Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người lạc quan có nhiều khả năng sống lâu hơn 90 tuổi.
Nghiên cứu: người lạc quan có thể sống thọ
Nghiên cứu được công bố ngày 8/6/2022, trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Geriatrics Society). Đối với nghiên cứu này, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu từ 159.255 phụ nữ Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 50 đến 79, trong khoảng thời gian 26 năm, bao gồm các nhóm dân tộc và bối cảnh khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự lạc quan có thể thúc đẩy sức khỏe và tuổi thọ. Người lạc quan sống lâu hơn 5% so với người không lạc quan, tương đương với khoảng 4 năm.
Trong số tất cả những phụ nữ tham gia nghiên cứu, 25% được phân loại là lạc quan nhất và 25% khác là kém lạc quan nhất. Người trong nhóm lạc quan có xác suất sống qua 90 tuổi cao hơn 10% so với người trong nhóm không lạc quan.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention), người Mỹ hiện sống trung bình 77 tuổi.
Nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng thường gây ảnh hưởng tâm lý đến sự lạc quan của con người, và những người lạc quan thường có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ xã hội, họ sử dụng các chiến lược, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề để giảm thiểu rủi ro sức khỏe. Những người lạc quan cũng “quản lý cảm xúc và hành vi tốt hơn”.
Hayami Koga – chuyên gia đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: Những phát hiện của nghiên cứu này có thể định hình lại cách mọi người xem các quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Ông cho biết mọi người có xu hướng tập trung vào các yếu tố, nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng điều quan trọng là phải nghĩ đến các yếu tố tích cực có thể có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như: lạc quan, đặc biệt là khi những lợi ích này tồn tại giữa các chủng tộc.
Vì sao lạc quan có thể sống lâu?
Một chuyên gia đã từng nói: Lạc quan là một phẩm chất có thể giúp sống lâu. “Nên dành nhiều thời gian hơn cho những người lạc quan, hay cười; Những cảm xúc tích cực có thể lây lan”. Ngoài ra, vận động có thể làm cho mọi người hoạt bát, vui vẻ và tăng khả năng giao tiếp xã hội. Để nhắc nhở bản thân phải kiên trì, hãy để một đôi giày thể thao bên cửa.
Đối với người hiện đại mà nói, phiền muộn đến từ suy nghĩ, tức giận đến từ so sánh, lo lắng đến từ tạo hóa, và bệnh tật đến từ ăn uống.
Một người đàn ông 94 tuổi, với khuôn mặt trẻ trung và những bước đi đầy sức sống, trông như mới ngoài 60 tuổi. Khi hỏi ông bí quyết để sống lâu, ông ăn gì và tập gì, ông cười và nói: “Tôi chỉ có hai câu, gọi là ‘vừa nói vừa cười, không có tim không có phổi’”
“Không có tim không có phổi” là một câu mà nhiều người cảm thấy không mấy tốt, nó nghĩa là: Tùy tiện, có thể ăn có thể ngủ; nhanh mồm nhanh miệng, mọi việc không để bụng. Nhưng trong mắt các chuyên gia, những người “Không có tim không có phổi” như vậy sống cuộc sống đơn thuần hơn và thường có xu hướng sống lâu hơn.
“Không có tim không có phổi” là chỉ lòng dạ rộng rãi, chuyện nhỏ không bận tâm. “Vừa nói vừa cười” là chỉ lạc quan sáng sủa, có chuyện không giấu ở trong lòng. Phương Tây có một câu ngạn ngữ như sau: “Không phiền não, không tức giận, không cần máy đo huyết áp”. Có thể thấy, nhỏ mọn và hay nóng giận là một trở ngại tâm lý lớn đối với tuổi thọ. Vì vậy, làm người, bạn nên phóng khoáng hơn một chút, cởi mở hơn một chút.
Những người “Không có tim không có phổi, vừa nói vừa cười “, họ rất hài lòng với hiện trạng, biết đủ, thoải mái và chừng mực trong cuộc sống, không có tính khí thất thường. Nên những người như vậy có xác suất cao nhất để vào hàng ngũ của “trường thọ”.
Tử Vi (Theo Vision Times)