Tinh Hoa

Rùa biển tàn tật bơi bình thường nhờ chi giả

Sau khi mất cả hai chi trước do cá mập tấn công vào năm 2008, một con rùa biển tại Nhật Bản đã được lắp chi giả để nó có thể bơi bình thường.||

Với tổng số 27 cặp chi giả, Yu, tên của con rùa biển Công viên Hải dương Suma gần thành phố Kobe, Nhật Bản, đã có thể bơi lội bình thường sau 5 năm. Yu mất cặp chi trước sau khi bị một con cá mập tấn công trong môi trường hoang dã. Ảnh: AFP.

Cặp chi giả bằng cao su được gắn chặt nhờ một chiếc áo khoác đặc biệt, bọc xung quanh cơ thể con rùa biển. Với cặp chi giả, con rùa biển khá thoải mái trong việc bơi lội và săn mồi. Ảnh: AFP.

Với trong lượng 90 kg, con rùa biển cái khoảng 25 tuổi. Tuy nhiên, con vật tàn tật này có thể sống tới 50 năm. Hiện tại, Yu đang thu hút số lượng lớn khách du lịch tới Công viên Hải dương Suma. Ảnh: AFP.

Trên thực tế, cuộc sống của loài rùa biển trong tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng do các hoạt động của con người. Lưới đánh cá bị rách, chân vịt tàu thủy hay sự nóng lên của các dòng hải lưu đều đe dọa nghiêm trọng sự tồn vong của chúng. Ảnh: AFP.

Bên cạnh đó, dù cơ thể dài tới hơn 100 cm với trọng lượng trung bình 80 – 120 kg nhưng rùa biển vẫn có rất nhiều kẻ thù tự nhiên, trong đó kẻ thù nguy hiểm nhất là những loài cá mập. Ảnh: AFP.

Rất nhiều cá thể rùa biển khổng lồ đã được phát hiện, trong đó có những con nặng tới 545 kg hoặc dài tới 2,13 m. Ảnh: AFP.

Phân bố trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương cũng như biển Địa Trung Hải nhưng sự tồn tại của rùa biển đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: AFP.

Theo các tài liệu, bờ biển ở Florida, Mỹ là nơi rùa biển đẻ trứng nhiều nhất, với khoảng 67.000 ổ/năm. Ảnh: AFP.

 

Rùa biển cũng là loài di cư, với hành trình lên tới 14.000 km mỗi năm để tìm khu vực thuận lợi hơn. Chúng sử dụng từ trường của trái đất để xác định phương hướng. Ảnh: AFP.

Hồng Duy

Theo Tri Thức