Có nhiều bậc thánh hiền cũng từng là phàm phu tục tử giống như chúng ta, cũng phải ngụp lặn trong thất tình lục dục, vậy mà bọn họ cuối cùng lại có thể xuất phàm nhập thánh, chẳng qua là họ có thể nghiêm khắc tự hạn chế bản thân, chăm chỉ sửa mình. Tăng Quốc Phiên chính là một người như vậy.
Nho gia giảng: “Khắc kỷ phục lễ“, ý rằng tự kiềm chế bản thân hành xử theo lễ, những ham muốn trước mắt sẽ làm ảnh hưởng đến thành công của chúng ta. Đạo gia trong vấn đề này cũng có nói: “Thuận tắc nhân, nghịch tắc tiên“, nếu như thuận theo dục vọng của mình, liền trở thành phàm nhân, trái lại, tức là có thể đắc đạo thành tiên.
Mà ở trong Phật môn, giới tà dâm là một trong những giới lớn nhất. Trong vạn ác thì tà dâm đứng đầu, những bậc thánh hiền xưa đã ân cần dạy bảo, mục đích chính là muốn chúng ta học được “Giới sắc” – Kiềm chế tình cảm, hoặc là giới dục, bởi vì nó làm cho thể xác và tinh thần bị suy yếu, hủ bại, điều này đã quá rõ ràng.
Nhưng chúng ta có thể cũng đã biết, có nhiều bậc thánh hiền cũng từng là phàm phu tục tử, cũng phải ngụp lặn trong thất tình lục dục, vậy mà bọn họ cuối cùng lại có thể xuất phàm nhập thánh, chẳng qua là họ có thể nghiêm khắc tự hạn chế bản thân, chăm chỉ sửa mình, Tăng Quốc Phiên chính là một người như vậy.
Tăng Quốc Phiên là danh thần thời kỳ Mãn Thanh, có thể nói là nhân vật của thời đại. Ông đã làm được tam bất hủ “Lập đức, lập công, lập ngôn“, là người “hoàn mỹ thiên cổ“. Kỳ thực, Tăng Quốc Phiên không phải sinh ra đã là thánh hiền, đối với vấn đề dục, ông cũng tự nhận mình bị “Hỉ sắc” (sắc mặt vui mừng), như vậy con người “hoàn mỹ thiên cổ” này, làm cách nào thông qua tu luyện chính mình lại có thể siêu phàm thoát tục, công thành danh toại được?
Chúng ta cùng trở về quá khứ, lần giở lại tài liệu xưa, cùng nhau cảm thụ con đường vị thánh hiền này đã trải qua, từ đó mà rút ra bài học cho bản thân…
Tăng Quốc Phiên nói: “Người cẩu thả có thể lập chí, vậy thì thánh hiền hào kiệt có gì là không thể làm? Hà tất phải nhờ vào người khác! Nếu như tự thân không lập chí, thì dù cho có ở cùng vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, vua Thang, cũng không thay đổi được gì, ở cùng ai không quan trọng cốt là ở bản thân mình!“. Học cách siêu việt chính mình, làm tăng nhân sinh quan của bản thân, cuối cùng làm người tạo phúc cho xã hội!
Vợ của Tăng Quốc Phiên tên là Âu Dương Thị, cơ thể không được khỏe, thường xuyên bị bệnh. Một lần Tăng Quốc Phiên tham gia lễ chúc tết cùng với các bạn học tiến sĩ, bởi vì làm lễ ở nhà của người có cuộc sống xa hoa, phụ nữ đẹp rất nhiều, điều này khiến cho Tăng Quốc Phiên “mở rộng tầm mắt”, ông lộ ra “hỉ sắc” (sắc mặt vui mừng), hết liếc bên này lại nhìn bên nọ, có phần không được lịch sự, thanh nhã.
Ông có viết lại trong “Nhật ký”: “Ngày hôm nay, mắt nhiều lần nhìn những thứ tà”, “thật là quá hổ thẹn”, điều này khiến ông về đến nhà rồi còn hậm hực mãi, người cứ thấy khó chịu không yên. Lại thêm vợ bị bệnh, bởi vậy “Tâm tình ban đêm không được thỏa, lại ghét nghe tiếng rên rỉ“.
Ban ngày cảnh đẹp như vậy lại phải ở bên giường bệnh nghe rên rỉ, hoàn cảnh tương phản như thế làm cho Tăng Quốc Phiên không thể chịu được, liền đi ra ngoài đến chỗ bằng hữu để nói chuyện giải khuây. Ngày kế tiếp, bệnh của vợ ông lại nặng thêm, Tăng Quốc Phiên mời Ngô Trúc Như đến để khám bệnh. Bởi vì quanh thân ông tràn đầy dục vọng, công phu học tập của Tăng Quốc Phiên bị giảm sút lớn, nghe người khác đàm luận lý học, cảm thấy không có lọt vào tai được. Mà lúc mở tiệc rượu vui chơi thì lại thấy rất thích thú.
Một ngày tháng 2, Năm Đạo Quang thứ 23, Tăng Quốc Phiên đến nhà của Thang Bằng để dự tiệc, trong bữa tiệc nhìn thấy hai người thiếp của Thang bằng rất đẹp, Tăng Quốc Phiên lại không kiểm soát được mà liếc nhìn. “Hài hước dâm dục, không còn câu thúc“, Tăng Quốc Phiên đã ghi lại mấy trường hợp đi quá giới hạn này trong phần đầu của “Nhật ký“.
Điều này cho thấy huyết khí tăng mạnh, vừa bước qua cái tuổi xây dựng sự nghiệp thì Tăng Quốc Phiên cũng có thất tình lục dục, cũng là một người bình thường, ông đối với phụ nữ thì rất yêu mến, cho dù đó là tình cảm chịu sự chi phối của tình dục, nhưng ở một khía cạnh nào đó đã phản ánh thế giới tình cảm của Tăng Quốc Phiên. Ông về sau có thể đạt được thành công lớn, chính là vì đã thay đổi bản thân trong quá khứ, “Cắt đứt căn duyên, thề sống chết một phen“.
Tăng Quốc Phiên trước kia có “tam đại giới“, một trong số đó là giới sắc. Ông cũng cho rằng, đắm chìm trong sắc dục sẽ làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ông còn cho rằng, ở trước mặt người khác, vợ chồng với nhau cũng không thể quá thân mật. Tuy biết vậy, nhưng Tăng Quốc Phiên vẫn rất khó làm được, còn tự chửi mình là cầm thú.
Tăng Quốc Phiên từng thừa nhận: “Năm tháng đời người, hao phí mất một nửa là ở người vợ“. Ngày 2 tháng 3: “Hôm nay, trong khuê phòng đã bất kính. Năm ngoái đã thề phải giới cái thứ ác này, nay lại phạm phải, thật là sỉ nhục, thật là hối hận! Trúc Như đến, ngồi nói chuyện. Không kiềm chế được, đối với người tốt này, cảm giác mặt mình thật dày“. Ông tự nói “Biết rõ thể khí suy nhược, mà không biết tiết chế, bất hiếu không gì lớn bằng“.
Nhưng khi tuổi tác tăng lên, Tăng Quốc Phiên đối với phương diện “bất kính” này rất nhanh đã có biến hóa, trở thành trang trọng, khôi hài mà không mất hình tượng của một người quân tử. Tăng Quốc Phiên chính là như vậy, vì để đạt được thành công trong tương lai, mà tự nghiêm khắc, hạn chế ham muốn của bản thân, thậm chí giữa vợ chồng với nhau cũng đều khắc chế rất nghiêm túc.
Khổng Tử ở vấn đề này cũng thừa nhận “thực sắc, tính dã” (hưởng thụ sắc là tình dục). Tăng Quốc Phiên cho rằng, ham muốn, tình dục của một người khi đã bành trướng thì khó có thể giữ lại, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ông về sau làm quan lớn, nhưng kiên quyết không nạp thiếp, tác phong sinh hoạt cũng rất nghiêm khắc, tự hạn chế. Đây là chỗ khác biệt của ông với những sĩ phu phong kiến ở địa phương, đây cũng là điểm nổi bật trong phẩm cách tinh thần của ông.
Tăng Quốc Phiên đối với những thói quen xấu của mình đã đưa ra ba giới: Một là giới hút thuốc lá, hai là giới nói bừa, ba là giới bất kính trong phòng. Về sau đều làm được.
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe thì mọi người đều đã biết, nhưng hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến tinh thần thì không phải ai cũng rõ ràng. Tăng Quốc Phiên dựa vào cảm thụ của chính bản thân mình mới nói ra đạo lý này. Tăng Quốc Phiên nhận thấy, xã giao quá nhiều, tinh thần khó có thể tập trung, làm phát sinh những sai lầm. Ngoài ra, hút thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn, ông nói: “Tinh thần phải đầy đủ, thì khi làm việc mới có đủ năng lượng và không mất tập trung. Nói chuyện quá nhiều, hút thuốc lá quá nhiều, sẽ gây nên mệt mỏi”.
Ý thức được tác hại của thuốc lá, ông thề từ tháng 10 năm Đạo Quang thứ 20 sẽ bắt đầu cai thuốc lá, cũng là một trong “ba giới” mà ông đã đề ra. Nhưng lúc mới ban đầu cai thuốc lá thật không dễ dàng gì. Để vượt qua được những lúc khó khăn, ông tìm bạn để đánh cờ, nói chuyện phiếm. Ông viết trong nhật ký: “Cũng ngồi đọc sách, sao lại không có chí tiến thủ đến vậy. Chính là vì mới cai thuốc lá, cảm giác bàng hoàng như là cai sữa, đúng là động đến tâm can. Đây đúng là thứ không thể chịu được. Mau chóng mà tỉnh ngộ thôi“. Tăng Quốc Phiên ví lần đầu cai thuốc lá như là trẻ con phải cai sữa, thế mới biết ông đã thống khổ như thế nào khi phải cai thuốc lá.
Có câu rằng: “Mê muội mất cả ý chí”. Tính cách, thói quen, hưởng thụ sắc tình chỉ nên vừa phải, những ham muốn, tình dục một khi đã bành trướng thì khó mà giữ lại, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp. Bởi vậy một người làm đại sự, nên cố gắng hạn chế dục vọng của bản thân, dồn hết tâm tư để hoàn thiện bản thân, làm cho sự nghiệp ngày càng đi lên.
Chân Chân (Theo NTDTV)
Xem thêm: