Theo một nghiên cứu của Mỹ, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện nổ ra trong kỷ nguyên hiện đại, nó có thể khiến 5 tỷ người chết, và số người chết vì nạn đói do bụi hạt nhân che khuất ánh sáng Mặt Trời sẽ nhiều hơn rất nhiều so với người chết do nổ hạt nhân.
Hiện chiến tranh Nga-Ukraine đang nóng lên và tình hình eo biển Đài Loan căng thẳng, thế giới lại một lần nữa lo ngại một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra giữa các cường quốc vũ trang hạt nhân; Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng tuyên bố công khai hồi cuối tháng 7 rằng ông đã chuẩn bị sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Mỹ.
Các nhà khoa học tại Đại học Rutgers đã xác định 6 kịch bản chiến tranh hạt nhân, trong đó có 5 cuộc chiến tranh hạt nhân ở Ấn Độ và Pakistan từ quy mô nhỏ đến lớn, và nghiêm trọng nhất là cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn giữa 5 cường quốc hạt nhân Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Cuộc chiến tranh hạt nhân của 5 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới có thể quét sạch hơn một nửa dân số Trái Đất. Nghiên cứu liên quan đã được công bố trên tạp chí ‘Nature Food’.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số như ngọn lửa tạo ra bởi vụ nổ hạt nhân và bụi hạt nhân xâm nhập vào khí quyển; Sử dụng các mô hình khí hậu, nông nghiệp và ngư nghiệp để ước tính tác động của 6 kịch bản chiến tranh hạt nhân. Dự đoán rằng các quốc gia sẽ hết lương thực sau chiến tranh.
Chiến tranh hạt nhân có thể giết chết 200 triệu đến 5 tỷ người
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần hơn 5 triệu tấn bụi hạt nhân xâm nhập vào khí quyển, nó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực quy mô lớn. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trong khu vực như Ấn Độ và Pakistan nhẹ thì có thể giết chết hơn 200 triệu người, nặng thì có thể vượt qua 2 tỷ người. Nhưng một cuộc chiến tranh hạt nhân ở cấp độ của Hoa Kỳ và Nga thì có thể giết hơn 5 tỷ người.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan nếu xảy ra vào năm 2008 sẽ tạo ra 5 triệu tấn bụi hạt nhân, nhưng khi nổ ra vào năm 2025, nó sẽ tạo ra 16 triệu đến 47 triệu tấn bụi hạt nhân; Và cuộc chiến hạt nhân giữa 5 cường quốc hạt nhân, sẽ sinh ra 150 triệu tấn bụi hạt nhân.
Xét về quy mô của một cuộc chiến tranh hạt nhân sinh ra 5 triệu tấn bụi hạt nhân, thì 27 triệu người trực tiếp sẽ thiệt mạng, 50 triệu người không thể kiếm được lương thực trong năm tiếp theo; Khi quy mô lên tới 47 triệu tấn bụi hạt nhân, thì số người chết trực tiếp lên tới 164 triệu người, và khoảng 2,5 tỷ người không có lương thực trong năm tiếp theo; Nếu quy mô lên tới 150 triệu tấn bụi hạt nhân, thì số người chết trực tiếp sẽ lên tới 360 triệu người và hơn 5 tỷ người sẽ không có lương thực trong năm tiếp theo.
Nghiên cứu cho thấy, trong kịch bản chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ-Pakistan, ở cấp độ nhẹ nhất thì sản lượng trung bình toàn cầu (nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, v.v.) sẽ giảm 7% trong vòng 5 năm sau chiến tranh; Nhưng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân ở cấp độ Mỹ-Nga, sản lượng trung bình trên toàn cầu sẽ giảm tới 90% trong 3-4 năm sau chiến tranh.
Theo nghiên cứu, sự kết hợp của xung đột vũ khí hạt nhân không chỉ giới hạn ở Ấn Độ, Pakistan và 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân hàng đầu, ngay cả Triều Tiên, Israel, … cũng có thể tạo ra mức độ ảnh hưởng khí hậu tương tự. Mặc dù vũ khí hạt nhân ít được sử dụng, nhưng một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, tình hình có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Úc là nơi ít bị ảnh hưởng nhất
Trên thực tế, những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiến tranh hạt nhân là các nước ở vĩ độ trung bình và cao. Bởi vì họ có mùa vụ phát triển cây trồng ngắn hơn, nhiệt độ trong mùa đông sau chiến tranh hạt nhân sẽ thấp hơn so với các vùng nhiệt đới.
Một trong những quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất chính là Úc. Ngoài việc xa cách về mặt địa lý so với một số kịch bản chiến tranh hạt nhân, lúa mì, lương thực chính của Australia, cũng được cho là sẽ tồn tại trong một mùa đông hạt nhân tương đối ít khắc nghiệt hơn. Trong khi hầu hết thế giới đã bị nhóm nghiên cứu đánh dấu màu đỏ do nạn đói trên bản đồ, thì chỉ có Úc là còn màu xanh.
Đồng tác giả nghiên cứu Alan Robock – giáo sư khoa học khí hậu tại Khoa Khoa học Môi trường của Đại học Rutgers, cho biết một điều chúng ta có thể học được từ dữ liệu là chúng ta phải ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Deepak Ray – một chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Minnesota, không tham gia vào nghiên cứu Rutgers. Ông cho biết nghiên cứu này có thể giúp hiểu được tác động của một cuộc chiến tranh hạt nhân trong khu vực đối với lương thực toàn cầu, nhưng cần nhiều công việc hơn nữa để mô phỏng chính xác sự kết hợp phức tạp của các phương thức canh tác trên khắp thế giới.
Rey chỉ ra rằng mặc dù nghiên cứu của Đại học Rutgers bao gồm dữ liệu sản xuất nông nghiệp của các quốc gia khác nhau, nhưng tình hình thực tế phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, các loại ngũ cốc khác nhau được trồng ở các vùng khác nhau của một quốc gia và mục đích sử dụng của chúng rất khác nhau, không phải tất cả đều có thể được coi là lương thực.
Tử Vi (Theo Vision Times)