Xe cộ nhiều khi đi trên đường mà không chú ý, sẽ rất dễ xảy ra va chạm dẫn đến tai nạn. Để tránh phiền phức, trong tình huống nhẹ thì nói câu xin lỗi, cố gắng sao cho có thể chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không là tốt nhất. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng chú ý những gì nên và không nên nói trong tình huống này.
Tai nạn xe cộ dù chỉ là va chạm nhẹ, hay lớn hơn nữa là gây ra những tốn thất lớn về tài sản cũng như ảnh hướng đến sức khỏe là điều mà không ai mong muốn. Nhưng trong thực tế cuộc sống đó là điều không thể tránh khỏi.Vậy khi phải đối mặt với những tình huống như vậy chúng ta phải xử lý như thế nào?
Một vị luật sư cho biết, ông đã từng gặp trường hợp, người trong cuộc nói lời xin lỗi trước, lại bị đối phương thừa cơ “cắn chặt” không buông, cương quyết đòi bồi thường. Bởi vậy, ông khuyên mọi người rằng, trước khi cảnh sát đến hiện trường xử lý vụ việc thì “im lặng là vàng” mới là phương pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân.
Hơn nữa nếu như một khi xảy ta tai nạn giao thông, tuyệt đối không được vội vàng trốn khỏi hiện trường. Luật sư cho biết, chỉ cần hễ chạy trốn thì chính là phạm tội gây tai nạn bỏ trốn, hơn nữa tội còn nặng hơn. Trước đây, một lần đại sứ Honduras xảy ra va chạm với một thiếu niên, bởi cần phải mau chóng bắt kịp chuyến bay liền để lại danh thiếp rồi bỏ đi trước, suýt chút nữa đã dẫn đến vụ việc gây tai nạn bỏ trốn.
Luật sư lại nhấn mạnh một lần nữa câu “im lặng là vàng” ở hiện trường va chạm xe cộ là thích hợp nhất. Ông khuyên mọi người, một khi xảy ra tai nạn, hãy đợi cảnh sát sau khi đến chụp ảnh thu thập bằng chứng, làm rõ toàn bộ vụ việc, sau khi mọi chuyện được giải quyết xong thì mới nói đến thủ tục bồi thường.
Ngoài ra càng cần phải giữ bình tĩnh, dù cho đối phương nói lời khiêu khích, cũng tuyệt đối không được mắc bẫy!
Vì để tránh cho những rắc rối không cần thiết sau này, và giữ tỉnh táo xử lý tai nạn xảy ra, xin đưa ra 10 cách thức quan trọng trong việc xử lý tai nạn xe cộ:
1. Sau khi xảy ra tai nạn xe cộ, lập tức chuyển chế độ đèn xi nhan hai bên và lấy tấm biển cảnh báo tam giác nhắc nhở những chiếc xe lưu thông đằng sau tránh đụng phải, đồng thời nên đặt tấm biển tam giác ở đằng sau thân xe làm ký hiệu nhắc nhở.
2. Chủ xe tốt nhất làm được “giữ lại hiện trường nguyên vẹn để có lợi cho cảnh sát thu thập bằng chứng”. Khi phía cảnh sát đến hiện trường sẽ dựa theo phương vị xe cộ và đồ vật rơi ở hiện trường, phác họa bản vẽ hiện trường, làm bằng chứng cho việc giải quyết sự việc sau này. Bởi vậy vì để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ xe, xin đừng tùy ý phá hoại hiện trường.
3. Nếu như có người thương vong, lập tức gọi điện thoại đến bệnh viện cấp cứu, tuyệt đối không dùng phương tiện gây tai nạn chở đi. Khi xe cứu thương rời đi nhớ hỏi tên họ của người bị thương và bệnh viện nơi nạn nhân được đưa đến.
4. Phải nhớ gọi điện báo cảnh sát xử lý, bởi vì bên phía bảo hiểm hoặc tố tụng sẽ lấy những gì cảnh sát ghi chép làm tài liệu tham khảo quan trọng. Đối với những gì cảnh sát ghi chép, đo vẽ hiện trường, nhất định cần phải đối chiếu lại một cách tỉ mỉ xác thực, có vấn đề thì phải đề xuất nơi hiện tường, sau khi kiểm tra không có sai sót mới có thể ký tên xác nhận. Đồng thời tốt nhất là ghi lại họ tên hoặc danh hiệu và đơn vị sở thuộc của nhân viên cảnh sát xử lý.
5. Tốt nhất ở hiện trường hãy tránh tranh luận hoặc hòa giải, bởi như vậy sẽ dẫn đến khá nhiều phiền toái với việc phán quyết trách nhiệm gây tai nạn. Có những lúc hai bên đều cần phải gánh chịu trách nhiệm nhất định, thông thường chủ xe vốn không thể đưa ra phán đoán chính xác được. Ngoài ra, bởi vì an toàn cho bản thân, tốt nhất hãy tránh tranh cãi với đối phương ngay tại hiện trường. Và trước khi nguyên nhân tai nạn chưa rõ ràng, tốt nhất không nên tự mình hòa giải với đối phương, để tránh ảnh hưởng đến tố tụng và quyền lợi bảo hiểm sau này.
6. Nếu như báo cảnh sát, khi cảnh sát còn chưa đến hiện trường thì không nên rời khỏi hiện trường, để tránh sau này bị đối phương tố cáo là gây tai nạn bỏ trốn mà bị tăng thêm trách nhiệm pháp luật.
7. Chủ xe lúc cần thiết, tốt nhất có thể tìm kiếm người tận mắt chứng kiến hiện trường tai nạn, hoặc ghi lại biển số xe bên cạnh để có khả năng giữ lại nhân chứng trong tố tụng.
8. Nếu chủ xe có mua bảo hiểm thì hãy nhớ cần phải báo với công ty bảo hiểm. Hiện nay chính phủ đã bắt buộc xe hơi đều cần phải mua bảo hiểm, để bảo đảm quyền lợi của người tham gia giao thông, sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe ngay lập tức có thể gọi điện báo án cho công ty bảo hiểm sở thuộc. Nếu như tai nạn không ở trong phạm vi bảo hiểm, cũng có thể tìm kiếm công ty bảo hiểm chuyên nghiệp trợ giúp.
9. Chủ xe cần phải trong 5 ngày đưa ra văn bản bồi thường, dựa theo quy định điều khoản của bảo hiểm xe cộ hiện hành. Cho dù là bảo hiểm bắt buộc hay những văn bản bồi thường khác, đều cần phải làm xong trong 5 ngày sau khi xảy ra tai nạn.
10. Nếu như hai bên chủ xe muốn đạt được hòa giải, xin chú ý chi tiết hòa giải. Để cho công bằng khi hòa giải có thể thông qua ủy ban hòa giải hoặc cục cảnh sát các nơi tiến hành hòa giải để đảm bảo an toàn. Trong lúc hòa giải đề nghị dùng cách thức hòa giải bằng văn bản, và ghi rõ nội dung hòa giải. Nhất là khi gặp phải người bị thương, cần phải ghi rõ hòa giải này có bao gồm khoản tiền bồi thường bắt buộc hay không, và đồng thời có bỏ qua quyền lợi hình sự và dân sự hay không. Cuối cùng cần phải chú ý hoàn thành thủ tục hòa giải với tất cả người có quyền yêu cầu bồi thường cho đối phương.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV