Học giả chính thống vẫn luôn cho rằng các nền văn minh cổ ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ không có sự liên quan với nhau. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phát hiện khảo cổ cho thấy các nền văn minh cổ xưa có những nét tương đồng một cách kỳ lạ.
Rất nhiều di chỉ cổ xưa ở Nam Mỹ có những điểm tương đồng lạ lùng với một số nơi khác trên thế giới về một số thiết kế và công trình xây dựng. Bên cạnh đó, người Olmec, Aztec, Ai Cập và người bản địa New Zealand đều có những mô tả tương tự về Thần của họ, cả cách các vị Thần đến với tổ tiên họ cũng được miêu tả gần giống nhau.
Liệu những điểm tương đồng này có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hoặc có một khả năng khác, đó là những nền văn hóa cổ xưa này đã có sự liên hệ với nhau bằng cách nào đó. Phải chăng, từ xa xưa, giống như trong truyền thuyết của các dân tộc trên khắp thế giới, các vị Thần đã hạ thế truyền dạy tri thức và văn hóa cho họ.
Văn minh Olmec cổ đại và tấm bia La Venta số 19
La Venta 19 cung cấp hình ảnh sớm nhất về Rắn lông chim ở Trung Mỹ. Hình tượng này được biết đến ở nhiều nền văn hóa cổ trên đất Mexico ngày nay như Kukulkan hoặc Quetzalcoatl. Đây được xem là một vị thần đến từ thiên thượng đã truyền lại những tri thức quý giá cho các nền văn hóa cổ đại.
La Venta là một địa điểm khảo cổ thuộc nền văn minh Olmec, và đây cũng được cho là một trong những nền văn minh phát triển đầu tiên ở châu Mỹ.
‘La Venta’ stele 19 cung cấp một hình ảnh đáng kinh ngạc: đó là một người đang ngồi trong một loại phương tiện giống xe ô tô, và như thể đang điều khiển máy móc.
Thoạt nhìn, hình ảnh này có vẻ không quá lạ lùng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là những mô tả tương tự về các vị Thần cũng được tìm thấy ở nhiều nền văn minh khác trên thế giới.
Thần Pourangahua trong truyền thuyết của người Maori
Theo truyền thuyết của người Maori, Thần Pourangahua đã cưỡi một “con chim bạc” từ nơi cư ngụ của Ông là xứ Hawaiki thần tiên đến vùng đất New Zealand.
Nếu so sánh hình ảnh vị Thần rắn lông chim trong văn hóa Trung Mỹ cổ với Thần Pourangahua của người Maori, chúng ta sẽ thấy hai vị Thần được mô tả rất giống nhau. Đây là 2 nền văn hóa cách nhau đến nửa vòng Trái Đất, tại sao lại có sự trùng hợp đến thế?
Tuy nhiên không chỉ có vậy…
Hãy cùng đến với nền văn minh Ai Cập cổ đại
Ở đó, chúng ta sẽ thấy một mô tả bí ẩn về vị Thần Hapi. Thần Hapi được xem là “cha của các vị Thần”. Trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, Hapi là vị Thần lũ của sông Nile, Ông cũng là vị Thần tượng trưng cho đất đai màu mỡ trù phú. Ông có làn da màu xanh dương hoặc xanh lá cây, theo các học giả điều này đại diện cho nước.
Hãy cùng nhìn vào những mô tả về Ông trên các bức chạm khắc. Một lần nữa chúng ta lại thấy sự giống nhau kỳ lạ với vị Thần rắn lông chim ở Trung Mỹ và Thần Pourangahua trong văn hóa người Maori.
“Văn minh thủy tổ” đều là do Thần truyền?
Ngày nay nhiều người cho là mê tín khi nhắc đến các vị Thần, nhưng khi tra lại lịch sử, người ta phải thừa nhận rằng sự khởi đầu của bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới cũng đều gắn với các vị Thần, các truyền thuyết và thần thoại. Có lẽ đó cũng chính là nguyên nhân của những điểm giống nhau kỳ lạ giữa các vị Thần trong các nền văn hóa cổ cách xa ngàn dặm ở trên.
Người xưa đối với “Thần” đều tỏ lòng tôn kính, bởi vì trước hết đó là những vị có cốt cách và phong thái đạo đức cao thượng phi phàm, hoặc là đã “Đắc Đạo”, thông thấu được lý trời, làm ra những “Thần tích”, để lại những “Thần ngôn”… cho con người.
Hoàng An (dịch & t/h)