Tinh Hoa

Tác dụng tuyệt vời từ quả sung ai cũng nên biết

Sung là loại quả rất phổ biến ở VN, chính vì thế nhiều người xem sung như một loại quả vô dụng, chỉ để chưng dịp Tết. Trên thực tế, sung rất tốt đối với sức khỏe và có tác dụng trong phòng chống các loại bệnh tật kể cả ung thư.

Trong thành phần quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic axit, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1. (Ảnh: Internet)

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm, bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Trong thành phần quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic axit, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy công dụng dụng của quả sung là rất lớn.

Công dụng tuyệt vời từ việc ăn quả sung

Ăn sung giúp ngăn ngừa tăng huyết áp

Mọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

Cũng như chuối, sung rất giàu kali. Điều này rất tốt cho người muốn làm hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe của mình. Việc ăn trái sung đều đặn hàng ngày sẽ giúp bù đắp lại lượng kali giúp ổn định huyết áp.

Ăn sung tốt cho tim mạch

Trong trái sung có chứa một lượng không nhỏ các chất phenol, omega-3 và omega-6 là những axit béo có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Lá sung có tác động đáng kể tới chất béo trung tính trong cơ thể – một loại chất béo gây ra các bệnh về tim. Vì thế việc sử dụng 2 bộ phận này của cây sung thường xuyên sẽ giúp ích cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Omega-3 và omega-6 trong quả sung tốt cho tim mạch. (Ảnh: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sung có các dưỡng chất dồi dào như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sung là loại quả giàu kali, vì thế có thể giúp người bệnh tiểu đường điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể, giảm lượng đường được hấp thụ vào máu, giúp ổn định lượng đường huyết. Hơn nữa, lượng chất xơ hòa tan (pectin) có trong quả sung có thể thúc đẩy chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường.

Ăn sung tốt cho hệ thống xương

Sung rất giàu canxi và phốt pho – những thành phần quan trọng tốt cho sự phát triển của xương và giảm nguy cơ loãng xương. Phốt pho là loại chất không phải loại thực phẩm nào cũng có, mà chất này lại cực kỳ quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và tái sinh xương ngay khi hệ thống xương gặp thương tổn hay suy thoái.

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Ăn sung có thể bổ sung canxi cho xương. (Ảnh: Internet)

 

Sung giúp ngăn ngừa táo bón

Có khoảng 5g chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.

Tác dụng của trái sung đối với việc giảm cân

Ngoài những tác dụng của trái sung đã được ứng dụng trong y học, trị bệnh thì trái sung còn được sử dụng trong cả việc giảm cân. Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì.

Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.

Sung chữa mụn nhọt, lở loét

Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên vùng tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa vùng tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại. Nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú.

Xoa dịu thần kinh

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.

Với những công dụng tuyệt vời này từ quả sung, mọi người có thể tham khảo và tận dụng để sử dụng quả sung hiệu quả nhất để không tốn tiền mua thuốc nhé.

Có thể sử dụng quả sung như một vị thuốc chữa bệnh

Có thể dùng sung tươi sấy khô, hoặc đem tán thành bột để sử dụng. (Ảnh: Internet)

Một số cách dùng cụ thể:

– Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

– Ho khan không có đờm: Dùng sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày một lần.

– Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.

– Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

– Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

– Sa đi: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống.

– Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.

– Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

– Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa bệnh.

Trong Y học cổ truyền có hướng dẫn nhiều cách sử dụng nhựa của quả sung làm thuốc. Muốn lấy nhựa sung, người ta băm thân cây, hứng lấy nhựa.

Y học hiện đại cũng nghiên cứu về nhựa sung và thấy rằng loại dược phẩm này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết…

Nhựa sung có thể sử dụng làm thuốc. (Ảnh: Internet)

Loại nhựa này còn có thể làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư. Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, nó mang đi các cholesterol dư thừa và loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng cách mang chúng đến hệ bài tiết. Nhờ vậy, việc ăn quả sung thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh ung thư vùng bụng, nhất là ung thư ruột kết.

Nhựa sung được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú

Cách dùng: Rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng.

Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu

Cách dùng: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5 ml hòa trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.

Chúc Di (t/h)