Danh tác cổ điển “Phong Thần diễn nghĩa” là một cuốn huyền sử nổi tiếng của Trung Hoa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu. Đồng thời ẩn chứa các thần dụ để cảnh tỉnh con người thế gian ngày nay.
Tiểu thuyết “Phong Thần diễn nghĩa” của tác giả Hứa Trọng Lâm sống vào triều đại nhà Minh, lấy sự kiện lịch sử Vũ Vương phạt Trụ cách nay 3.000 năm làm chủ đạo. Tiểu thuyết này đã vẽ nên một bức tranh sinh động về các loại kiếp nạn mà chư Thần nơi thiên giới trải qua, thể hiện một cách hùng tráng sự hưng suy và thay đổi của triều đại nơi thế gian con người, quả thật là kinh tâm động phách.
Trong bộ tác phẩm phi phàm này đã triển hiện tài am hiểu âm dương, thấu tỏ trời đất của tác giả, vậy thì lời cảnh tỉnh thật sự của nó đối với con người chúng ta hôm nay rốt cuộc là nằm ở đâu? Lẽ nào đây chỉ đơn thuần là mua vui vào những lúc nhàn nhã sau bữa cơm trà của chúng ta thôi sao? Phim truyền hình liên tục trình chiếu “Bảng Phong Thần” rốt cuộc lại có ngụ ý gì đây?
Thần dụ thứ nhất
Chiến sự thế gian nổi lên mạnh mẽ, 800 chư hầu kết minh, chinh phạt Trụ Vương tàn bạo. Hàng loạt tiên gia Thánh tôn của các môn phái cũng liên tiếp hạ phàm giúp Khương Tử Nha bày mưu tính kế, phá vỡ hết thảy tà môn oai thuật, quét sạch mọi tai nạn và rắc rối gây trở ngại minh quân Vũ Vương phạt Trụ. Đồng thời, để đảm bảo ngày Khương Tử Nha phong Thần không bị trì hoãn, chúng tiên gia tôn giả còn không tiếc giá nào giáng trần tương trợ, ngăn chặn mọi chuyện loạn bậy xảy ra trước khi phong Thần, kể cả sư phụ của Khương Tử Nha là Nguyên Thủy Thiên Tôn cũng nhiều lần hạ giới hỗ trợ đệ tử, giúp Vũ Vương.
Kỳ thực, dù là Vũ Vương phạt Trụ hay chư hầu khắp thiên hạ kết minh đối phó Trụ Vương, tất cả đều là hiện tượng biểu hiện ra ngoài thế gian, sở dĩ xuất hiện là vì sinh mệnh cao tầng muốn cân nhắc đánh giá tình trạng chân thực của những người tu luyện trong các môn phái, để sắp đặt vị trí chân thực cho họ, tiên gia trên thế gian nhỏ bé này mở ra một cuộc chiến oanh liệt giữa chính và tà. Mượn trận đọ sức này để xem tâm tính của những người tu luyện. Những ai căn cơ nông cạn, không đắc chính quả, vô phúc trở thành tiên, chỉ có thể giáng xuống tầng thứ và cảnh giới thấp, làm Thần trong tam giới, bởi vì không siêu xuất tam giới, cho nên tương lai vẫn phải nhập lục đạo luân hồi.
Mọi người nhìn khắp thế gian, cảm thấy mỗi trận chiến đều vô cùng kịch liệt, cuộc chiến giữa chính và tà cũng biểu hiện hết sức kinh thiên động địa. Mỗi một bước phát triển đều có sự kiểm soát nhất định của sinh mệnh cao tầng. Ví dụ như trong sách có ghi mỗi trận được phá giải như thế nào, dùng loại pháp khí nào, hay mỗi trận liên quan đến ai, hết thảy đều phải đúng như thế không chênh lệch chút nào.
“Phong Thần diễn nghĩa” cũng để lại một vấn đề khó hiểu cho mọi người, đó chính là tại sao Trụ Vương tính khí tàn bạo, không được lòng dân nhưng cuối cùng vẫn được phong Thần?
Đoạn lịch sử này sở dĩ được gọi “diễn nghĩa” là vì tương lai sắp xảy ra đại sự, đảm nhiệm trải đệm. Ví như, có vị Thánh tôn, vì để người đời sau có thể phân rõ thiện ác, giáo hóa thế nhân nên đã viết kịch bản Vũ Vương thuận theo Thiên ý thảo phạt hôn quân Trụ Vương, Tử Nha phong Thần. Đương nhiên, trong mỗi câu chuyện có vai tốt thì cũng có vai xấu. Bởi vì nhân vật Trụ Vương thể hiện sự tàn nhẫn, vô đạo, giúp làm nổi bật Vũ Vương tài đức sáng suốt, nên người làm Trụ Vương đương nhiên cũng có công. Từ một điểm này mà xét, khi kết cục, người sắm vai Trụ Vương tự nhiên cũng được khen ngợi ân đức tương ứng. Từ đó các bậc quân vương đời sau rút ra giáo huấn, hiểu được đạo lý làm trái Thiên Ý, sủng kẻ nịnh thần, mê đắm nữ sắc, nô dịch bá tánh, đánh mất dân tâm, nhất định vong quốc. Quân vương lấy đó mà làm gương, không lạm sát người vô tội, từ hai mặt chính tà giáo hóa thế nhân. Đương nhiên, cái này chỉ giới hạn với diễn dịch và thuyết minh kịch bản.
Nếu chuyện phát sinh tương lai thì không còn là diễn nghĩa, mà là thật sự ở phát sinh, ví dụ như hiện tại trên thế giới, tập đoàn Giang Trạch Dân đảng Cộng sản Trung Quốc đang giết hại rất nhiều học viên tín ngưỡng Chân – Thiện – Nhẫn. Họ còn tàn nhẫn hơn cả Trụ Vương, những ai từng bị bắt đều chịu cực hình, những người giết hại người trung lương, đẩy dân chúng xuống đáy vực sâu gian khổ làm sao được phong Thần đây? Hơn nữa những tà linh ác đảng tàn sát người tín niệm thuần chính, bất kể dằn vặt như thế nào cũng đều không thể được phong Thần, vì họ tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin, hoàn toàn là thuyết vô thần, từ sâu xa đã chú định kết cục tương lai của họ, triệt để cách biệt với thần.
Đây là thần dụ thứ nhất tiết lộ từ “Phong Thần diễn nghĩa”: Người theo thuyết vô thần thì không cách nào liên quan đến thần.
Thần dụ thứ hai
Ba vị thượng tiên của Đạo giáo, Xiển giáo, Triệt giáo trong “Phong Thần diễn nghĩa” là Lão Tử, Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng Thông Thiên Giáo Chủ đã dựa theo Thiên Ý thượng giới, ký kết bảng phong Thần để xem căn cơ và hành xử của mọi người trong tam giáo. Cũng dựa vào căn cơ sâu cạn, đức hạnh bao nhiêu, tu luyện phó xuất tới đâu để phong Thần tam giới. Vì vậy các quốc gia trên thế gian, dưới sự biến hóa theo thiên tượng, cũng sẽ xuất hiện hàng loạt chuyện xấu, theo cách nói hiện đại chính là cách cục thế gian thay đổi.
Thượng giới đã định ra kiếp số cho người tu hành trên tam sơn ngũ nhạc, an bài cụ thể thời điểm nhà Chu lên thay nhà Thương, lập ra hướng đi cho Trụ Vương tàn bạo, cũng định ra thất tử tam tai cho Khương Tử Nha. Đại sự phong Thần này tác động tới hết thảy sinh mệnh trong ngoài tam giới.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Đến tột cùng kiếp số đó là gì? Nói một cách dễ hiểu chính là tại không gian nhất định, địa phương nhất định, dựa theo quy luật phát triển nào đó, đến thời kỳ nhất định, sinh mệnh thượng giới sẽ dùng phương pháp tất yếu với một quốc gia để thanh trừ những điều tệ hại, tốt lưu lại, xấu bỏ đi. Giống như bác sĩ trong bệnh viện, dùng dụng cụ chữa bệnh tất yếu để giải phẫu, điều trị bệnh tật, mục đích vẫn là để cho bệnh nhân sống lâu hơn, có được cơ thể khỏe mạnh.
Một khi kiếp số đã định ra, thượng giới sẽ xem xét tất cả sinh mệnh lớn nhỏ trong quốc gia đó, dựa vào biểu hiện thiện ác của mỗi sinh mệnh để an bài hướng đi về sau của họ, có thể thành quỷ, hoặc là làm người, hoặc là làm thần, hay trở thành Thánh giả cảnh giới rất cao có thể vĩnh viễn tránh được nỗi khổ luân hồi, nhưng người phạm phải tội ác tày trời ắt phải vào vô sinh chi môn, vĩnh viễn không được siêu sinh. Đây chính là dụng ý của kiếp số, khảo hạch nội tại chân chính của sinh mệnh là hướng thiện hành ác.
Những người không biết rõ chân tướng có lẽ sẽ nói: Người tu luyện trên tam sơn ngũ nhạc vốn đang tốt lành, chúng thần chư tiên đang ở Thiên quốc cũng rất tiêu diêu tự tại, vì cớ gì nhất định phải ký bảng Phong Thần, quấy nhiễu tất cả sinh mệnh trong ngoài tam giới? Sinh mệnh thượng giới đều rất từ bi, nhưng tại sao đang yên đang lành lại vẽ vời thêm chuyện? Thí dụ như một người khi còn sống, tế bào trên cơ thể không ngừng sản sinh thay cũ đổi mới, đây là một định luật tự nhiên khiến cơ thể không ngừng sinh ra tế bào mới để thay thế, đào thải tế bào cũ có tình trạng sinh mệnh không còn thích hợp. Sinh mệnh nhân loại cũng giống như tế bào đang không ngừng thay cũ đổi mới, tiếp diễn sinh sôi nảy nở.
Mọi người chưa từng cảm thấy việc thay cũ đổi mới này có liên quan gì với từ bi. Nếu xem xét ở góc độ rộng lớn hơn, sâu xa hơn, Trái đất trong vũ trụ mênh mông cũng giống như một tế bào nhỏ bé. Trong lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại, loài người đã trải qua đủ loại thiên tai nhân họa, ôn dịch, chiến tranh. Quay đầu nhìn lại lịch sử, chiến tranh là lợi khí cực kỳ nguy hiểm đáng sợ đã đả thương rất nhiều người, nhưng pháp lý tương sinh tương khắc của thế gian lại dùng vũ khí sắc bén này để tiêu nghiệp bất kính với thần, đánh tan nghiệp chướng của con người. Mà muốn tránh chiến tranh thì biện pháp tốt nhất chính là đạo đức toàn dân đề cao trở lại, làm việc thiện trọng đức, mỗi người yên vui tuân thủ đạo, mọi người giữ trong tâm lòng biết ơn thiên thượng, kính trời biết mệnh. Tự nhiên sẽ cách xa kiếp số ôn dịch, chiến tranh, trời phạt.
Trở lại thực tại, hiện tại pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia – Pháp Luân Công đang truyền rộng khắp thế giới, “Chân – Thiện – Nhẫn” được ủng hộ vô cùng. Trong hơn 20 năm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại, với lý tính hòa bình, ý chí đại thiện đại nhẫn, pháp môn này đã truyền ra hơn 110 quốc gia và khu vực trên thế giới. Môn tu luyện này đến từ phương Đông, ngưng tụ tinh túy tín ngưỡng chính thống nhất Hoa Hạ Thần Châu từ khi kiến lập đến nay. “Chân – Thiện – Nhẫn” phổ truyền đã ngăn chặn đạo đức con người tiếp tục trượt dốc. Chỉ từ điểm này, chúng ta có thể nói thực hành theo “Chân – Thiện – Nhẫn” là biện pháp tốt nhất giúp nhân loại thoát khỏi kiếp số.
Đây chính là thần dụ thứ hai của “Phong Thần diễn nghĩa”.
Thần dụ thứ ba
1. Bế môn ngưng giảng
Trong “Phong thần diễn nghĩa” có nói, bởi vì phong thần sắp tới, những vị sư phụ trong các môn phái phải ngừng truyền bá giảng giải. Có lẽ mọi người sẽ không hiểu: Vì sao họ nhất định phải ngừng giảng giải, các môn phái cũng nhất định phải đóng chặt cửa động, dốc lòng tu luyện, tất cả đều phải chờ đến khi đại sự phong Thần qua đi. Theo cách nói hiện đại chính là vì muốn uốn nắn một số hiện tượng không tốt trong tam giới, phải hành quyết một bộ phận. Bởi vì tại lúc ấy, phong Thần là đại sự hàng đầu, cho nên các môn phái đều không thể quấy nhiễu chuyện này.
So sánh với ngày nay, nếu như hiện tại xuất hiện đại sự, ví dụ như có Thánh giả muốn Chính Pháp vũ trụ, vậy thì hết thảy đại tông giáo, môn phái trong thiên hạ cũng phải ngưng truyền bá giảng giải, không thể quấy rối đại sự này. Trong danh tác này viết, ai quấy nhiễu thì người đó sẽ bị giáng xuống tầng thứ và cảnh giới thấp, đồng thời chắc chắn sẽ chịu thảo phạt của chính thần, khiến cho tâm sức tu hành nhiều năm của bản thân hóa thành hư vô. Đây cũng là hậu quả cuối cùng mà những người tu đạo không tôn sư mệnh, động lửa vô minh đố kỵ, tùy ý làm bậy, trợ Trụ vi ngược, phải gánh chịu.
2. Thân thể thành Thánh
“Phong Thần diễn nghĩa” viết, Lý Tịnh, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử… bảy người đều là thân thể thành thánh. Nhưng nhìn lại trải nghiệm của họ, mọi người sẽ cảm thấy con đường thành thánh của họ dường như vượt ra khỏi khái niệm tu luyện truyền thống. Bởi vì bảy người này tham gia các chiến sự lớn nhỏ khác nhau trợ Chu phạt Trụ. Dùng từ ngữ thông tục hiện nay mà nói chính là họ tham dự toàn bộ hoạt động chính trị, bày mưu tính kế giúp dựng lên triều Chu, cũng thực sự tham gia tất cả trận chiến khắp thiên hạ thảo phạt hôn quân vô đạo Trụ Vương. Phương thức thành Thánh đặc biệt của họ phá vỡ khái niệm tu luyện cũ.
Trong quá khứ, khi nhắc tới tu luyện, mọi người liền cho rằng đó là vào chùa xuất gia, rời xa thế nhân. Từ trường hợp của bảy vị thân thể thành Thánh, có thể thấy tu luyện có nhiều cách thức, không nhất định giới hạn trong núi, trong chùa miếu. Chỉ cần tâm họ chính thì dù cho thân ở thế tục, tham dự chính sự cũng có thể đắc chính quả. Điều này tuyệt đối là gợi ý rất lớn với con người hiện đại.
Lý Tịnh biết rõ Trụ Vương tàn nhẫn, tạo Bào Lạc, đào Sái Bồn, giết hại trung lương, nên khi nghe lời khuyên của Nhiên Đăng đạo nhân khích lệ nói, ông liền từ quan ở ẩn, một mực chờ thời cơ thảo phạt hôn quân. Nếu như lúc ấy Trụ Vương nói: “Lý Tịnh ngươi nguyên là tổng binh, cầm bổng lộc triều đình, mà lại dám thảo phạt ta? Điên rồi? Ngươi đây là phạm tội lật đổ quốc gia thập ác bất xá, ngươi đây là đang làm chính trị“.
Có lẽ khi nghe cách nói này, nhiều người mới đầu sẽ cảm thấy vô cùng hoang đường nực cười. Bởi thảo phạt hôn quân vô đạo là thuận theo ý trời mà làm, là thuận theo đại nghĩa dân tộc. Đối mặt chính sách tàn bạo, mọi người đều có trách nhiệm ngăn cản, bảo vệ quyền lợi tự do sống còn của mỗi sinh mệnh, mọi người đều có nghĩa vụ “lật đổ” bạo ngược.
Tú Văn biên dịch