Cô Dư Tú Chỉ bị bệnh bại liệt đã 18 năm nay, vì thế cô có sự thấu hiểu sâu sắc về người khuyết tật, cô muốn viết ra để nói lên những suy nghĩ của bản thân cũng như muốn nói thay cho những người đồng cảnh ngộ.
Sau buổi trưa mặt trời nóng như thiêu như đốt, tôi đi nhờ xe đến trường học của cháu trai Uy Uy để chuẩn bị diễn thuyết. Bài diễn thuyết này tôi đã phải diễn tập rất nhiều lần. Lúc này tôi bắt đầu suy nghĩ: “Nếu như bạn bè của cháu hỏi tôi là ai, cháu sẽ giới thiệu về tôi như thế nào nhỉ? Nếu như tôi diễn thuyết ở trường của cháu, thì cháu sẽ nghĩ về tôi như thế nào đây?”…
Tôi đã trở thành người khuyết tật 20 năm nay, đã trở thành bà cô rồi. Hồi tưởng lại quá khứ, thời điểm đó thật là ái ngại cho tương lai của chính mình, đã từng lo lắng sau này sống ở trong dòng đời thì biết sinh hoạt ra sao?
Đương nhiên cũng đã tìm ra rất nhiều cách, bây giờ nghĩ lại chỉ thấy buồn cười, nhưng ngay lúc đó thì toàn lo nghĩ mấy cái không đâu. Tôi lo lắng sau này các cháu sẽ sợ cái xe lăn của tôi, không biết có muốn cùng tôi đi ra ngoài hay không, tôi cũng không dám nghĩ sẽ được tham gia vào các hoạt động của các cháu.
Bồi dưỡng tâm lý qua các trò chơi
Năm 2007, Uy Uy – con trai của chị cả được sinh ra đời, cách vài tháng thì Á Á – con gái của em gái lớn cũng chào đời, các cháu vô cùng dễ thương và ngây thơ, làm các cô chú ai cũng vô cùng yêu mến. Lúc các cháu còn nhỏ, tôi thường nhẹ nhàng đẩy chiếc xe em bé để các cháu ngủ thiếp đi.
Khi chúng tập tễnh bước đi, tôi đẩy xe đi theo, chúng rất thích giúp đẩy xe tôi về phía trước, có lần không cẩn thận làm đụng vào tường, tôi sợ hãi kêu lên làm chúng cười khanh khách.
Các cháu từ nhỏ đã thấy tôi luôn ngồi trên xe lăn. Đối với các cháu mà nói, cái xe lăn đã trở thành điều đương nhiên trong cuộc sống của tôi rồi. Cho nên khi thấy chiếc xe lăn, cũng không giống như những đứa trẻ khác mà nhìn bằng con mắt hiếu kỳ.
Đương nhiên các cháu cũng đối với tôi rất tốt. Uy Uy có thể dành hàng tiếng đồng hồ để chơi con quay chiến đấu, trò này phải có người chơi chung mới thú vị, vì vậy cháu rất muốn tôi chơi cùng để làm chiến hữu của cháu.
Nhưng mà khổ nỗi cái bàn chiến đấu lại thấp hơn chiếc xe lăn, bắt đầu chơi là phải khom người xuống, phải cố gắng hết sức mới được. Uy Uy nhận ra vấn đề này, mới hỏi tôi có thể ra khỏi xe lăn ngồi trên mặt đất mà chơi được không? Lần đó, tôi dùng những từ cháu có thể hiểu để giải thích về trạng thái của tôi.
“Cô không thể ngồi xuống được đâu”.
Uy Uy: “Sao cô lại chỉ có thể ngồi trên xe lăn vậy?”
“Bởi vì cô bị bệnh rồi, cái bệnh này làm cho chân của cô không có sức lực, cho nên bây giờ xe lăn chính là chân của cô”.
Uy Uy: “Cô uống thuốc vào là sẽ khỏe thôi”.
“Thật đáng tiếc, dù uống thuốc thì chân của cô cũng không thể khỏe lại được”.
Cháu nghe lời giải thích của tôi liền suy nghĩ một lát rồi nói: “À cháu hiểu rồi!”. Uy Uy chạy đi lấy một cái ghế đẩu để kê cho cái bàn cao hơn, để tôi có thể dễ dàng chơi cùng với cháu.
Về sau này cứ mỗi trò chơi, cháu đều nghĩ làm sao để tôi có thể chơi được dễ dàng, có lần chơi xếp gỗ, để làm tòa cao ốc 101 tầng, cháu không quên đặt ở trước cửa một cái bậc nghiêng, nói là để cho tôi có thể lăn xe đi vào.
Từ nhỏ, do ở chung với tôi, nên cháu hiểu rõ được điều khác biệt này trong dòng họ, bởi vậy khi cháu suy nghĩ điều gì, đều có thể xét đến các yếu tố khác nhau, một cách rất tự nhiên mà đối với mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều có thể có những quan tâm khác nhau đối với những người khác nhau.
Nhìn thấy sự khác biệt, học cách tôn trọng
Hiện giờ Uy Uy đã lớn, đã là học sinh lớp 5 rồi. Tôi thường xuyên tưởng tượng đến cảnh được thầy cô giáo mời đến trường học của cháu để diễn thuyết, đây là lần đầu tiên Uy Uy ngồi xuống nghe tôi kể ra trải nghiệm cuộc sống của mình, cũng đã diễn thuyết nhiều năm như vậy, nhưng đây chính là lần hồi hộp nhất.
Cháu ngồi ngay phía trước mặt tôi, nghe tôi từ từ kể về việc hoảng hốt lo sợ khi bị phát bệnh như thế nào, đã đau khổ không thể chấp nhận được ra sao, cùng với việc dũng cảm đối diện với sự yêu thương ủng hộ của người nhà. Uy Uy chăm chú lắng nghe, lần này tôi dùng cách thức mà học sinh lớp 5 có thể hiểu được, kể lại con đường bản thân đã trải qua.
Sau khi diễn thuyết, Uy Uy đẩy xe lăn dẫn tôi đi dạo quanh sân trường. Cháu giới thiệu cho tôi sân và khu vui chơi mới được xây dựng, lại có chỗ để học sinh khuyết tật và học sinh bình thường có thể vui chơi với nhau.
Tôi rất vui vì những tiến bộ này, Uy Uy cúi người xuống gần tai tôi và nói: “Cháu cảm thấy còn có thể làm được tốt hơn, bởi vì ở khu vui chơi này, không có trò nào là cô có thể chơi được”.
Nhìn thoáng qua một cái, đúng là người sử dụng xe lăn không thể đến gần khu vui chơi được. Đối với vấn đề này, một học sinh lớp 5 còn có nhiều nhận thức hơn là các chuyên gia thiết kế khu vui chơi. Bởi vì thường xuyên ở chung với tôi, nên đối với những vấn đề có thể cản trở người khuyết tật thì vô cùng nhạy cảm.
Cách một ngày, chị cả của tôi có nhắn tin qua điện thoại, nói cho tôi biết hôm qua chị và cháu Uy Uy có nói chuyện một chút, hai người thảo luận về bài diễn thuyết của tôi, cũng đàm luận đến rất nhiều vấn đề trong bài diễn thuyết.
Rồi chị cả bất ngờ chuyển đề tài câu chuyện với con và nói: “Ngày lễ của mẹ đến rồi, con muốn tặng cho mẹ cái gì nào?”
Uy Uy rất bình tĩnh mà nói: “Con sẽ tặng cho mẹ một món quà, đó là con còn sống”.
Tôi cảm thấy Uy Uy đã bị chấn động bởi bài diễn thuyết của tôi, cháu đã suy nghĩ sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống, đồng thời cũng biết tôn trọng những người có cuộc sống khác biệt.
Tác giả: Dư Tú Chỉ
Chân Chân (Theo Epoch Times)
Xem thêm: