Bức họa kiệt tác của họa sĩ Phục hưng Tintoretto đã khắc nên câu chuyện đẹp về một vị Thánh Cơ đốc giáo, ông đã chữa lành bệnh dịch cho người dân tại thành phố Barcelona.
Saint Roch – vị thánh với một vầng hào quang trên đầu tại trung tâm bức tranh, được cho là người đã cứu dân Barcelona trong giai đoạn bệnh dịch. Để ghi ơn công lao vĩ đại này, kể từ năm 1589 người dân địa phương đã tổ chức lễ hội hàng năm để tưởng nhớ Ngài.
Chuyện kể rằng khi Thánh Roch vừa đến Barcelona, Ngài đã bị nhiễm bệnh dịch. Trong lúc đang nằm tại một góc tường ở thành phố để chờ chết, một con chó từ tiệm bánh gần đó đã cứu sống Ngài, bằng cách đem đến cho Ngài một mẩu bánh mì nhỏ mỗi ngày.
Cuối cùng, Thánh Roch đã hồi phục một cách kỳ diệu, và chú chó cũng sát cánh không rời bên Ngài kể từ đó. Trong bức họa của Tintoretto, người xem có thể thấy hình ảnh chú chó nằm cuộn tròn dưới chân giường.
Bức tranh là sự khắc họa đầu tiên về bệnh dịch của Trường phái Venice. Khung cảnh ấn tượng bên trong căn nhà dịch bệnh được thể hiện rõ nét hơn bởi luồng sáng kép, được tạo ra ở hậu cảnh bằng những ngọn đuốc rực cháy, còn phía trước là một dải sáng không xác định từ bên ngoài.
So với nhiều thảm họa tự nhiên và nhân tạo trong suốt lịch sử con người, thì dịch bệnh chứa đựng những yếu tố đặc biệt. Chúng đột ngột bùng phát, sau đó biến mất không dấu vết, giết chết con người, và gieo rắc nỗi sợ khi chúng hoành hành.
Nhìn vào phong cách nghệ thuật của tổ tiên, chúng ta có thể thấy cách họ khắc họa những bi kịch này là hàm chứa ý nghĩa thiêng liêng đối với con người. Từ bi của Chúa đã giúp con người sống sót qua dịch bệnh.
Để bày tỏ lòng thành kính và đức tin mạnh mẽ của mình, con người đã ghi lại những điều ấy trong các tác phẩm nghệ thuật – những bức họa sinh động đến từng chi tiết, mô tả sự đau khổ nơi thế gian và niềm mong mỏi được lên Thiên Đường nhờ vào sự cứu rỗi của Chúa.
Vì sao đại dịch xuất hiện?
Con người sống ở thế gian luôn cho rằng tiền tài vật chất là điều quan trọng nhất, vậy nên cứ mãi theo đuổi nó, vì nó mà không việc ác nào mà không làm. Cho đến khi tai họa ập xuống thì mọi thứ đều chỉ như bong bóng. Cuối cùng, chính con người phải trả giá cho những việc ác mình đã từng làm.
Dịch bệnh không hề xuất hiện ngẫu nhiên, chúng ta có thể nhìn lại quá khứ, mỗi lần xuất hiện thiên tai, dịch bệnh hay thảm họa nào đó cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, thì xã hội lúc đó vô cùng bại hoại, đạo đức con người trượt dốc, căn bản là sống không có thiện niệm.
Đó là căn nguyên của thiên tai nhân họa mà ít ai nhận ra, con người chỉ thường hay than trách cho số phận, không suy nghĩ thử xem tại sao điều này lại xảy ra? Trong lúc nguy kịch tại sao có người vẫn bình an vô sự, ngay cả khi họ đang ở nơi tâm chấn bùng phát dịch?
Từ trước đến nay, cứ một thế kỷ trôi qua thế giới lại phải đương đầu với một trận đại dịch hoành hành, cụ thể như:
> Năm 1720: Đại dịch hạch Marseille.
> Năm 1820: Đại dịch tả.
> Năm 1920: Đại dịch cúm.
Và lịch sử đang lặp lại vào năm 2020 (lại đúng chu kỳ 100 năm), khi thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc trong hơn nửa năm qua.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc và các cơ quan tổ chức đã nỗ lực đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, nhưng chủng virus này đã lây lan khắp Trung Quốc, và ít nhất 213 quốc gia trên thế giới tính đến hiện tại.Tại sao cứ hết 1 thế kỷ, thế giới lại phải “đón nhận” một trận đại dịch? Điều này khiến người ta không khỏi suy nghĩ, liệu đây có chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Việt Anh (T/h)