Theo quan niệm của nhiều bạn trẻ hiện nay, phá thai là việc được luật pháp cho phép và cho rằng nó cũng không có gì là xấu nếu không vi phạm pháp luật. Thậm chí nhiều bạn còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, hay lấy công danh sự nghiệp ra làm lý do,…Tuy nhiên theo triết lý nhà Phật, phá thai là tội vô cùng lớn, nếu không nói là khủng khiếp.
Sự thụ thai theo triết lý nhà Phật
Trước tiên chúng ta cần hiểu, theo giáo lý nhà Phật, sự thụ thai không dễ gì có thể xảy ra, nó khó khăn như việc một con rùa mù bơi giữa đại dương mênh mông, 100 năm mới có thể ngoi lên mặt nước một lần, lúc đó còn phải chật vật tìm cho ra khúc gỗ mục để bám vào đó. Sự thụ thai cũng khó khăn như vậy đó…
Nhà Phật có câu: “Nhân thân nan đắc” hay “thân người khó được”, một sinh mệnh phải trải qua bao nhiêu khó khăn, tu tập hằng bao nhiêu kiếp mới có thể được làm người. Vậy mà, vì một phút thiếu suy nghĩ của người mẹ đã đang tâm đánh đổ biết bao nhiêu công đức tu tập hàng trăm thậm chí hằng ngàn năm của con, thì hỏi làm sao mà đứa trẻ không oán giận hay đeo bám mẹ cho được?
Lòng chúng đầy tổn thương và oán giận.
- Đứa hung dữ cố chấp chúng giận dữ quấy phá không cho người mẹ cùng gia đạo yên ổn
- Đứa hiền lành nó bám theo hoài, đau khổ oán trách sầu não, tại sao bị mẹ bỏ rơi.
Suy cho cùng đều đáng thương vô cùng.
Phá thai chính là tạo nghiệp đại sát với chính con của mình
Theo Phật gia, một khi có sự thụ thai là linh hồn đứa trẻ đã tiến nhập vào. Do đó, thai dù là 1 tuần, 3, 4, hay 5 tuần đều là một sinh mạng. Đừng cho rằng thai nhỏ là “1 cục máu” thì chưa phải là người. Quan niệm lệch lạc này gây hại khôn lường. Dù như thế nào thì vẫn là nghiệp sát sinh rất nặng.
Cũng có những trường hợp là thai bị bệnh Đao, hay bệnh tật dị dạng và vịnh vào lý do đó để phá thai. Nếu bạn cho rằng người bị bệnh tật hiểm nghèo nào đó là không đáng được sống. Vậy những người sinh ra bị bệnh hiểm nghèo, hay dị tật đều đáng chết hay sao? Sinh mệnh của bạn thì quý giá? Sinh mệnh của họ không quý giá sao?
Những người cùi hủi, mất hết chân tay,… còn muốn sống. Con kiến còn biết quý trọng sinh mạng của mình. Những sinh mệnh ấy đáng lẽ sẽ được đầu thai làm người. Dù là cùi hủi câm điếc hay như thế nào đi nữa. Lẽ ra họ sẽ được sống cuộc đời của họ, được hoàn thành mọi việc được an bài trong kiếp người của mình. Nhưng việc phá thai sẽ lấy đi tất cả, đẩy các vong linh ấy vào cảnh không nơi tá túc, chỉ biết vất vưởng, trở thành cô hồn dã quỷ…
Đặc biệt, không ít trường hợp vong nhi theo cha bé mà không theo mẹ. Tùy tâm lúc phá bỏ mà hình thành tâm oán hận của vong nhi.
Vậy nghiệp báo của phá thai gồm những gì?
- Thứ nhất, thọ mệnh bị rút ngắn, người mẹ có thể bị rút ngắn thọ mạng hay đau bệnh ốm yếu suy nhược hoảng loạn lo âu.
- Thứ hai, hôn nhân có thể đổ vỡ. Từ khi phá thai gia đạo không êm ấm vợ chồng lục đục đổi tính cãi vã thậm chí chia ly.
- Thứ 3 công danh sự nghiệp sau khi phá thai trở nên trắc trở bị tiểu nhân hãm hại thậm chí mất việc….
- Thứ tư con cái đang sống sinh ra hay ốm đau, không ngoan hay bệnh tật khó nuôi…
Và còn rất nhiều nghiệp báo khác đau thương không kém.
Có không ít người phá thai nhưng họ vẫn có cuộc sống thuận lợi, không bị làm sao cả. Đừng vội trách ông trời bất công. Đó là vì kiếp trước họ tạo phước và họ đang hưởng cái phước đó. Nên cái nghiệp chưa đổ ngay. Mà có thể 5 năm 10 năm nữa nghiệp sát ấy mới đổ thì họa phúc vô lường.
Và đặc biệt những người đã ít phước, số phận lận đận mà phá thai nữa thì họ gần như rơi vào bế tắc không ngoi đầu lên nổi…
Như vậy, đọc đến đây các bạn đã ý thức được nhân duyên và nghiệp báo của việc này hay chưa? Đã nhất tâm sám hối hay chưa? Hay mãi vô minh tìm lý do cho mình?
Một người mẹ bị lưu, sảy thai do sức khỏe hay vấn đề khách quan nào đó còn có thể tạm tha thứ. Còn việc chủ động phá thai thì thật khó dung tha cho bản thân mình.
Hóa giải
Xin hãy hiểu rằng những việc dưới đây là không thể nào hóa giải hoàn toàn nghiệp báo mà người phá thai gây ra, chỉ có thể giảm bớt phần nào tội lỗi. Sát sinh vốn dĩ đã là một đại tội… Huống chi đây là việc “tự giết chết con của mình”.
Thứ nhất: Thành tâm sám hối
Không quan trọng bạn thuộc tín ngưỡng tôn giáo nào. Bạn cần nhận thức thật rõ ràng rằng phá thai là việc vô cùng sai trái. Là ác nghiệp rất to lớn và rất khó hoàn trả… Việc bạn sám hối chỉ để bù đắp phần nào tội lỗi và giống như sự an ủi, xoa diệu, chứ không thể tiêu nghiệp.
Thứ hai: Mẹ hành Thiện tích đức cho con
Những người mẹ từng phá thai nên chăm làm từ thiện, giúp đỡ người gặp nạn hay có hoàn cảnh khó khăn… Những việc thiện lành này sẽ đem lại phúc đức cho con. Tuy nhiên, bạn nên làm việc tốt với tâm không cần hồi đáp. Bởi vì nhà Phật có câu: “Vô sở cầu nhi tự đắc” (Không cầu mà tự được).
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh làm những việc xấu, để tránh việc thất đức hoặc tổn đức thêm nữa. Cần nghiêm túc quy chính tâm mình. Mặc dù không thể xóa đi ác nghiệp mà bạn đã gây ra nhưng ít nhất, những việc thiện lành sẽ giúp bạn có thêm một phần công đức.
Cần hiểu rằng, việc sám hối và thành tâm thực hành các việc trên chỉ để vong nhi bớt oán giận và sớm siêu thoát. Do đó “muộn còn hơn không”, ai đã lỡ lầm hãy nên thành tâm sám hối, để cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy sớm thoát cảnh khổ đau.
Liên quan đến việc gặp báo ứng vì phá thai, một tăng nữ sĩ (giấu tên) đã kể lại câu chuyện quả báo của chính bà như sau:
“Tôi kết hôn được mấy tháng thì có thai. Lúc đó do chưa hiểu Phật Pháp, không biết sự nguy hại của nhân quả báo ứng, hơn nữa vì điều kiện kinh tế chưa đủ nuôi con nên tôi đã phá thai.
Sau đó, công việc làm ăn dần phát triển, tôi lần lượt sinh ba đứa con. Tới khi mang thai đứa con thứ 4, tôi hoàn toàn thấy không vui vì bị vỡ kế hoạch, đã ngừa nhưng lại có thai ngoài ý muốn. Thế là tôi bèn đi phá thai, tạo tội thêm một lần nữa.
Sau đó, bạn bè rủ tôi đi chùa, tôi được may mắn nghe giảng pháp nên phát tâm học kinh Phật và tu tập. Từ đó, tôi nguyện hành thiện, dứt ác như lời Phật dạy. Sau khi tự kiểm, tôi thấy mình đã tạo tội nặng. Hai lần phá thai trước đây đem đến cho tôi nỗi ân hận khôn nguôi.
Giờ đây tôi đã ngoài 50 tuổi. Một lần đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi bị ung thư vú. Do hiểu được Phật pháp nên tôi biết đây chính là báo ứng, là quả ác đã tới do giết hại bào thai, bây giờ chỉ có cách bình thản đón nhận. Và tất cả những công đức tu hành tôi xin đem hồi hướng cho các vong linh thai nhi chết oan, vì chúng mà tạo nhiều điều thiện lành, tôi cầu cho chúng được sinh vào cõi lành.
Bà chia sẻ nhờ học Phật Pháp nên tuy bà bị bệnh ung thư nhưng không bị hành hạ đau đớn, đến lúc bị giải phẫu cũng không thấy đau, trong tâm vẫn an lạc. Có lẽ nhờ biết ăn năn sám hối, tích công đức nên mới được như vậy. Bà vô cùng biết ơn Phật Pháp.
Còn em bà là Vy thì không được như vậy. Chồng bà Vy làm ở nước ngoài. Bà lại có công việc rất tốt, bận rộn nên không có thời gian chăm sóc con cái. Khi bà Vy sinh đứa con thứ hai, chồng vắng nhà, cảm thấy đứa con này đem lại nhiều chướng ngại, chiếm nhiều thời gian, thế là bà không bàn tính với chồng, mà nói với bác sĩ rằng không muốn có đứa con này. Vị bác sĩ cũng rất bạo gan, đồng ý giúp bà hại chết thai nhi.
Vì không hiểu Phật Pháp, bà Vy đã tạo trọng tội sát nhân. Đến lúc phúc hết rồi thì họa tới, kết quả vừa tròn 55 tuổi thì bà Vy bị ung thư vú. Tuy đã phẫu thuật, xạ trị hóa học, chạy chữa đủ cách, nhưng bà vẫn qua đời.
Thiện Thành (t/h)