Dorothy Eady sinh ngày 16/1/1904 ở Blackhearth, khu vực phía Đông Nam London, Anh. Năm lên 3 tuổi, Dorothy không cẩn thận bị ngã cầu thang. Các bác sĩ kết luận cô bé không thể sống sót.
Nhưng chỉ sau 1 giờ, Dorothy đã có thể ngồi dậy và chơi đùa như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Kể từ đó cô bé thường xuyên có những biểu hiện rất kỳ lạ. Dorothy hay kể cho cha mẹ về cuộc sống của cô trong một tòa nhà hình trụ khổng lồ, và nói rằng muốn quay trở về ngôi nhà thật sự trong tiền kiếp.
Ai Cập trước Công nguyên có một ngôi đền vĩ đại với những cây cột cao to lẫm liệt. Dưới chân đền là vườn thực vật xum xuê khoe sắc.
Tại đó, Dorothy thấy nhiều người gọi mình là Bentreshyt. Cha cô là một người lính, mẹ làm nghề bán rau. Năm Bentreshyt lên 3 tuổi thì mẹ không may mất sớm, người cha đã gửi Bentreshyt đến ngôi đền Seti cho các thầy tế lễ nuôi dưỡng.
Năm 12 tuổi, thầy tế đã đưa cho Bentreshyt hai sự lựa chọn. Một là ra ngoài sống một cuộc đời bình thường, hai là ở lại và trở thành một nữ tu thánh khiết, cả đời phục vụ cho nữ thần Isis. Và Bentreshyt đã lựa chọn ở lại.
Sau sự lựa chọn của mình, Bentreshyt thề với các vị thần sẽ sống trọn cuộc đời của một trinh nữ và trở thành một nữ tu thánh thiện.
Hai năm sau, Bentreshyt tròn 14 tuổi, trở thành một thiếu nữ xinh đẹp dễ động lòng người. Trong các buổi kịch nghệ thường niên, cô thường được giao cho vai diễn miêu tả lại những nỗi khổ hình và sự phục sinh của thần Osiris, một vinh hạnh mà chỉ có những nữ tu sĩ đồng trinh, hiến dâng cả đời cho nữ thần Isis mới có được.
Một hôm nọ, Bentreshyt đang nghỉ ngơi trong khuôn viên của ngôi đền thì tình cờ vua Pha-ra-ông Seti I khi ấy 50 tuổi, cũng đang dạo xung quanh đó. Vị vua tối cao của Ai Cập đã động lòng trước vẻ đẹp kiêu sa của Bentreshyt, nhưng dường như cô gái đó không hề hay biết đến sự tồn tại của vị vua.
Cho đến khi Seti chủ động đến bắt chuyện với nàng thì Bentreshyt mới nhẹ nhàng đưa mắt ngước nhìn. Cô chưa từng thấy vị vua nào lịch lãm và đáng mến đến thế, trái tim chưa từng rung động nay đã biết thổn thức dù biết mình không thể.
Nhưng rồi tình yêu đã thắng lý trí, cả hai đem lòng yêu nhau. Không lâu sau, Bentreshyt trót trao cuộc đời mình cho Pha-ra-ông Seti và mang thai. Cô đành thú nhận điều này với thầy tế lễ, khiến thầy tế rất thất vọng.
Bentreshyt vì không muốn làm tổn hại đến thanh danh của Pha-ra-ông, đã chọn cách tự sát để kết liễu cuộc đời. Câu chuyện trên đã được Dorothy viết trong cuốn nhật ký dài 70 trang của mình, tất cả đều được viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại.
Nghìn năm luân hồi
Nghìn năm sau, Bentreshyt chuyển sinh thành Dorothy. Mặc dù mang theo một thân phận khác, nhưng cô vẫn nhớ được các ký ức từ tiền kiếp. Cô luôn cảm giác như bản thân không thuộc về thế giới này…
Mời quý độc giả xem tiếp câu chuyện “Sự chuyển sinh của người tình Pharaoh: Nghìn năm luân hồi không quên chốn cũ” trong video dưới đây: