Vào thời Trung Quốc cổ đại, dâu tằm thường được sử dụng như một vị thuốc bổ cho các hoàng đế và người ta thường ví von dâu tằm như thứ “thần dược được thiên nhiên ban tặng cho con người” vì các công dụng của nó.
Dâu tằm có vị hơi chua, ngọt, và chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Loại trái này thường được sử dụng trong y học Trung Quốc giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và chứa các chất chống oxy hóa rất tốt giúp cơ thể chống lại stress oxy-hóa. Dâu tằm còn chữa chứng mất ngủ và hỗ trợ phòng ngừa đau gan.
Công dụng của dâu tằm
Có nhiều loại khoáng chất chứa trong dâu tằm như vitamin, axit amin, chức năng sinh học (active proteins), carotene và các chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng sắt và niacin có trong quả dâu tằm cao gấp nhiều lần so với táo. Dùng một lượng nhỏ các quả dâu tằm chín mọng có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Dâu tằm cũng giàu chất anthocyanin, là hợp chất chống oxy hóa cao rất hữu ích trong việc ngăn ngừa lão hóa da, kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa phát triển tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Chúng cũng tốt cho thị lực và làm giảm mỏi mắt.
Ngoài ra, dâu tằm còn được biết đến với tác dụng làm giảm mỡ thừa và cholesterol trong cơ thể. Nếu bạn có các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu hoặc đầy hơi sau mỗi bữa ăn, thì ăn một ít dâu tằm cũng có thể giúp ích cho bạn.
Trong những ngày nóng, nếu ăn dâu tươi cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn khát, đặc biệt tốt nhất là nên dùng loại dâu có màu tím đen. Trước khi ăn nên ngâm trái dâu trong nước muối khoảng 5 phút và rửa lại thật sạch với nước. Sau đó, bạn có thể thưởng thức ngay những trái dâu ngon ngọt.
Ngoài ra dâu tằm cũng rất ngon nếu bạn biết chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn chế biến dâu tằm vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo.
Cách chế biến dâu tằm
Dâu tằm tốt nhất là nên dùng những trái tươi. Tuy nhiên, nếu đem phơi rồi sấy khô thì cũng có thể dùng được.
1. Nước ép dâu tằm
Lấy một cốc rưỡi dâu tươi, rửa sạch và buộc trong gạc muslin. Sau đó nghiền nát dâu để nước ép chảy ra khỏi gạc, đổ thêm ít nước ấm vào hỗn hợp nước ép đó và bạn đã có thể dùng được.
2. Mứt dâu
Lấy khoảng 900g dâu tằm tươi và đun nóng để tạo thành một hỗn hợp lỏng, thêm 3/4 đến 1 chén mật ong rồi đun từ từ cho đến khi cô đặc. Để trong ngăn mát tủ lạnh một lúc là có thể dùng được. Tránh sử dụng các đồ nấu bằng sắt khi nấu mứt dâu.
3. Rượu dâu
Lấy một cốc dâu tươi, rửa sạch, bỏ trong gạc muslin và buộc chặt sau đó nghiền nát dâu và để nước ép chảy ra khỏi gạc. Đổ vào 2/3 chén rượu shochu Nhật Bản hoặc rượu vodka nồng độ thấp vào nước dâu sau khi ép, đem khuấy kỹ và có thể dùng.
4. Giấm dâu
Lấy một nửa cốc dâu tươi, một thìa đường phèn đỏ và một chai giấm gạo lức. Dâu được rửa sạch thêm giấm gạo lức vào, rồi để cho ráo nước và đặt ở nơi thoáng mát cho đến khi dâu khô.
Sau đó rải một lớp dâu dưới đáy chai, thêm một lớp đường phèn phía trên, và cuối cùng cho thêm giấm gạo lức vào. Đậy nắp chai cẩn thận và bảo quản trong 2-3 tháng là có thể dùng. Mỗi lần uống 2 muỗng canh, pha loãng với khoảng 180 ml nước lạnh.
Chống chỉ định:
Đối với những người bị tiêu chảy không nên ăn dâu vì dễ xảy ra hiện tượng suy giảm lá lách. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên ăn quá nhiều, vì dâu chứa hàm lượng chất ức chế trypsin niacin cao, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt, canxi, kẽm và các khoáng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
An Nhiên biên dịch