Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện cho văn hóa phương Tây lan tràn khắp các châu lục, nhạc Tây trở thành mốt và xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử phương Tây, chính họ cũng phải thừa nhận rằng âm nhạc của họ đã tụt dốc thê thảm.
>>> Vì sao nói nhạc cổ điển có lợi còn âm nhạc ngày nay lại độc hại?
Đứa trẻ nào ở Mỹ được tham gia những chương trình âm nhạc chất lượng ở trường phổ thông đều cảm thấy rất may mắn. Nếu cô cậu học sinh ấy gia nhập một dàn nhạc giao hưởng, thì càng biết thưởng thức nhạc cổ điển hơn.
Không học kiến thức bài bản về âm nhạc mà chỉ chơi nhạc cụ tùy hứng thì sẽ không thể hiểu sâu về kết cấu của âm nhạc. Biết đọc nốt nhạc ư? Như vậy không đủ, để thật sự “biết chơi nhạc” thì cần phải “thị tấu”, nghĩa là chơi thật tốt một bản nhạc khó mà không cần phải luyện tập trước.
Cả thể loại nhạc jazz và nhạc cổ điển đều yêu cầu không chỉ kiến thức âm nhạc, mà còn đòi hỏi nhạc công đạt đến trình độ điêu luyện tột bậc về kỹ thuật, phẩm âm và sự sáng tạo trong cách biểu diễn nhạc jazz. Những bậc thấy nhạc jazz như John Coltrane luyện tập từ 6 đến 9 giờ mỗi ngày. Họ chỉ nghỉ ngơi một tí khi phía trong môi dưới chảy máu do miệng kèn ma sát với nướu và răng.
Khả năng sáng tác và tạo nên phong cách và định hướng mới cho nhạc jazz của ông đã đi vào huyền thoại. Những thể loại như nhạc jazz thật sự rất khó chơi, trừ vài người như Wes Montgomery hay Chet Baker, nếu không đọc được nhạc phổ sẽ không thể chơi nhạc jazz. Còn đối với nhạc cổ điển, nếu không biết đọc nhạc phổ thì không thể chơi cho dàn nhạc hoặc bang nhạc giao hưởng. Hơn 20 năm nay, những nền tảng âm nhạc như đọc được nhạc phổ và sáng tác nhạc đang mất dần.
Giới trẻ ở phương Tây ngày càng thiếu hụt kiến thức về âm nhạc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người biết đọc nốt nhạc thành thạo giảm xuống còn 11%.
>>> Những lợi ích đáng kinh ngạc của âm nhạc cổ điển
Để học đọc nhạc phổ thì cần đến trường hoặc tham gia các lớp học tại nhà. Ở các trường công của Mỹ, chương trình dạy nhạc đã đi xuống kể từ những năm 1980, ban lãnh đạo các trường thường đổ lỗi cho việc giảm ngân quỹ hay cần chi cho những chương trình ngoại khóa có tính cạnh tranh khác. Thời trước những năm 1980, thường thấy ở các gia đình ở Mỹ là cảnh các em nhỏ đang ngồi tập đàn piano.
Ngay cả kiến trúc nhà ở cũng kết hợp vào đó một “cửa sổ piano” trong phòng khách. Góc nhỏ này là nơi đàn piano được đặt vuông góc và âm nhạc tỏa sáng. Tuy nhiên sau đó, những cửa hiệu chuyên bán piano dần thu nhỏ quy mô trên toàn quốc bởi lẽ người mua loại nhạc cụ này ngày càng thưa thớt. Năm 1909, lượng bán piano ở Mỹ đạt kỷ lục với 364.500 cây đàn, nhưng đã lao dốc chỉ còn 30.000-40.000 piano mỗi năm. Thanh niên dồn tâm trí và sức lực vào các môn thể thao thay cho việc học nhạc và khi giáo dục con, ngày càng ít phục huynh yêu cầu trẻ đi học nhạc.
>>> Nghe loại âm nhạc trái với Thiên đạo ắt dẫn tới hại người, vong quốc
Ngoài sự đi xuống của kiến thức và thực hành âm nhạc, cũng có sự giảm sút về chất lượng âm nhạc, điều này được Joan Serra, học giả sau tiến sĩ của Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha ở Barcelona chứng minh về mặt khoa học. Joan và cộng sự đã nghiên cứu 500.000 bản nhạc của giai đoạn 1955 – 2010, phân tích các bài hát qua một chuỗi phức tạp các thuật toán để khảo sát 3 yếu tố của những bài hát này:
- Âm sắc – âm sắc tiếng động, kết cấu và chất lượng giọng hát.
- Nhịp điệu – nội dung hài hòa của bài hát, bao gồm hợp âm, giai điệu và sự sắp xếp âm thanh.
- Độ lớn của âm thanh – giao động âm lượng thêm vào tính trầm và độ dày.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự giao động âm sắc càng ngày càng đi xuống, nghĩa là những bài hát trở nên đơn điệu hơn. Điều này không gây bất ngờ vì hầu hết nhạc pop bây giờ nghe có vẻ giống nhau. Chất lượng âm sắc đạt đỉnh cao vào thập kỷ 60 và từ đó đều đều rớt xuống với ít tính đa dạng về nhạc cụ và kỹ thuật thu âm. Nhạc pop ngày nay hầu như giống như sự kết hợp của bàn phím piano, trống điện tử và phần mềm vi tính, làm giảm đáng kể sự sáng tạo và độc đáo.
Nhịp điệu cũng giảm xuống, với số lượng điệp khúc và các giai điệu khác nhau xuống dốc. Phân lượng của nhịp điệu cũng giảm, do ngày nay các nhạc sĩ ít phiêu lưu trong việc đổi từ cung này sang cung khác, nốt này sang nốt khác, mà chọn dùng những lối mòn của những nhạc sĩ đi trước.
Độ lớn của âm thanh bị phát hiện là cứ 8 năm tăng lên 1 decibel. Độ lớn của âm nhạc được thao tác bằng cách sử dụng hiệu ứng khuếch âm. Hiệu ứng khuếch âm làm tăng âm lượng ở những khoảng lặng của bài hát vì thế chúng đối chọi với phần to nhất, làm giảm quãng động lực. Với âm nhạc lúc nào cũng to như bây giờ, âm nhạc có những âm thanh lộn xộn, và vì dùng hiệu ứng khuếch âm nên âm thanh ít tiếng đập và độ rung hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bill Joel được hỏi rằng điều gì làm anh nổi trội. Anh đã trả lời rằng khả năng đọc và sáng tác nhạc đã làm anh ấy khác biệt trong ngành âm nhạc, ngành mà theo anh ấy nói, là đang gặp vấn đề vì khi chỉ cần biết đọc nhạc là bạn đã nổi trội rồi. Một lượng cực lớn đến kinh ngạc các sản phẩm âm nhạc phổ thông ngày nay được viết chỉ bởi 2 nhạc sĩ: Lukasz Gottwald của Mỹ và Max Martin của Thụy Điển. Hai người này đã sáng tác hàng loạt bài hát ở các bảng top 100. Bạn phải công nhận tên tuổi của Max và Luke vì họ đã viết hầu hết các bản nhạc được yêu thích nhất của các ngôi sao ca nhạc, có thể kể ra một loạt như:
Katy Perry, Britney Spears, Kelly Clarkson, Taylor Swift, Jessie J., KE$HA, Miley Cyrus, Avril Lavigne, Maroon 5, Taio Cruz, Ellie Goulding, NSYNC, Backstreet Boys, Ariana Grande, Justin Timberlake, Nick Minaj, Celine Dion, Bon Jovi, Usher, Adam Lambert, Justin Bieber, Domino, Pink, Pitbull, One Direction, Flo Rida, Paris Hilton, The Veronicas, R. Kelly, Zebrahead.
Với chỉ có 2 người viết ra ngần ấy bản nhạc mà chúng ta nghe, không khỏi ngạc nhiên tại sao các bài hát na ná nhau, sử dụng cùng các nốt, các đoạn cao trào và các hiệu ứng trống điện tử?.
Khả năng hiểu lời bài hát cũng được Joan Serra nghiên cứu qua 10 năm nay, cô sử dụng một vài thước đo như: “Chỉ số Dễ hiểu Flesch Kincaid” phản ánh lời bài hát có dễ hiểu không và chất lượng bài hát. Kết quả cho thấy khả năng hiểu lời bài hát đã rớt hẳn một bậc vì lời bài hát ngày càng ngắn hơn, có xu hướng thường xuyên lặp lại cùng những từ ngữ giống.
Hiện nay rất hiếm nghệ sĩ viết toàn bộ các bài hát họ biểu diễn. Khi những nghệ sĩ như Taylor Swift nhận là mình tự viết nhạc, thì điều này không hoàn toàn đúng, phải nói thêm rằng cô tự viết lời bài hát về lần cuối cùng chia tay bạn trai, nhưng cô ấy không thể đọc hiểu nhạc phổ và thiếu khả năng phổ nhạc những bài cô biểu diễn.
Nhạc điện tử cũng là phương diện đi xuống khác của âm nhạc. Rất nhiều nghệ sĩ ít kiến thức âm nhạc không thể sống thiếu thiết bị tự điều hướng. Thiết bị tự điều hướng phóng đại hoặc luyến âm một cách giả tạo để làm cho bản nhạc gần với cao độ chuẩn. Nhiều nhạc công và rapper nhạc pop thời nay không thể sống sót nếu không có thiết bị điều hướng. Thiết bị điều hướng trong âm nhạc chẳng khác nào bánh xe phụ trong chiếc xe đạp tập đi của con nít. Nhưng không giống đứa trẻ 5 tuổi tập xe đạp, các bé không bao giờ giữ lại các bánh xe phụ khi đã biết đi xe rồi.
Âm nhạc ngày nay được sáng tác để bán, chứ không phải để thăng hoa. Nghệ sĩ ngày nay thường chú tâm nhiều hơn để tạo ra những thứ phần đông khán giả quen thuộc, nhằm tăng khả năng thành công thương mại. Điều này được các nhà quản lý ngành công nghiệp âm nhạc khuyến khích vì họ nổi tiếng là những người không ưa rủi ro trong kinh doanh.
Những năm 1970, hầu hết các trường trung học Mỹ đều có dàn hợp xướng, dàn nhạc, ban nhạc giao hưởng, ban nhạc jazz và các lớp học thưởng thức âm nhạc. Nhiều trường học ngày nay chỉ khuyến khích học sinh tham gia lớp học thưởng thức âm nhạc vì đây là lựa chọn rẻ tiền nhất. D.A. Russell đã viết trong Huffington Post trong bài báo có tựa đề: “Hủy bỏ các môn tự chọn, vẽ và âm nhạc ở trường trung học — Rất nhiều lý do – Rất nhiều lời nói dối” rằng các giáo viên âm nhạc, vẽ và môn tự chọn phải đối mặt với mối đe dọa liên tục là các môn học hay sẽ hoàn toàn bị hủy bỏ. Tuy nhiên tồi tệ nhất là, việc bỏ môn nào phần lớn do những người quản trị trường học đưa ra, thường là dựa trên những lý do giả tạo như: 1) Phải bỏ môn đó vì không có nguồn tài trợ; 2) Âm nhạc và nghệ thuật là các môn xa xỉ.
Sự thật là thời khóa biểu dành cho các lớp tự chọn bị các kỳ kiểm tra chuẩn hóa chiếm đoạt. Những người quản trị trường tập trung bảo vệ chức vụ của họ và thứ hạng của trường nên đã ưu tiên cho các kỳ thi và kiểm tra thay vì giúp giáo viên thoát khỏi những nhiệm vụ tủn mủn để tập trung dạy trên lớp.
Xuân Nhạn, theo ITO