Các nhà khoa học Australia vừa công bố phát hiện nghĩa địa lớn nhất từ trước đến nay của loài gấu túi đã tuyệt chủng tại bang Queensland (Australia), trang khoa học trực tuyến Úc cosmosmagazine.com đưa tin.
Các nhà khoa học Australia vừa công bố phát hiện nghĩa địa lớn nhất từ trước đến nay của loài gấu túi đã tuyệt chủng tại bang Queensland (Australia), trang khoa học trực tuyến Úc cosmosmagazine.com đưa tin.
Theo các nhà khoa học, việc phát hiện khu nghĩa địa trên có ý nghĩa quan trọng, có thể làm sáng tỏ lý do vì sao loài gấu túi tuyệt chủng. Gấu túi có tên khoa học Diprotodon, có trọng lượng cơ thể khoảng 2,8 tấn (tương đương tê giác ngày nay), là loài thú có túi lớn nhất từ trước đến nay, từng lang lang trên Trái đất cách đây khoảng 50.000 – 2.000.000 năm. Chúng bị tuyệt chủng cùng thời điểm với bộ tộc nguyên thủy đầu tiên của loài người xuất hiện. Các nhà khoa học cho rằng con người và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến loài này tuyệt chủng, trích thông tin trên cosmosmagazine.com.
Khu nghĩa địa gấu túi nêu trên chứa ít nhất 20 bộ xương Diprotodon, trong đó có bộ xương của một con gấu túi khổng lồ có tên gọi là Kenny từng được khai quật trước đây, với phần xương hàm dài của nó dài tới 70cm. Kenny là một trong những mẫu hóa thạch gấu túi được bảo tồn nguyên vẹn nhất được khai quật. “Dựa vào những hóa thạch gấu túi được phát hiện tại khu nghĩa địa, chúng tôi sẽ dựng lại mô hình môi trường sống của chúng và quan trọng hơn là tìm hiểu điều gì đã gây ra sự thay đổi hệ sinh thái nơi chúng sống”, ông Scott Hocknull, trưởng nhóm khai quật nghĩa địa gấu túi, làm việc tại Bảo tàng Queensland cho hay. Thiên Nhiên
|
Theo VietnamNet