Con người khi tu luyện đến một cảnh giới nhất định sẽ có thể xuất hiện một số công năng đặc dị (thần thông). Vì để điểm hóa cho người có duyên đến tu luyện, các bậc cao nhân này sẽ triển hiện một số điều thần kỳ tại thế gian.
Tiếp theo phần 1
Huệ Đạt
Huệ Đạt là tăng nhân thời Nam Bắc triều. Những năm đầu Thái Diên thời Thái Võ Đế Bắc Ngụy, Huệ Đạt có chuyện đi về phía Tây. Khi đi đến khe núi Vọng Ngự ở phía Đông Bắc quận Phan Hòa, Lương Châu, ông đã hành lễ bái lạy từ xa.
Mọi người đều không biết chuyện gì, bèn hỏi nguyên nhân. Huệ Đạt nói: “Núi này sẽ có tượng voi xuất hiện. Nếu như linh tượng hoàn chỉnh không sứt mẻ gì, thì dân chúng an vui; nếu như có tàn có khuyết, vậy thì xã hội sẽ rối ren, người dân sẽ bần cùng khốn khổ”.
Một ngày của năm Thái Diên 87 đến năm đầu Chính Quang, trời bỗng đổ cơn mưa lớn, tiếng sấm đùng đùng, núi đá nứt ra, xuất hiện một bức tượng voi đá cao một trượng 8 thước, hình tượng trang nghiêm nhưng lại không có đầu. Có thợ đá khắc đã một cái đầu khác lắp vào, nhưng đầu vẫn rơi xuống. Dự ngôn của Huệ Đạt sau đã ứng nghiệm.
Trương Tam Phong
Trong cuốn “Thanh Khê Hạ Bút” do Diêu Phúc đời nhà Minh biên soạn có ghi chép một vài câu chuyện về Trương tam Phong. Thời đó có một người tên Lý Cảnh Long, rất hiếu khách, từng giữ Trương Tam Phong ở lại nhà mấy mươi hôm.
Trước khi rời đi Trương Tam Phong có nói rằng: “Nhà ông không quá nghìn ngày, sẽ có họa lớn không có miếng ăn. Tôi để lại hai món đồ. Lúc nguy cấp, hãy choàng áo tơi đội nón lá đi thành hình tròn, gọi tên của tôi”.
Hai năm sau quả nhiên xảy ra vụ án lớn, cả nhà họ đều bị giam lỏng ở nhà, triều đình không cung cấp lương thực. Lương thực của họ sắp ăn hết rồi, liền làm theo những gì Trương Tam Phong đã căn dặn. Một lúc sau, khu vườn trước và sau nhà mọc ra cây kê, chưa đầy một tháng đã chín rồi. Bởi có hạt kê ăn, mới không chết đói, khi hạt kê sắp ăn hết rồi, triều đình mới đem gạo đến. Sau đó ông thử làm lại thì không thấy có kê mọc nữa.
Trương Tam Phong thường nói với người trên núi Võ Đang rằng: “Sau này, núi này ắt hưng thịnh”. Quả nhiên, khi đến thời Vĩnh Lạc Đế Chu Đệ, lời tiên đoán của Trương Tam Phong đã ứng nghiệm.
Những năm đầu triều Minh, Trương Tam Phong dẫn theo các đệ tử đến núi Võ Đang, tỉnh Hồ Bắc tu luyện. Khi Trương Tam Phong ở đây tu Đạo, thường ngồi dưới gốc năm cây cổ thụ, tuy nhiên “thú dữ không cắn, chim dữ không phá”, khi ông leo núi nhanh nhẹn như bay, những ngày rét đậm thường nằm trong tuyết, tiếng ngáy như sấm. Mọi người đều cảm thấy kinh ngạc, cho rằng ông là kỳ nhân.
Trương Tam Phong thường nói với người Võ Đang rằng: “Sau này, núi này ắt đại hưng”. Quả nhiên, đến thời Vĩnh Lạc Đế Chu Đệ, lời tiên đoán của Trương Tam Phong đã ứng nghiệm. Núi Võ Đang trùng tu cung quán, trở thành ngọn núi đứng đầu thiên hạ.
3. Công năng thần túc thông
Bôi Độ
Bôi Độ, tăng nhân thời Nam Bắc triều, thường thường ngồi trên chiếc ly gỗ vượt sông, khiến mọi người đều cảm thấy rất kỳ lạ.
Khi ở Ký Châu, Bôi Độ tá túc ở một nhà một người nọ. Nhà này có một tượng Phật bằng vàng, chính là bức tượng mà Bôi Độ đã gửi ở nhà hàng xóm nhưng bị ông ta lừa lấy mất vào 3 năm trước, Bôi Độ liền mang theo bức tượng này rời đi.
Người chủ phát hiện liền cưỡi ngựa đuổi theo, nhưng dẫu tăng tốc như thế nào, đều không thể đuổi kịp Bôi Độ vốn đang bước đi chậm rãi phía trước. Đến bên sông, Bôi Độ lấy ra một chiếc ly gỗ, thả xuống sông, sau đó ngồi lên chiếc ly bồng bềnh qua sông. Mọi người nhìn thấy không khỏi giật mình kinh hãi.
Trương Tam Phong
Chân Nhân Trương Tam Phong sống vào thời Nam Tống đến triều đại nhà Minh, có một lần ẩn cư trên núi Thái Bình, bởi ông bản tính hiền hòa, nên chung sống hòa thuận với bà con trong làng của vùng đó.
Một ngày ông cần phải rời đi, trước khi đi ông muốn mời người đồng hương ăn một bữa cơm tiễn biệt, nhưng Trương tam Phong ở trên núi lâu không nhóm lửa, ngay cả mồi lửa cũng không có, Trương Tam Phong nói xuống núi lấy lửa, trong nháy mắt đã quay trở về, mà từ trên núi (nơi ông ở) đi xuống cũng phải mất 40 dặm (20 km).
Đồng thời Trương Tam Phong còn mua về một ít đậu phụ làm món ăn, hơn nữa còn dùng khay gỗ đem về. Sau khi ăn xong, Trương Tam Phong căn dặn họ, đây là đồ của nhà họ Vương ở cửa thành tây thị trấn Đường, nhờ họ gửi trả tấm ván đậu phụ này giúp ông.
Mấy người đồng hương này tìm đến nơi đó hỏi thử, quả nhiên đúng là đồ của nhà họ Vương này, tuy nhiên thị trấn Đường cách núi Thái Bình cũng phải hơn 140 dặm đường (70km).
Đạt Ma
Đạt Ma vào thời Lương Vũ Đế đi đến Quảng Châu, Lương Vũ Đế sai thuộc hạ nghênh đón ông đến Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay). Bởi Lương Vũ Đế không giải hiểu được huyền cơ trong Phật Pháp mà ông giảng, Đạt Ma liền rời khỏi nhà vua, ngắt một cọng lau vượt sông Trường Giang, đi đến biên giới của Bắc Ngụy.
Ông đã đến Lạc Dương, tu hành trong Thiếu Lâm tự trên núi Tung Sơn, ngồi đối diện vào vách chín năm. Sau khi công thành viên mãn đã đi về cõi tiên, an táng ở núi Hùng Nhĩ.
4. Công năng tha tâm thông
An Thế Cao
An Thế Cao là tăng nhân thời Tây Hán, trên thông thiên văn địa lý, dưới hiểu y thuật thần thông, thậm chí tiếng chim thú cũng đều có thể nghe hiểu được. Một lần nọ An Thế Cao đi trên đường, nhìn thấy một bầy chin én bay qua, ông bèn nói với người đi cùng rằng: “Chim én nói, phía trước có người mang lễ vật đến tặng cho chúng ta”. Một lát sau, quả nhiên có người đưa lễ vật đến.
Đới Bệnh
Đới Bệnh là tăng nhân đời Đường, có rất nhiều chuyện thần kỳ. Một lần nọ, một ác nhân muốn làm hại Đới Bệnh, liền bỏ tiền thuê một người phụ nữ nghèo khổ, mang một vò rượu độc cho ông, rồi nói: “Đây là rượu ngon nhà thiếp tự ủ, nay bố thí cho hòa thượng để cầu phúc báo, ngài nhất định phải uống hết. Hơn nữa, Phật cũng không làm trái với lời nguyện của chúng sinh mà!”.
Đới Bệnh đã biết mục đích đến của người phụ nữ này, nói rằng: “Nên biết nữ thí chủ đây cũng là Phật đấy!”.
Người phụ nữ sợ hãi và sinh lòng hối hận, đã nói ra hết sự tình. Nhưng Đới Bệnh tay vẫn cầm vò rượu độc từ từ uống hết. Một lát sau, khí của rượu độc chạy ra theo hai chân của ông, mặt đất dưới chân đều vì vậy mà nứt toạc ra, những người bên cạnh nhìn thấy không ai không kinh hồn khiếp vía.
5. Thần thông chết đi sống lại
Đạo Anh
Đạo Anh triều Tùy đã theo người chú ra khỏi nhà ngay từ khi còn nhỏ. Giữa năm Đại Nghiệp nhà Tùy, đã từng tranh đất đai với Tục Nhân, trong lúc hoang mang tranh đấu không ngừng, nói với đối phương rằng: “Ta thật là tức chết đi thôi”. Nói xong liền ngã lăn xuống đất chết cứng.
Tục Nhân nghĩ rằng đây là trò gian trá, liền dùng kim đâm ông ta. Tuy đã đâm rất sâu, nhưng Đạo Anh vẫn không nhúc nhích tý nào, hơn nữa còn đứt hơi biến sắc. Một người thông minh bên cạnh nói rằng nếu ông sống lại sẽ không tranh giành đất đai với ông nữa. Đạo Anh tự nhiên ngồi dậy theo lời, cười nói như thường.
Trương Tam Phong
Trương Tam Phong sau khi tu Đạo, mọi người không biết được hành tung của ông, cũng không biết ông còn sống hay đã chết. Khi ông sống ở đạo quán Kim Đài, vùng Bảo Kê, Thiểm Tây, đã từng “chết” qua một lần.
“Minh Sử” và “Vi Dị Lục” ghi chép lại rằng, có một ngày, ông nói với người đệ tử tên Dương Quỹ Sơn rằng: “Thầy mệnh số đã tận, đến ngày quy thiên”. Rồi để lại lời tụng mà chết.
Dương Quỹ Sơn và người dân vùng đó sau khi dùng quan tài khâm liệm ông, chính ngay lúc hạ táng, lại nghe thấy trong quan tài có tiếng động, mở quan tài ra xem thử, Trương Tam Phong lại vui vẻ đi ra, dọa đến mọi người sợ đến biến sắc. Thì ra công phu Đạo gia sau khi tu luyện đến tầng cực cao, nguyên thần có thể rời khỏi thân xác.
Kế Tử Huấn
Kế Tử Huấn là người có đạo thuật, nhưng mọi người không biết. Ông sống đến hơn 300 tuổi vẫn không thấy già, mọi người rất lấy làm lạ, liền có một số người hiếu sự bám gót xung quanh ông, muốn thăm dò một số bí quyết trường thọ, nhưng lại không có phát hiện ông dùng thuốc trường thọ gì.
Có một lần, ông ấy nhìn thấy người hàng xóm ẵm một đứa bé, rất là vui thích, liền muốn đến bồng thử, không ngờ vừa lỡ tay đã làm đứa bé rơi xuống đất chết ngay tức khắc. Người hàng xóm bình thường vô cùng tôn trọng Kế Tử Huấn, không có biểu lộ đau buồn nhiều quá, liền chôn cất đứa bé.
Qua hơn 20 ngày, Tử Huấn hỏi người hàng xóm có còn nhớ đứa bé nữa không, người hàng xóm nói: “Đứa bé này mệnh đã định sẵn không thể khôn lớn thành người, đã chết nhiều ngày như vậy rồi, không còn nhớ nghĩ gì đến nó nữa”.
Tử Huấn liền đi ra bên ngoài, bồng đứa bé đó trở về. Người hàng xóm tưởng rằng là đứa trẻ đã chết, không dám nhận. Tử Huấn nói: “Đừng sợ”. Người hàng xóm vẫn không dám tin. Sau khi Tử Huấn đi, vợ chồng người hàng xóm đến nghĩa địa mở quan tài của đứa bé ra xem thử, chỉ thấy trong quan tài là một búp bê bằng đất sét, dài khoảng sáu bảy tấc. Về sau đứa bé này rất khỏe mạnh lớn lên thành người.
Hương Chí Lê
Không ai biết được lai lịch của Hương Chí Lê. Ông tu hành trong một ngôi chùa trên núi Thanh Thành, vùng Ích Châu. Thời đó tăng nhân trong chùa mỗi khi đến ngày 3 tháng 3 đều sẽ lên trên núi du ngoạn, đồng thời uống rượu ăn thịt vui chơi.
Hương Chí Lê thường khuyên mọi người chớ có làm vậy, nhưng chúng tăng nhân không có nghe. Một lần nọ, lại đến ngày vui chơi tháng 3. Hương Chí Lê lệnh cho mọi người đào một cái hố rộng một trượng vuông, và nói: “Chúng thí chủ thường uống một mình thật nhạt nhẽo vô vị, hôm nay cần phải ăn uống một bữa no say thỏa thích mới được”.
Thế là mọi người tranh nhau kính rượu, dâng lên món ngon cho ông. Ai đến dâng rượu, đến dâng mỹ vị, Chí Lê đều không từ chối, giống như đang lấp đầy cái ao lớn.
Đợi đến buổi tối, Chí Lê nói: “Ta đã no say cả rồi, hãy dìu ta đến cái hố lớn”. Đến bên hố, Chí Lê mở miếng nôn ọe. Thịt gà từ trong miệng ông nôn ra lại có thể kêu bay, thịt dê từ trong miệng ông ra lại có thể chạy nhảy.
Khi rượu thịt nôn hết cả ra rồi, hố lớn gần như đã lấp đầy. Cá gà vịt ngỗng chen nhau bơi lội. Mọi người đều vô cùng kinh hãi, từ đây phát thệ sẽ không sát sinh nữa. Từ đó về sau, tăng nhân trên núi đã hoàn toàn đoạn tuyệt với thịt.
Xem tiếp phần 3
Tiểu Thiện (Theo Epoch Times)