Hôm 19/10, một vị thẩm phán liên bang đã cáo buộc một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói dối và chỉ đường cho các tuyên bố “sai trái”, nhằm phá hỏng vụ điều tra máy chủ email riêng của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và vụ tấn công khủng bố năm 2012 nhắm vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya do bà Clinton xử lý.
Thẩm phán Royce Lamberth cho biết, ông đã “sốc” và “chết lặng” khi được biết FBI cấp quyền miễn trừ an ninh cho cựu chánh văn phòng Ngoại giao Cheryl Mills trong vụ điều tra email của bà Hillary Clinton.
Ông Lamberth nói trong phiên điều trần rằng: “Tôi phát hiện bà Cheryl Mills đã phạm tội khai man và nói dối trong vụ kiện Judicial Watch, tôi nhận thấy bà ấy không xứng đáng với niềm tin của chúng tôi, và tôi khá sốc khi biết bà ấy được Bộ Tư pháp nêu ra trong vụ việc email của bà Hillary Clinton”.
Riêng Tổng thanh tra Bộ Tư Pháp (IG) Michael Horowitz ghi nhận trong một báo cáo làm xôn xao dư luận vào tháng 6 rằng: “Sự mâu thuẫn với kế hoạch điều tra điển hình đã khiến FBI cho phép bà Mills cùng tham dự cuộc thẩm vấn vụ điều tra máy chủ email bà Clinton, cho rằng thông tin bị mất đã được chuyển vào ‘tài khoản email cá nhân’ của bà Mills. Có những hậu quả tiềm năng nghiêm trọng khi một nhân chứng tham dự cuộc phỏng vấn của nhân chứng khác”.
Ngay sau đó ông Lamberth, người được cựu Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm nói rằng: “Ông không hề biết bà Mills đã được cấp quyền miễn trừ, cho đến khi ông đọc báo cáo của IG. Từ đây ông mới biết được thông tin, bao gồm cả việc bà ấy đã cùng với bà Hillary Clinton tham gia vào cuộc thẩm vấn của mình”.
Tổ chức Judicial Watch (tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho tính minh bạch và chính trực của luật pháp và chính quyền – ND) đã kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2014, nhằm tìm kiếm các phản ứng về cuộc tấn công ở thành phố Benghazi sau khi chính phủ không đáp trả yêu cầu Đạo luật tự do thông tin (FOIA).
Judicial Watch còn từng khởi kiện nhằm vào bà Hillary Clinton hồi tháng 5/2015 sau khi vụ bê bối sử dụng server cá nhân để trao đổi thư điện tử của bà trong khoảng thời gian còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ (2009-2013) bị phanh phui.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao đã lập tức đề nghị bác bỏ vụ kiện đầu tiên của Judicial Watch về một quyết định bản tóm tắt, và nói trong bản khai có tuyên thệ rằng họ đã tiến hành tìm kiếm tất cả các email có liên quan và đã cung cấp chúng cho tòa án. Bản khai có lời tuyên thệ còn lưu ý thêm một số tài liệu và email khác có thể sẽ được gửi tới trong tương lai.
Nhưng ông Lamberth đã từ chối yêu cầu bác bỏ vụ kiện vào thời điểm đó, và vào hôm 19/10 vừa qua ông cho biết mình rất vui vì đã làm điều này với các quan chức Bộ Ngoại giao, những người cố tình gian dối để che giấu các tài liệu quan trọng khác, bao gồm cả các tài liệu trên máy chủ email của bà Hillary Clinton. Đó là những tài liệu không được công bố.
Ông nói: “Tôi nhận thấy rõ ràng rằng ban đầu những báo cáo sai sự thật đã được gửi đến tôi từ các viên chức Bộ Ngoại giao. Mọi việc trở nên rõ ràng hơn sau khi tôi phát hiện các thông tin sai trái mà tôi nhận được không tuân theo toàn bộ quá trình điều tra các sự kiện, những gì mà bây giờ chúng ta được biết hóa ra chỉ là hệ thống email của thư ký mà thôi”.
Lamberth tiếp tục: “Tôi không biết chi tiết về dạng yêu cầu nào của IG có giải thích về lý do tại sao những quan chức chuyên nghiệp của Bộ Ngoại giao lại gửi bản khai man cho tôi. Tôi không biết chi tiết tại sao luật sư của Bộ Tư Pháp không biết rằng bản khai man đã được nộp cho tôi, nhưng tôi rất nhẹ nhõm vì đã không chấp nhận chúng và tôi đã cho điều tra các hạn chế [liên quan đến] những gì đã xảy ra”.
Trong một cuộc trao đổi căng thẳng với luật sư Bộ Tư pháp Robert Prince, thẩm phán Lamberth đã nhấn mạnh vấn đề cùng lời cáo buộc luật sư Prince đã sử dụng kiểu “nói nước đôi” và “chơi trò chơi chữ như bà Clinton đã chơi”. Ông khẳng định sự đảm bảo của Bộ Ngoại giao khi tuyên thệ rằng: Họ đã tìm kiếm tất cả các tài liệu liên quan là không đúng đắn.“Đó thực sự là một lời khai man”.
Nhưng ông Prince đã mạnh mẽ đảo ngược mọi thứ và nói rằng mình đã phải nhận lấy lời cáo buộc “cực kỳ nghiêm trọng” của thẩm phán. Ông cho biết: “Có thể việc tìm kiếm của chúng tôi vẫn chưa được đầy đủ, nhưng các tuyên bố đó đều hoàn toàn đúng sự thật. Hiện tại các tòa án khác đã nói rằng về cơ bản họ mong đợi chúng tôi tìm kiếm được các bằng chứng đằng sau vụ kiện tụng này. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu, nhưng vào thời điểm đó bạn có biết rằng nó không hề dễ dàng?”.
“Tôi rất cảm thông khi ở địa vị của mình ông nghĩ rằng quá trình tìm kiếm thông tin được báo cáo trong bảng tóm tắt là không đầy đủ, nhưng nếu ông nhận định nó là một lời khai man, thì hoàn toàn sai lầm”. Ông nói thêm: “Hiện tại các ý tưởng đối với vụ kiện của FOIA đang nằm trong tập hồ sơ ở tiểu bang. Tất nhiên việc thiếu vắng những hồ sơ đó sẽ làm cho một số sự kiện của FOIA không được giải quyết một cách chính xác. Rõ ràng nó gây cản trở cho FOIA. Chúng tôi không tranh luận về điều này”.
Sau tất cả lời tranh luận, ông Lamberth cũng thừa nhận rằng mình đã mắc một số “sai lầm” về vài chi tiết trong vấn đề đó, nhưng ông cũng không phủ nhận tuyên bố rằng: Chính phủ đã cố ý lừa dối ông. Nhất là khi luật sư của tổ chức Judicial Watch đã nói với ông Lamberth rằng: “Bộ ngoại giao đã không cung cấp thông tin cho tòa án về máy chủ email của bà Hillary Clinton, trong các tài liệu báo cáo tình trạng điều tra được nộp trong vòng một tháng, trước khi tờ New York Times công khai tiết lộ sự tồn tại của máy chủ”.
Khi này ông Prince trả lời rằng: “Theo thông lệ FOIA sẽ không tiết lộ loại thông tin đó trong những báo cáo như vậy”.
Vê phần chủ tịch Judicial Watch Tom Fitton, người có mặt tại phiên điều trần, ông đã thúc đẩy Nhà Trắng đưa ra câu trả lời. Ông Fitton nói: “Tổng thống Donald Trump nên hỏi tại sao Bộ Ngoại giao của ông vẫn từ chối trả lời các câu hỏi cơ bản về vụ bê bối email của bà Hillary Clinton. Rõ ràng email của bà Hillary Clinton và bộ Ngoại giao đang che đậy việc lạm dụng FIOA, các tòa án và quyền công dân Mỹ để được biết những điều này”.
Phiên điều trần đã được tổ chức vì nhóm Judicial Watch đang tìm cách buộc bà Hillary Clinton cùng các quan chức khác phải đứng ra làm chứng và cung cấp thêm thông tin liên quan đến một phần của vụ kiện. Trước đó bà Hillary Clinton đã đổ lỗi cho Đảng Cộng hòa và các nhóm hoạt động như Judicial Watch đã khiến bà mất đi chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.
Bà nói trên chuyên mục “Today” của kênh NBC trong cuộc phỏng vấn vào năm 2017 rằng: “Hãy lấy bi kịch của Benghazi làm ví dụ. Bạn biết đấy chúng ta có một trong những người đứng đầu Đảng Cộng hòa, ông Kevin McCarthy thừa nhận rằng chúng ta sẽ nhận lấy bi kịch đó. Bởi vì bạn biết đấy chúng ta đã mất đi nhiều người và thật không may sau đó chính quyền Reagan đã quay trở lại. Đó là tất cả sự thật nếu như bạn đề cập đến khoảng thời gian gần đây cùng với các cuộc tấn công ngoại giao. Nhưng chàng trai à, nó đã trở thành trò chơi bóng đá chính trị và nó hướng đến mục đích phá hoại uy tín cùng thành tựu của tôi”.
Theo thông tin ghi nhận, đã có 4 người bị thiệt mạng trong vụ tấn công vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở thành phố Benghazi. Vì vậy Bộ Ngoại giao của bà Hillary Clinton đã bị buộc tội do họ đã bỏ qua những mối lo ngại về an ninh trong cuộc tấn công. Điều này đã góp phần khiến cho khả năng phòng thủ tại vị trí đó trở nên suy yếu hơn.
Không lâu sau ban đánh giá trách nhiệm chính phủ độc lập đã xem xét, thẩm định và kết luận rằng: “Có sự thất bại một cách có hệ thống và thiếu vắng sự lãnh đạo, quản lý ở cấp cao” tại bộ phận này. Điều đó đã “dẫn đến tình huống việc bố trí an ninh đặc biệt tại Benghazi không đủ để đối phó với cuộc tấn công diễn ra”.
Khi này cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice cũng tuyên bố trong một số cuộc đàm thoại rằng: Vụ tấn công xuất phát từ một video trên YouTube. Bà còn nói thêm: “Các bức thư điện tử được phát hiện đã hé lộ một sự thật là quan chức chính quyền biết rằng sự cố đó là kết quả của chủ nghĩa khủng bố”.
Rõ ràng sự xuất hiện của bà Rice đã khiến cho các quan chức Bộ Ngoại giao phải choáng váng, vì vậy một nhân viên của Bộ Ngoại Giao đề nghị bà Rice “phải rời khỏi phòng”.
>>> Wikileaks: Bà Clinton mời cựu chủ tịch tai tiếng của Monsanto tài trợ tranh cử
>>> FBI lặng lẽ thừa nhận bà Hillary đã phạm tội và lừa dối nước Mỹ
Tú Văn, theo Foxnews