Khi đề cập đến thảm họa có thể xảy đến trong tương lai, rất nhiều người thường nói mấy câu đại loại như: “Trời sập thì mọi người cùng chết, có gì phải lo!” hay “Tận thế ai cũng chết cả thì mình sống làm chi?“. Thật ra tất cả đều là quan điểm sai lầm.
Vì thử nghĩ xem trời có dễ sập đến vậy? Mà trời có sập thì cũng chẳng quan tâm bởi mọi người cùng chết nên chẳng sao cả! Xét trên bề mặt, đây là tâm lí chung của tất cả mọi người, chẳng có gì phải sợ cả. Kì thực, ai ai cũng đều tiếc rẻ mạng sống, đều sợ chết.
Trời sập xuống được nói đến ở đây, không phải ý nói rằng bầu trời sẽ thật sự sập xuống, mà chính là nói đến các thiên tai thảm họa, bạn thử hình dung về hình ảnh những cơn sóng thần ập xuống, lũ quét qua, đất rung chuyển, tất cả đều khác nào “trời sập”.
Nếu bình tâm xem xét một chút, chúng ta sẽ thấy những thiên tai nhân họa dồn dập xảy đến rồi qua đi đều có những cái gọi là ‘kì tích’. Ngoài ra, số lượng sống sót và thương vong cũng chẳng nơi nào giống nơi nào, nhưng tuyệt đối không có chuyện ‘trời sập xuống thì mọi người cùng chết’.
Vũ trụ từ bi, nhưng kiếp nạn là nghiêm khắc vô tình, tuy vậy ông trời cũng sẵn sàng che chở bảo hộ cho những người thiện lương. Với những ai thường hay tích đức hành thiện, bố thí giúp người, tôn kính Thần Phật, tuyệt đối không thể nào bị xếp cùng với những kẻ giết người phóng hỏa, làm đủ chuyện xấu để chịu chung số phận.
Điển hình nhất, hẳn ai cũng từng nghe câu chuyện “con tàu Noah” trong “Kinh Thánh”, Thiên Chúa nhìn thấy loài người đạo đức bại hoại chẳng khác gì cầm thú, khó mà thăng hoa trở lại, nên Ngài quyết định đào thải nhóm người vô luân bại hoại này. Ông Noah là người nhân nghĩa, đạo đức, lại tin vào Thiên Chúa, vậy nên Thiên Chúa quyết định bảo hộ ông, để ông khai sáng một nền văn minh mới. Ông Noah theo lời căn dặn của Thiên Chúa, chế tạo một con thuyền, nhờ đó mà thoát khỏi kiếp nạn Đại Hồng Thủy.
Vào thời Đế chế La Mã, quân đội nước này bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, nên đã bị Thần trừng phạt. Đất nước khi ấy nhiều lần xảy ra dịch bệnh, nhưng Thần lại không trừng phạt hết thảy mọi người.
Nhà sử học đích thân trải qua trận đại dịch đến khi nó kết thúc, đã miêu tả: “Người nhiễm bệnh đều không giống nhau, căn bản không thể nào y như nhau,…Một số người thậm chí sống trong nhà với người bị bệnh, nhưng vẫn không bị lây nhiễm, hơn nữa còn tiếp xúc với người chết, vậy mà họ hoàn toàn không bị truyền nhiễm. Còn có những người vì mất đi con cái và người thân nên đã chủ động ôm lấy người chết, thậm chí vì để chết mau hơn còn tựa sát với người bệnh, nhưng dường như bệnh tật không nguyện ý tác thành cho họ, mặc dù hành hạ bản thân đến như thế, nhưng họ vẫn không sao”.
Những ghi chép về thiện ác hữu báo trong sách cổ có rất nhiều, truyện lưu truyền trong dân gian cũng không thiếu.
Cụ thể như tích ‘Sư tử đá đỏ mắt’ ở hồ Động Đình hay sự tích hồ Ba Bể, phiên bản mỗi nơi mỗi khác, nhưng nội hàm trong đó đều giống nhau, đó là chỉ có người tốt mới được cứu.
Thực ra, những câu chuyện dẫn chứng trong xã hội ngày nay cũng rất nhiều, lúc sóng thần ở Nam Á dâng lên khiến 300.000 người thiệt mạng, nhưng lại có 2.000 hộ dân làng chài Lale, đảo Phuket, vùng nam Thái Lan, do tin vào Thần Phật và lời của người già, nên tất cả đều chạy trốn, nhờ đó mà thoát nạn.
Lúc bấy giờ một thổ dân biết tình huống không tốt, liền hét to lên “có nguy hiểm, mau chạy đi!’. Bởi vì sự việc phát sinh quá bất ngờ, tiếng hô cũng đến bất chợt, kết quả mọi người trên bãi biển lúc đó chẳng ai tin ông, còn trách ông làm họ mất hứng, quyết đuổi ông đi. Sau khi người thổ dân đó đi, sóng thần ập đến, chỉ trong vòng mấy phút mà mấy trăm vạn người mất mạng! Tuy vậy, cũng có một số người quan niệm rằng ‘thà tin là có, còn hơn là không’, liền nghe theo lời khuyên, nhờ thế mà họ sống sót qua kiếp nạn một cách thần kì.
Trận động đất tại Vấn Xuyên năm 2008, một số người trước khi tai họa xảy đến đã rời khỏi; một số người vốn dĩ muốn đến khu địa chấn, nhưng có lẽ trước đó vẫn còn lo nghĩ đến công việc, nên không đi được. Trong vùng nguy hiểm, những xe đi trước bị bùn đất nhấn chìm, những xe đi sau thì bị đá đè trúng, họ dựa vào điều gì mà được bình yên vô sự, trong cõi huyền diệu đã có ý trời.
Cũng nói thêm một chút, những người khi biết được tai họa ập đến, họ sẽ hành xử theo một lẽ hết sức tự nhiên đó là không ngừng đi thông báo cho mọi người, kêu họ nhanh chóng rời đi, tuyệt nhiên không có chút suy nghĩ rằng “thảm họa đến ai cũng chết cả thì mình sống làm chi?“, bởi đó chính là thiện tâm của con người xuất ra không chút vị tư, khi thấy đồng loại đang trong tình thế hiểm nguy.
Thế mới nói, luật trời xưa nay định rằng:
- Khi nhân loại đạo đức bại hoại thì sẽ bị trời trừng phạt.
- Trước khi thảm họa ập đến, ông trời sẽ dùng các phương thức khác nhau để cứu vớt con người.
- Được cứu hay không quyết định bởi một niệm của người ta.
Vậy nên vào thời khắc chuyển tiếp lịch sử quan trọng nhất hiện nay, đừng có chạy theo vết xe đổ trong quá khứ, cần phải nghe cho kỹ, tìm hiểu cho tường tận, suy nghĩ cho chính chắn, để có được kiến giải độc lập và chính xác. Đừng chưa nghe đã vội phán xét, sau này có hối cũng quá muộn màng.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times