Dù bà ngoại trong kí ức trẻ thơ của mỗi người là một khác nhưng nếu đã từng một lần được ngoại chăm sóc, hẳn ai trong chúng ta cũng không thể quên được bóng hình tảo tần, chịu thương chịu khó cùng tình cảm dạt dào ấm áp ngoại dành cho mình.
Và theo các nhà khoa học, bà ngoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đặc biệt là khi bà ở cùng với cháu vì nhiều lý do chứ không chỉ riêng về khía cạnh tình cảm.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến hình ảnh bà ngoại trở nên sâu đậm trong kí ức của nhiều trẻ thơ.
Truyền lại cho cháu nhiều gen hơn
Mọi sinh vật trên Trái Đất đều được tạo thành từ các chuỗi DNA. Gen là các nhóm ADN tạo nên một thông điệp toàn bộ các đặc tính. Những ‘đặc tính’ này được truyền từ cha mẹ cho con cái của họ theo thế hệ.
Theo di truyền học, ông bà truyền lại trung bình 25% DNA của họ cho người cháu với tỷ lệ chính xác tùy thuộc vào sự trao đổi DNA. Tuy nhiên, mặc dù cả ông bà nội ngoại đều truyền gen của họ cho cháu nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bà ngoại lại có ảnh hưởng lớn hơn cả.
Gần gũi và chăm sóc cháu bằng cả tấm chân tình
Theo phong tục từ bao đời nay, con gái lấy chồng khi sinh nở thường về nhà ngoại để được bà ngoại chăm nom từng chút một. Và thế là ngay từ lúc mới chào đời, người cháu đã nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc đặc biệt của bà ngoại.
Do đó, dù cả ông bà nội ngoại đều yêu thương cháu mình nhưng bà ngoại lại có mối liên kết chặt chẽ với trẻ hơn cả. Bà ngoại thường có xu hướng trò chuyện, chăm sóc trẻ nhiều hơn so với những ông bà khác.
Tỷ lệ di truyền từ bà ngoại sang cháu cao hơn
Không chỉ mối liên hệ tâm lý khiến cho vai trò của bà ngoại trở nên quan trọng, một số giả thuyết còn cho rằng, về di truyền, giữa bà ngoại và bà nội có tỷ lệ di truyền cho những đứa cháu không giống nhau.
Như chúng ta đã biết, nam giới mang một cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, còn nữ giới là XX. Các nhiễm sắc thể X và Y được di truyền từ tinh trùng và trứng của bố mẹ, từ đó xác định giới tính của trẻ.
Các nhà khoa học cho biết, 25% nhiễm sắc thể X của bà ngoại có liên quan đến cháu (cả nam lẫn nữ). Còn bà nội chỉ chuyển một bản sao của nhiễm sắc thể X cho cháu gái, nhưng cháu trai lại không được nhận bất kỳ nhiễm sắc thể nào từ bà nội.
Điều đó có nghĩa là bà nội chỉ chia sẻ 50% nhiễm sắc thể X của họ với cháu gái của mình nhưng với cháu trai thì bà có 0% nhiễm sắc thể X di truyền.
‘Sự không chắc chắn bên nội’
Các nhà khoa học tin rằng, ‘sự không chắc chắn của bên nội’ có thể ảnh hưởng lớn đến cách các ông bà chăm sóc cháu của họ.
‘Sự không chắc chắn của bên nội’ ở đây ngụ ý rằng, đứa trẻ mà người cha đang nuôi chưa chắc đã là con của họ vì họ không tự sinh ra chúng. Về lâu dài, nó có thể làm giảm sự tham gia của người thân bên nội, bao gồm cả bà nội, vào việc chăm sóc con cái.
Mặt khác, phụ nữ luôn chắc chắn về đứa trẻ mà cô ấy sinh ra, điều này khiến cho các kết nối mẫu hệ trở nên mạnh nhất trong gia đình qua bao thế hệ.
Luôn coi cháu như một báu vật
Người xưa từng có câu ‘cháu bà nội, tội bà ngoại’ ý chỉ bà ngoại gắn bó với đứa trẻ nhiều hơn so với bà nội. Khi trẻ được sinh ra, bà ngoại sẽ là người vất vả hơn cả. Bà sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để chăm sóc từ con gái mới sinh đến đứa cháu nhỏ vào chào đời.
Đặc biệt, bà ngoại gần như là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ những khó khăn hoặc vấn đề trong quá trình nuôi dạy cháu. Tội vạ đâu đâu cũng đổ hết lên bà ngoại. Bà nội thường sẽ nhàn hơn nhưng khi trẻ lớn lên, bà nội dường như lại được hưởng phúc hơn. Bởi trong não trạng của xã hội, cháu nội thường được coi trọng hoặc ưu ái nhiều hơn là cháu ngoại.
Chính vì những điều này mà trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ bà ngoại luôn là một phần ký ức sâu đậm trong tâm trí.
Xuân Hạ (t/h)
Xem thêm: