớt đàm tiếu về vấn đề này. Thế nhưng khi xã hội sa đọa đến hôm nay thì không ít người đã đem những thứ cặn bã coi như bảo vật.

Có bao nhiêu người không những phớt lờ tất cả những chuyện xấu ĐCSTQ mà còn cười trên nỗi đau khổ của người khác? Có bao nhiêu người không những thấy chết không cứu, mà còn châm chọc khiêu khích? Có bao nhiêu người dưới áp lực, dụ hoặc và dối trá của ĐCSTQ có thể dũng cảm đứng lên nói ra sự thật?

Dưới sự dẫn dắt của ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc đã triệt để bị đồng tiền khống chế. Việc theo đuổi chính nghĩa, lương tri, tôn trọng nhân quyền trong mắt họ đã trở thành người ngốc, thành kẻ ngụy quân tử.

3. Lễ

Trung Quốc 5.000 năm văn hóa luôn là đất nước lễ nghi, nhưng xã hội của ĐCSTQ lại là nơi tội ác hoành hành. Người dưng vì chút chuyện nhỏ liền có thể liều chết tranh giành, người quen thì mưu mô tranh đấu một sống một còn. Trong các tác phẩm văn nghệ thì trào lưu chính là các màn quỷ kế hãm hại, đấu đá lẫn nhau. 

Kẻ lưu manh được ca ngợi hơn người ôn tồn lễ độ; lời nói tục tĩu phổ biến hơn ngôn từ lịch sự. Những thứ này được những người trong xã hội ĐCSTQ gọi là “chân thành” và “không đạo đức giả”. Điều này chẳng phải cho thấy sự vô lại và tục tĩu đã thâm nhập sâu vào nhân tâm rồi hay sao?

“Lễ” còn có hàm nghĩa là kính Trời trọng Đạo. Tuy nhiên, dưới sự tuyên truyền chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc ngày nay hễ mở miệng ra là báng bổ, khinh nhờn Thần, Phật, Trời, Đất. Đây chẳng phải là rời xa Trời, phản lại Đạo hay sao?

4. Trí

“Trí” mang hàm nghĩa là sáng suốt phân biệt đúng sai, thiện ác, chứ tuyệt đối không có hàm nghĩa âm mưu quỷ kế hoặc xảo trá. Từ các bộ phim cung đấu lưu hành hiện nay cũng có thể thấy rõ cái “trí” trong xã hội ĐCSTQ là gì.

Cái “trí” của người xưa chính là có thể trong loạn tượng mà phân biệt phải trái, trắng đen. (Ảnh minh họa qua Sống Đẹp)

Ngày nay, khi lợi ích vật chất đã ăn mòn lòng người, thì con người khó mà phân biệt rõ đúng sai, thiện ác. Lại thêm những lời nói dối mê hoặc, những màn biểu diễn kích động cùng sự uy hiếp bằng bạo lực của ĐCSTQ, khiến nhiều người đã bị ma quỷ dẫn dắt mà còn tưởng rằng mình là người tỉnh táo, sáng suốt.

Kỳ thực, chỉ cần động não suy nghĩ một chút thì sẽ không khó phát hiện ra ĐCSTQ từ khi thành lập đã không ngừng nói dối: Từ việc phá hoại sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản, đến việc thổi phồng là trụ cột trong cuộc chiến chống Nhật; Từ tuyên bố không có phát súng nào được bắn vào ngày 4/6/1989 cho đến việc tự đạo diễn và thực hiện “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn”; Từ SARS, virus Vũ Hán “có thể ngăn ngừa và kiểm soát được” đến lúc bệnh dịch lan tràn. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những lời dối trá lớn của ĐCSTQ.

ĐCSTQ không ngừng nói hàng ngàn vạn lời nói dối lớn nhỏ, nhưng một số người vẫn tin vào những lời nói dối được đổi mới liên tục của nó, như vậy đây là “sáng suốt” hay “hồ đồ”?

5. Tín

Hàm nghĩa của “Tín” chính là “chân thật” cùng “uy tín”. Tuy nhiên, dưới sự nói dối thành tính của ĐCSTQ, đã khiến chữ “tín” trong xã hội Trung Quốc hầu như mất đi không còn. Thuốc giả, vắc xin giả, tiền giả, bằng giả, vàng giả, trang web giả, ly hôn giả, thầy tu giả, tuyên truyền giả, hợp đồng giả,… khiến người ta tiền mất tật mang là chuyện thường ngày. Các trò lừa đảo kinh tế như lừa đảo qua điện thoại và gian lận tài chính P2P cũng đang không ngừng nổi lên.

Việc làm giả dư luận của ĐCSTQ thậm chí còn phổ biến hơn, từ các quan chức cho đến các phương tiện truyền thông, nhiều người làm trái với lương tâm để giúp ĐCSTQ lừa dối người khác, vậy mà có nhiều người còn coi đó là một công việc đàng hoàng. Thật giả sớm đã bị ĐCSTQ đảo ngược.

“Tín” còn có hàm nghĩa là “tín ngưỡng” đối với chính Đạo. Thế nhưng điều mà những người trong xã hội ĐCSTQ tin chính là “lợi ích”, họ đã từ lâu không tin tưởng vào chính Đạo. Xã hội ĐCSTQ có thể nói là không còn tồn tại “Tín”.

Khi tiêu chuẩn đạo đức của xã hội thấp hơn tiêu chuẩn làm người, thì sự xuất hiện của những kiếp nạn như đại ôn dịch là điều tất nhiên, nếu kiếp nạn không đến thì sẽ không hợp với Thiên lý. 

Qua phân tích trên hy vọng mọi người có thể tỉnh táo phân biệt đúng sai, thiện ác, chính lại nhân tâm, tự tìm cho mình lối thoát trong đại kiếp nạn trước mắt.

Tác giả: Khí Danh

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.

Tử Vi (Theo Secret China)