Trong Phật giáo có cách nói “vạn vật có linh”, còn các nhà triết học về tư duy cũng cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều có “ý thức” nào đó từ mức độ thô sơ cho đến phức tạp do các rung động tạo ra.
“Ý thức” vẫn là điều khó nắm bắt, thách thức các khoa học hiện đại. Còn nhà phê bình văn học Alexis Soloski, với một cách tiếp cận thú vị, đã viết về ý thức của con người trên tờ New York Times như sau:
“Nói cách khác, làm sao một bộ não nặng 3 pound chứa các kênh natri và sợi trục cùng các nhánh lại có thể tạo ra một thực thể tự nhận thức được bản thân và biết yêu biết ghét?”.
Tuy duy của con người quả là một kỳ quan trong vũ trụ, có thể nhận biết về bản thân, thế giới vật chất và có các loại tình cảm, cảm xúc khác nhau. Nhưng liệu chúng ta có phải là sinh mệnh duy nhất trong vũ trụ có tư duy? Học thuyết toàn tâm luận không đồng tình với ý tưởng rằng chỉ có con người mới có linh hồn.
Cũng như Phật giáo cho rằng vạn vật đều có linh hồn, toàn tâm luận chủ trương rằng mọi thứ, dù nhỏ đến đâu, cũng có đều có ý thức. Đúng vậy, tất cả mọi thứ quanh ta, dù là động vật, thực vật, hay “vô tri vô giác” như chiếc máy tính bảng, cây bút… đều có ý thức và sự thật vẫn luôn là như vậy.
Triết học về tư duy cho rằng:
“… ý thức không hề đột nhiên xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong lịch sử phát triển của sinh mệnh. Thay vào đó, nó luôn luôn có mối quan hệ với vật chất và ngược lại – chúng là hai mặt của một đồng tiền”.
Sau từng ấy năm, ý tưởng cho rằng tất cả vật chất ít ra đều có một cấp độ ý thức thô sơ nào đó do các rung động tạo ra lại một lần nữa được chú ý. Lý thuyết “con người là thực thể duy nhất có tư duy” đang nhường đường cho học thuyết cổ xưa để giải bài toán về mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Có lẽ con người không phải là sinh mệnh có tri giác duy nhất.
Ngay cả sàn bê tông cũng rung động và tỏa ra các đợt sóng với những vật xung quanh, truyền tải từng chút thông tin.
“Bất cứ hệ thống nào sở hữu một chút thông tin tích hợp đều có thể trải nghiệm điều gì đó. Để tôi nhắc lại: Bất kỳ hệ thống nào có một chút thông tin tích hợp đều có trải nghiệm ý thức rất nhỏ”, nhà thần kinh học Christoff Koch cho biết.
Giáo sư Tam Hunt, nhà triết học về tư duy ở Đại học California, đã cùng các giáo sư tâm lý học và các triết gia phát triển “thuyết ý thức cộng hưởng” và nghiên cứu những mô hình đồng bộ điện trong não bộ. Ông cho rằng toàn tâm luận là một quan điểm triết học “phù hợp nhất với rất nhiều những dữ liệu khoa học hiện đại về tinh thần trong tự nhiên”.
“Chúng tôi cho rằng sự cộng hưởng – một từ vựng để chỉ các rung động đồng bộ – là cốt lõi của không chỉ ý thức con người mà còn cả ý thức của động vật và của hiện thực vật chất”.
– Giáo sư Tam Hunt
Tất cả vật chất trong vũ trụ đều trong trạng thái chuyển động liên tục, chúng rung động với những tần số khác nhau. Điều thú vị là, những rung động này dường như hưởng ứng, đồng bộ với nhau để quy về cùng một tần số. Vật chất và sự sống có thể đồng bộ với nhau chứ không trở nên mất trật tự.
Giáo sư Hunt đưa ra một ví dụ như sau:
“Khi một số loài đom đóm nào đó tập trung thành đàn lớn, chúng cùng nhau nhấp nháy, theo một cách khá bí ẩn”.
Xu hướng vật chất rung động theo sóng đồng bộ với nhau cho phép chúng giao tiếp với các vật chất xung quanh. Các sóng có độ dài khác nhau như Gamma, Beta và Alpha được gửi vào trong vũ trụ. Hunt tin rằng nhận thức, thiền định và ý thức tập trung được tạo điều kiện bởi những tia Gamma mạnh mẽ đồng bộ hoá với nhau. Khi các nơron rung động tại cùng một tần số, chúng dẫn tới loại ý thức cao cấp hơn và phức tạp hơn.
Ý thức cao cấp hơn phát xuất từ sự cộng hưởng chung, kết hợp những sự rung động tương đối đơn giản thành ý thức của một nhóm lớn hơn. Liệu đó có phải là một “linh hồn tập thể” không? Có thể như vậy lắm!
Liệu cơ thể của chúng ta có phải là tập hợp của những tế bào vi quan đang hợp tác với nhau để tạo nên một ý thức tập thể hay không?
Theo Giáo sư Hunt: “Trong các cấu trúc sinh học có năng lực truyền dẫn và xử lý thông tin, xu hướng tự tổ chức này có thể và thường tạo ra những thực thể có ý thức lớn hơn”.
Các triết gia và các nhà khoa học thần kinh đang quay về với tư duy cổ đại để trả lời cho câu hỏi từ ngàn xưa về mối quan hệ giữa vật chất và tư duy. Một số người vẫn tin rằng ngôn ngữ quyết định ý thức, và sự thực là “ngôn ngữ” có thể được chia nhỏ ra về cấp cơ bản như sóng, cộng hưởng và rung động.
Hạ Chi (Theo Ancient Code)
Xem thêm: