Nếu bạn yêu thích tiếng Trung hay lựa chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ để học tập cũng như phát triển trong nghề nghiệp, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, đây không hẳn là nơi lý tưởng nhất dành cho bạn. Tại sao vậy?
Trong thời đại Trung Quốc quay trở lại là một siêu cường thế giới như hiện nay, lẽ dĩ nhiên tiếng Trung sẽ trở nên phổ biến. Với dân số gần 1,4 tỷ người, có lẽ không một ai ôm mộng trở thành công dân toàn cầu mà lại có thể bỏ qua việc học tiếng Trung. Theo các số liệu thống kê, số sinh viên Mỹ đang học tiếng Trung đã tăng gấp đôi từ 200.000 năm 2015 lên 400.000 năm 2018.
“Người dân vùng Bay Area tại San Francisco đã nhìn thấy lợi ích của việc học một ngôn ngữ thứ 2. Tiếng Trung là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới, vậy nên họ có thể cho rằng học tập tiếng Trung có thể mở ra cánh cửa cho họ trên con đường sự nghiệp phía trước“, David P. Wong, trợ lý quản lý tại Học khu Thống Nhất San Francisco cho biết.
Để thành thạo một ngoại ngữ, bạn cần phải sống trong nền văn hoá ấy. Và điều đáng ngạc nhiên với nhiều người là Trung Quốc không phải là nơi thích hợp nhất để học tiếng Trung mà đệ nhất phải là Đài Loan.
Tại sao lại là Đài Loan?
Tiếng Trung nguyên bản nhất, truyền thống nhất
Nếu có hiểu biết nhất định về tiếng Trung, bạn hẳn sẽ nhận ra rằng tiếng Trung ở Đài Loan được dạy khác với tiếng Trung ở Trung Quốc hay ở những cơ sở được Bắc Kinh tài trợ trên khắp thế giới. Lý do rất đơn giản – Trung Quốc dạy tiếng Trung ‘giản thể’ còn Đài Loan dạy tiếng Trung ‘phồn thể’.
Nếu đem so sánh, tiếng Trung phồn thể rõ ràng là có phong vị hơn nhiều. Các chữ tượng hình trong tiếng Trung phồn thể có thể giúp hình dung ý nghĩa của chữ đó rõ ràng hơn. Học chữ phồn thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ. Ngược lại, tiếng Trung giản thể bị lược bớt hoặc thay đổi một số nét làm biển đổi đi nội hàm của chữ.
Ví như chữ “thân” (親) phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình đã bị lược bỏ bộ kiến (見 ) ở bên phải, vậy là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình nhưng lại không ngó ngàng đến. Chữ “ái” (愛) phồn thể bị bỏ đi bộ tâm (心) ở giữa, vậy là “ái bất tâm” nghĩa là tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim…
Ngoài ra còn là sự logic của ngôn ngữ, vốn trở nên thiếu sót trong phiên bản giản thể. Ví dụ, thứ tự các nét trong tiếng Trung phồn thể có độ chặt chẽ và mạch lạc hơn tiếng Trung giản thể.
Vậy lợi ích của việc học tiếng Trung phồn thể so với tiếng Trung giản thể là gì? Trước hết, bạn sẽ hiểu tiếng Trung cũng như văn hóa đích thực của người Trung hơn. Thứ hai, người biết tiếng Trung phồn thể có thể dễ dàng thích nghi với cả hai phiên bản, giúp họ nói chuyện và sử dụng ngôn ngữ tự tin hơn người chỉ biết chữ giản thể.
Nhiều cơ hội rộng mở hơn
Học tiếng Trung phồn thể còn giúp bạn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn, đặc biệt nếu bạn có cơ hội nghề nghiệp ở Trung Quốc. Công ty ở Trung Quốc đó có thể có văn phòng ở Hồng Kông hay Đài Loan. Vì cả hai khu vực này đều dùng nhiều tiếng Trung phồn thể nên hiểu biết của bạn sẽ có ích nếu họ muốn tìm một người tới công tác tại hai khu vực ấy. Chưa hết, nếu bạn muốn theo đuổi môn thư pháp, thì hiểu biết sâu sắc về các ký tự tiếng Trung phồn thể là điều bắt buộc.
Xã hội tự do, dân chủ
Một khác biệt rất lớn giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan là thể chế. Trong khi Trung Quốc nằm dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì Đài Loan là một quốc gia dân chủ, tự do.
Nếu bạn chọn Trung Quốc để học tiếng, nên nhớ rằng mạng Internet mà bạn sử dụng sẽ bị kiểm duyệt gắt gao. Bất cứ phát ngôn nào đi ngược lại với “lợi ích của người Trung Quốc”, cho dù là vô tội, cũng có thể khiến bạn bị tống giam. Chưa hết, nhiều khả năng các nhà giáo dục sẽ cố gắng tẩy não bạn bằng hệ tư tưởng đấu tranh của chủ nghĩa Mác-Lê.
Ở Đài Loan không có những nguy cơ này, Internet tự do không bị kiểm duyệt, bạn có quyền tự do ngôn luận mà không sợ bị bỏ tù và không có các nội dung tuyên truyền tẩy não trong các tài liệu khóa học.
Môi trường trong lành, người dân thân thiện
Ở Trung Quốc, do bị tẩy não bởi thuyết vô thần, thuyết đấu tranh sinh tồn, đồng thời trải qua mấy chục năm vận động chính trị, khủng bố giết chóc, văn hóa truyền thống chú trọng sự tu dưỡng đạo đức, hài hòa giữa người với người ở nơi đây đã bị đạp đổ. Thay vào đó là văn hóa giả dối, tranh đấu lên ngôi khiến người Trung Quốc ngày nay gây rất nhiều tiếng xấu, mâu thuẫn giữa người với người ngày càng trở nên gay gắt.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng, khai thác tài nguyên quá mức không đoái hoài đến hậu quả lâu dài cũng khiến môi trường ở Trung Quốc lâm vào tình trạng ô nhiễm, xuống cấp nghiêm trọng.
Ngược lại, mặc dù là một trong 4 con rồng của châu Á nhưng song song với việc hướng tới sự phát triển, người dân Đài Loan vẫn luôn giữ được lý tưởng và những giá trị truyền thống. Sự thân thiện, hiếu khách là điều rất dễ nhận thấy khi đến xứ sở này. Đồng thời, Đài Loan không phải trải qua quá trình tẩy não nghiêm trọng như Trung Quốc nên từng thời khắc ở đây đều khiến bạn cảm thấy được tôn trọng.
Bên cạnh đó, Đài Loan là quốc gia nằm trong top sạch nhất Châu Á, ngoài Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Không khí ở đây rất trong lành, mát mẻ, trên mặt đất không có lấy một chiếc túi nilon hay cọng rác nào. Năm 2016, Đài Loan còn được công nhận là nơi đáng sống nhất dành cho người nước ngoài theo khảo sát của InterNations Expat Insider. Với kết quả này Đài Loan đã vượt qua cả Mỹ, Úc, Hong Kong để vươn lên vị trí dẫn đầu về môi trường sống.
Tuy vậy, có một hạn chế lớn ở Đài Loan – vì hầu hết mọi người đều nói tốt tiếng Anh. Như vậy đồng nghĩa việc bạn có thể sa vào việc dùng tiếng Anh (nếu bạn nói tốt tiếng Anh) với người bản địa thay vì rèn luyện tiếng Trung. Chuyện này không tồn tại ở Trung Quốc, vì tại quốc gia này rất ít người nói tiếng Anh.
Tuy vậy, nếu bạn kiên trì thực tập tiếng Trung thì Đài Loan là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với Trung Quốc. Hãy hỏi người dân Đài Loan – họ rất thân thiện và sẽ nhiệt tình giúp đỡ các bạn.
Quốc Hùng
Nguồn: Vision Times
Xem thêm: