Bạn đã bao giờ muốn biết sinh vật sống to lớn và có thân hình nặng nề nhất trên thế giới là loài nào không? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy!
Bởi nó không phải là một con mực khổng lồ, loại nấm to lớn đáng sợ hay loài cá voi xanh hòa bình, mà nó chính là cây Pando (tiếng Latinh là “Tôi lan tràn”).
Khác xa với sự uy nghiêm của cây sồi hay sự trải dài bất tận của loài cây gỗ đỏ, cây Pando khiêm tốn hơn rất nhiều. Hay nói đúng hơn nó được xem là một tập hợp kết nối của dòng cây vô tính cùng chia sẻ một hệ thống rễ khổng lồ. Loài cây này có lớp vỏ màu trắng và thân hình mảnh khảnh.
Cụ thể, Pando không phải là một thân cây duy nhất mà là tổng thể 47.000 cây dương lá rung phát triển từ một hệ thống rễ cây trải rộng trên diện tích khoảng 43 ha, và nặng khoảng 6.600 tấn, cây nặng nhất tồn tại trong Trái Đất. Loài cây này sinh trưởng ở phía Nam dãy núi Wasatch tại thành phố Utah, cách hồ cá trên quốc lộ 25 khoảng 1,7 km về phía Tây Nam.
>>> Khu rừng cổ xưa truyền cảm hứng cho “Công chúa Mononoke” có gì đặc biệt?
Cây Pando được biết đến như là loài sinh vật thuộc dòng vô tính (nhóm sinh vật di truyền giống hệt nhau), và đạt được kích thước hiện tại sau một quá trình sinh sản thực vật (quá trình sinh sản vô tính, trong đó cấu trúc mở rộng ra và hình thành thân mới giống với cây mẹ).
Trải rộng một khu vực rộng lớn, rễ của cây Pando có nhiệm vụ mang nước và chất dinh dưỡng từ khu vực này đến khu vực khác, để giữ cho toàn bộ cơ thể khổng lồ của mình được khỏe mạnh.
Một phần nguyên nhân khiến cho loài cây này có sự phát triển kéo dài và ngày càng mở rộng là do một đám cháy rừng vào cuối kỷ băng hà đã đốt cháy các thân cây quấn quanh nó. So với những loài cây khác, Pando dễ cháy hơn rất nhiều vì không có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài.
Sau khi phần lớn cây khổng lồ này chết đi, các cây còn lại được kích thích sinh sản bằng cách thay đổi nội tiết tố để tăng trưởng nhanh chóng. Các chuyên gia khẳng định Pando không hề có hoa trong suốt 10.000 năm qua.
>>> Sinh vật thần thoại trong văn hóa dân gian Orkey
Mỗi cây dương lá rung riêng lẻ sống được khoảng 130 năm và rễ lại tiếp tục tái tạo cây dương lá rung đã chết thành cây mới ở một vị trí khác gần đó. Cây dương lá rung được tái sinh từ các xúc tu – một loại rễ chồi ra ngoài từ các thân cây.
Tuy rằng mỗi cây dương lá rung có thể có hình dáng khác nhau nhưng chúng có chung một đặc điểm di truyền bởi đều xuất phát từ một hệ thống rễ để trở thành những cây riêng biệt.
Vào mùa thu, lá cây chuyển sang màu vàng gạch và trông chúng dường như phát sáng lấp lánh trong ánh sáng Mặt Trời.
Tú Văn, theo gardencollage