Trong phim Kingsman, chàng trai trẻ Eggsy đã bước chân vào thế giới của những quý ông điệp viên đẳng cấp và lão luyện bằng mật khẩu: “Oxford not Brogues”. Không chỉ là câu cửa miệng, đây dường như là nguyên tắc cơ bản phải biết để ăn diện như một quý ông.
Giày Brogue
Từ vựng Brogue đã có mặt trong tiếng Anh từ cuối thế kỷ XIV, xuất phát từ tiếng Goidelic cổ – “bróg” – vốn có nguồn gốc trải dài từ Ireland đến Scotland. Xa xưa hơn, tiền thân của tên gọi “bróg” bắt nguồn từ ngôn ngữ Bắc Đức (Old Norse) – “brok”, có nghĩa nôm na là “bao phủ chân”.
Brogue ban đầu là những đôi giày được mang bởi những người đàn ông lao động tại Scotland và Ireland. Chất liệu da đen, được đục lỗ ở một số chi tiết nhằm giúp cho nước thoát ra ngoài khi làm việc tại những khu vực lầy lội, trũng nước. Trong suốt thế kỷ XIX, Brogue là loại giày không bao giờ được mang bởi giới doanh nhân, quý tộc mà chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo khổ.
Trong giai đoạn chuyển hóa của những năm 1990, Brogue mặc dù được xem là một trào lưu “không hấp dẫn“, nhưng đồng thời cũng chính thức bước sang trang sử mới. Ngày nay, những đôi giày Brogue đã trở thành tuyên ngôn thời trang của một hình mẫu sang trọng, thanh lịch và tinh tế cả trên sàn diễn Runway, Casual lẫn Streetstyle.
Những đôi Brogue đặc trưng bởi thiết kế kết cấu từ nhiều mảnh da, bấm răng cưa theo các đường ráp nối, tạo hoa văn viền và trang trí bằng cách đục lỗ (broguing). Về phân loại, Brogue được chia thành 4 kiểu thiết kế cơ bản: Full Brogues, Semi Brogues, Quarter Brogues và Longwing Brogues
Giày Brogue luôn là “đất sáng tạo” phong phú của các nhà thiết kế giày trên toàn thế giới, cho ra đời rất nhiều sản phẩm kiểu dáng mới, độc đáo nhưng đồng thời vẫn giữ lại những đặc trưng cơ bản. Đó có thể là một đôi Brogue Spectator được chế tác bằng chất liệu da cao cấp, thiết kế Wingtips và phối tương phản rất ấn tượng. Những thiết kế này thực sự không phù hợp cho phong cách thời trang công sở, hay những dịp quá trịnh trọng và trang nghiêm.
Giày Oxford
Những đôi giày công sở Oxford xuất hiện đầu tiên ở Scotland và Ireland. Sự ra đời của giày Oxford bắt nguồn từ sự “nổi loạn” của các sinh viên đại học Oxford ở Anh vào khoảng năm 1825. Đó là những cá nhân muốn thay đổi lối ăn mặc cứng nhắc kiểu truyền thống, thay vì những đôi ủng cao đến đầu gối trong suốt thế kỷ XVII. Trào lưu này lan rộng đến Mỹ từ sau 1800, những đôi giày Oxford tại Mỹ có tên gọi phổ biến là Bal-type hay Balmoral. Trong khi đó, tại Pháp được gọi là Richelieu.
Oxford là kiểu giày dành cho các dịp trang trọng. Nhưng hiện nay ngày càng nhiều mẫu cách tân giúp người sử dụng Oxford có thể phối hợp cả 2 phong cách formal hoặc casual. Một trong những giả thiết về sự ra đời của Oxford là nó được sáng tạo lại từ kiểu giày cổ điển bởi sinh viên tại trường đại học Oxford – UK, những người có xu hướng chống đối quy định mang giày cao cổ.
Một giải thiết khác nói rằng, phong cách giày Oxford xuất phát từ Scotland, nơi mà nó được gọi dưới cái tên “Balmoral”, viết tắt của tên một tòa lâu đài tại đây. Vì thế, ở Mỹ, những đôi giày này vẫn được gọi là Balmoral. Ngày nay, người Anh gọi kiểu giày này là Oxford, còn người Mỹ vẫn gọi là Balmoral (hoặc Bal).
Từ Oxford được dùng khi đôi giày có phần mũi phẳng. Tuy nhiên, phần mũi giày và các phần khác có thể được trang trí bởi họa tiết lỗ – được biết đến với tên gọi “semi-brogue” hoặc “London brogue”. Hoặc, đôi giày có thể có mũi tròn, với họa tiết lỗ chi tiết hơn, được gọi là “full brogue”.
Nói tóm lại, Oxfords là yêu cầu cơ bản đối với một doanh nhân. Brogues cơ bản là một mẫu giày truyền thống dân dã và giản dị, nhấn mạnh cá tính người đi.
Đối với những cuộc gặp mặt hay cuộc họp sang trọng, Oxfords là điều cần thiết tuyệt đối. Đối với một tình huống thoải mái hơn, Brogues sẽ được ưu tiên.
TinhHoa tổng hợp