Bản nhạc Requiem là tác phẩm cuối cùng của thiên tài âm nhạc Mozart, sáng tác năm 1791, trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và một sứ mệnh cũng hết sức đặc biệt: Tiên tri cho Ngày Phát Xét cuối cùng…
Tác phẩm cuối cùng của Mozart
Wolgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) sinh ra ở Salzbourg, Áo. Người thầy dạy dỗ Mozart chính là người cha, một nghệ sĩ biểu diễn đàn violon đồng thời là một nhạc sĩ sáng tác. Tuổi thơ cùng với thiên tài sớm phát triển của thần đồng Mozart, vai trò quan trọng của người cha, những thành công rực rỡ cùng những nổi đắng cay trong cuộc đời của ông có lẽ không một ai không biết đến.
Mozart để lại cho đời sau một bản di sản nghệ thuật khổng lồ bao gồm 754 tác phẩm các loại. Cái chết đã cướp đi sinh mạng ông vào tuổi 35 khiến ông không thể hoàn thành bản Requiem được coi như di chúc nghệ thuật của Mozart.
Vào một ngày cuối tháng 7/1791, một người bí ẩn trong bộ đồ xám đến xin gặp Mozart. Ông ta tự giới thiệu là viên quản lý tài sản của một vị bá tước được chủ cử đến gặp Mozart để viết một bản Requiem hay khúc tưởng niệm cho bà vợ quá cố của nhà quý tộc.
Lúc đó Mozart vừa viết xong tác phẩm La flute enchantee (Cây sáo thần diệu), lập tức bắt tay vào tác phẩm mới đặt hàng, nhưng đến giữa tháng 8, sau khi soạn xong hai chương Introit và Kyrie, Mozart phải tạm dừng để viết khẩn trương một tác phẩm vở nhạc kịch La clemence de Titus (Lòng khoan dung của Titus). Titus là Hoàng đế La Mã nổi tiếng về lòng yêu thương nhân dân. Để kịp thời chào mừng lễ đăng quang của Hoàng đế Leopold ở Prage vào ngày 06/09 sắp tới.
Sau khi ở Prage vội vã trở về, Mozart kiệt sức và đã ngã bệnh. Một phần cơ thể bị liệt kèm theo những cơn đau đầu dữ dội làm ông rên rỉ suốt cả ngày đêm. Ông than thở với người bạn thân: “Chẳng lẽ mình phải từ giã cõi đời giữa lúc vừa đẩy lui được sự đói nghèo, tự nuôi sống bằng nghệ thuật. Lúc này mình không còn là một tên nô lệ phục vụ cho mọi thứ thời thượng, một con người khốn khổ bị trói chặt vào những tên đầu cơ nghệ thuật. Mình đã có thể tự do viết theo sự thôi thúc của trái tim và cảm hứng sáng tạo. Thật đau khổ khi mình phải rời bỏ gia đình với những đứa con tội nghiệp, bơ vơ đang cần bàn tay chăm sóc của người cha”.
Tuy nhiên trí tuệ của Mozart vẫn minh mẫn. Nằm trên giường bệnh ông tiếp tục đọc cho Sussmayer, người học trò gần gũi của mình những nốt nhạc đang hình thành trong đầu để hoàn thành bản Requiem. Mỗi khi viết xong một đoạn, ông yêu cầu người học trò tái hiện lại cho ông những âm thanh vừa sáng tạo.
Một ngày trước khi ông mất, ông được nghe người ta đọc bản văn “Requiem” với thân nhân và bạn hữu. Tác phẩm chưa viết xong, nhưng bản dự thảo đã được hoàn thành. Hầu hết phần khác mới chỉ là dàn ý, ngoại trừ đoạn quan trọng “Lacrimosa”, Mozart mới viết được duy nhất tám ô nhịp đầu tiên.
Sussmayr đã hoàn thành tác phẩm “Requiem”, K.626, sau cái chết của chủ nhân. Đây là bản requiem có quy mô lớn đầu tiên với các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng. Đây là bản requiem nổi tiếng đầu tiên cho ta thấy được cấu trúc rộng lớn hơn của thể loại này.
Buổi trình diễn đầy đủ đầu tiên của tác phẩm này được thực hiện vào ngày 2/1/1793, mười ba tháng kể từ khi Mozart qua đời. Tổng phổ viết cho hai kèn horn trầm, hai kèn bassoon, ba kèn trombone, hai kèn trumpet, timpani, đại phong cầm và khối đàn dây.
Lời dịch riêng đoạn “Lacrimosa” trong Requiem tiên tri đến Ngày Phán Xét cuối cùng:
(Hợp xướng hòa điệu)
Ngày đầy nước mắt rồi cũng sẽ đến
Ngày tội nhân từ trong tro bụi
Sẽ sống lại để chịu phán xét
Chúa ơi tha thứ!
Đức chúa Jesus từ bi
Ban cho họ an nghỉ muôn đời. Amen!
Hay những trích đoạn khác trong Requiem:
Ôi hãi hùng kinh khiếp
Khi Đấng Thẩm phán đến,
Xét xử rất nghiêm ngặt!
Tiếng kèn vọng sửng sốt.
Trên mồ mả khắp miền.
Bắt tựu trước Thẩm phán.
Sự chết và tạo vật kinh hoàng.
Khi thụ sinh trỗi dậy
Trả lời Đấng Thẩm phán.
Cuốn sách sẽ mở ra
Trong đó ghi chép cả,
Trần gian cứ đó bị xét xử.
Khi Thẩm phán ngự tòa,
Mọi bí ẩn sẽ lộ ra.
Không chi không bị phạt.
Ngày Phán Xét cuối cùng, hết thảy thiện ác trên đời sẽ được phân xử
Theo tiên tri Khải Huyền của Thánh Kinh, sẽ có thời điểm mà toàn nhân loại đứng trước sự phán xét của Thượng đế. Một số sẽ được lên Thiên đàng, còn những người khác sẽ vĩnh viễn bị trừng phạt dưới Địa ngục.
Tuy nhiên, Kinh Thánh miêu tả thời kỳ này không phải là một thời kỳ kinh hãi, mà là thời kỳ đầy hy vọng và phục hồi.
Chúng ta đọc lời miêu tả của John về Ngày Phán Xét trong Khải Huyền 20:11, 12: “Tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng Thẩm phán đang ngồi ở trên; trước mặt Ngài, trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho họ nữa. Tôi thấy những người chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và những cuộn sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.
Khi nào Ngày Phán Xét bắt đầu? Sách Khải Huyền cho biết Ngày Phán Xét bắt đầu sau cuộc chiến Armageddon, khi mà hệ thống trên Trái đất của Satan bị hủy diệt. (Khải Huyền 16:14, 16; 19:19–20:3).
Nhưng mọi người sẽ chịu phán xét dựa trên điều gì? Theo sự sứ đồ John, “các sách thì mở ra” và “mọi người bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy”.
Trong Ngày Phán Xét, lần đầu tiên hàng tỷ người sẽ có cơ hội biết về ý muốn của Thượng đế và làm theo ý muốn ấy. Điều này có nghĩa là một công việc giáo dục trên bình diện lớn sẽ diễn ra. Quả thật, lúc đó “dân cư của thế gian đều học sự công bình” (Isaiah 26:9).
Tuy nhiên, không phải mọi người đều sẵn sàng tuân theo ý muốn của Thượng đế. Cũng có những người xấu tới mức không thể được cứu.
Cuối Ngày Phán Xét, những người còn lại sẽ “được sống” theo ý nghĩa trọn vẹn nhất với tư cách con người.
Sau đó, một thử thách cuối cùng sẽ đến. Satan sẽ được thả khỏi ngục và được phép đi lừa người dân lần cuối. (Khải Huyền 20:3, 7-10) Những người kháng cự hắn sẽ được hưởng trọn vẹn lời hứa này của Kinh Thánh: “Người công bình sẽ nhận được đất, và ở tại đó đời đời”. (Thi Thiên 37:29).
Quả thật, Ngày Phán Xét sẽ là ân phước cho tất cả những người trung thành!
TinhHoa tổng hợp