Các nhà thiên văn học khẳng định họ vừa phát hiện thấy một hệ hành tinh có cấu trúc rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Gottingen (Đức) đã phát hiện thấy một hệ hành tinh với trong vũ trụ, được đặt tên là GJ676A. Hệ hành tinh này bao gồm 2 hành tinh đá quay quanh ngôi sao chủ và 2 hành tinh khí khổng lồ quay ở quỹ đạo xa hơn. Cấu trúc này của hệ hành tinh GJ676A rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta, trang National Geographic cho hay.
Tuy nhiên, GJ676A lớn hơn rất nhiều lần so với Hệ mặt trời. Hành tinh đá nhỏ nhất trong hệ hành tinh GJ676A có khối lượng gấp 4 lần Trái đất, trong khi, hành tinh khí lớn nhất của của nó có kích thước lớn hơn gấp 5 lần so với kích thước của sao Mộc. Các hành tinh khí khổng lồ hệ hành tinh GJ676A có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp phân tích thông thường. Nhưng để phát hiện những hành tinh nhỏ nhất trong hệ hành tinh này, tiến sĩ Anglada Escudé, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Đại học Gottingen và các cộng sự đã phải sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu mới. Trước đó, các nhà khoa học người Anh đã phát hiện một hệ hành tinh khác, được đặt tên là HD10180, có có tới 9 hành tinh quay quanh ngôi sao chủ. Đây là hệ sao có nhiều hành tinh nhất từng phát hiện từ trước tới nay. Kỷ lục hiện tại thuộc về Hệ mặt trời của chúng ta với 8 hành tinh chính thức. Tuy nhiên, các hành tình của hệ hành tinh HD10180 tất cả đều là khí và có quỹ đạo quay rất gần ngôi sao chủ, trong khi, các hành tinh của GJ676A tồn tại cả ở hai dạng đá và khí. Đặc điểm quỹ đạo có đường kính lớn của những hành tinh khí và quỹ đạo có đường kính nhỏ của các hành tinh đá trong hệ hành tinh GJ676A chính là lý do khiến các nhà thiên văn gọi hệ hành tinh này là ‘anh em sinh đôi’ với Hệ mặt trời. Hà Hương |