Thế vận hội Mùa hè 1904 diễn ra tại St Louis, Mỹ đã tổ chức một cuộc Marathon, trong đó có khoảng 62 VĐV (vận động viên) quốc tế tham gia nhưng chỉ 1/2 số VĐV hoàn thành chặng đường và nhiều người đã cận kề với cái chết.
Marathon là một trong những bộ môn mang tính biểu tượng nhất tại Olympic, diễn ra vào ngày cuối cùng trước khi bế mạc. Tuy nhiên, các cuộc tranh tài về sự bền bỉ ngày nay không là gì so với giải marathon tại Olympic 1904, nơi chỉ có 1/2 số VĐV hoàn thành chặng đường và nhiều người đã cận kề với cái chết.
Thế vận hội Mùa hè 1904 diễn ra tại St Louis, Mỹ. Nó chỉ có khoảng 1/3 sự kiện so với Olympic ngày nay. Hầu hết các bộ môn chưa cho phép VĐV nữ thi đấu, hơn nữa, vì những khó khăn về di chuyển do căng thẳng gia tăng từ chiến tranh Nga – Nhật, chỉ có 62 VĐV quốc tế tham gia (với Olympic Rio 2016, số VĐV tham gia lên tới 11.544).
Thực chất, nhà chức trách tại St Louis đã “chơi không đẹp” để tranh quyền đăng cai với thành phố Chicago. Điều này vốn chỉ là đòn bẩy cho sự kiện thương mại Louisiana Purchase Exposition World’s Fair. Hai sự kiện lớn được tổ chức cùng lúc và trở thành kỷ niệm thể thao rất… đáng quên.
Olympic 1904 được kết hợp tổ chức với hội chợ thương mại Louisiana Purchase Exposition World’s Fair tại St Louis, Mỹ
Vì một vài lý do khó hiểu, các nhà tổ chức Olympic 1904 cho rằng sẽ tốt hơn nếu cho thi marathon vào buổi chiều thay vì sáng sớm
Điều này có nghĩa là, các VĐV sẽ phải thi đấu trong điều kiện nắng nóng trên 30 độ C
Dù mệt mỏi đến mấy, các VĐV chỉ có đúng 1 nơi để uống nước: Cái giếng cách điểm xuất phát gần 18km
Thời đó, gần như toàn bộ là đường đất nên xe ngựa, xe ô tô dẫn đoàn phía trước vô tình tạo nên những cơn bão bụi – gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hít thở và phong độ thi đấu của VĐV
Trong biên niên sử Olympic, tác giả Charles Lucas đã kể rằng: “Các VĐV không được uống nước như thường lệ, kết quả là nhiều người bị rối loạn đường ruột”
William Garcia, VĐV marathon người Mỹ được tìm thấy khi đã nằm sấp mặt giữa chặng đua vì kiệt sức
Phổi của William bị tổn thương nghiêm trọng do liên tục hít phải bụi do xe ngựa và ô tô của các quan chức tạo ra. Ngoài ra, VĐV gốc California này còn bị xuất huyết dạ dày nghiêm trọng và suýt chút nữa đã mất mạng.
Anh đưa thư người Cuba cắt quần để thi chạy, ăn phải táo thối vẫn về đích thứ tư
Không rõ vì lý do gì mà Andarin cháy túi ở New Orleans, dòng đời xô đẩy anh đến St. Louis để… thi marathon. Tại đây, Andarin đã cắt phăng ống quần, làm cho nó giống như quần tập chạy.
Khi cuộc đua bắt đầu, anh chàng đã không ăn gì trong 40 giờ nên dọc theo chặng đường, Andarin đã dừng lại vặt táo ăn. Thế quái nào lại ăn phải toàn quả thối… Dù bị chuột rút và đau bụng nặng, Andarin vẫn thi thoảng dừng lại trò chuyện với đám đông và xuất sắc về đích thứ tư.
Hai VĐV gốc Phi đầu tiên thi đấu tại Olympic đã có mặt trong giải marathon này
Frederick Lorz, VĐV marathon Mỹ nhảy lên ô tô ngồi để ăn gian, ai ngờ bị “treo giò” cả đời khỏi Olympic
Fred Lorz, một trong những hạt giống triển vọng của thể thao Mỹ lại đem về nỗi xấu hổ cho quốc gia này.
Mới chạy được 14,5km, anh chàng bất ngờ “sập” vì mất nước. Quyết không bỏ cuộc, Fred nhảy lên ô tô ngồi để ăn gian. Tuy nhiên, đến chặng 30km của đường đua thì xe hỏng. Chớp lấy thời cơ, Fred đã nhảy ra ngoài và chạy nốt 8km cuối. Thủ đoạn của Fred đã giúp gã trở thành người về đích đầu tiên, thậm chí còn được chụp ảnh cùng Alice Roosevelt, con gái của Tổng thống Roosevelt.
Tuy nhiên, ngay trước khi lên bục nhận HCV, ai đó đã tố cáo Fred rằng: “Đó là gã đã ngồi ô tô đến vạch đích…”. Cuối cùng, ban tổ chức quyết định “treo giò” kẻ gian lận cả đời khỏi Olympic.
Thomas Hicks, nhà vô địch bất đắc dĩ tại marathon Olympic 1904
>>> Trách nhiệm giáo dục không chỉ ở nhà trường, thông điệp ý nghĩa từ Bồ Đào Nha
Tin hay không tùy bạn, những câu chuyện kể trên chưa là gì so với nhà vô địch thực sự của giải marathon đó: Thomas Hicks, VĐV người Mỹ gốc Anh.
Khi cách đích khoảng 16km, Thomas bắt đầu xuất hiện triệu chứng xụi lơ siêu cấp. Anh vẫn nỗ lực chiến đấu vượt qua chính mình, tuy nhiên vẫn ngã trong vòng tay của 2 người trợ giúp.
Dù đã cầu xin được uống nước, họ chỉ quệt ướt mồm Thomas. Đến khi cách đích hơn 11km, anh thực sự trên bờ vực sụp đổ và chỉ muốn nằm lăn ra nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều đó là không thể.
Thay vào đó, họ bắt Thomas uống một liều strychnine sulfate (thuốc kích thích thần kinh trung ương, hay còn gọi là thuốc chuột). Nếu quá liều, nó có thể giết chết VĐV nhưng ở thời đó, người ta dùng strychnine sulfate như chất kích thích và chưa có bất kỳ quy tắc nào chống lại những thứ “doping” hủy hoại con người như vậy.
Với strychnine trong máu, Thomas có thể tiếp tục lết đi nhưng sắc mặt trở nên nhợt nhạt như người sắp chết vì nhiễm độc. Tuy nhiên, sau khi hay tin Fred bị truất ngôi vô địch, Thomas từ khập khiễng chuyển ngay sang phi nước kiệu.
Dù vậy, các huấn luyện viên lại không tin tưởng vào khả năng của Thomas, họ “bơm” thêm cho anh một liều strychnine sulfate trộn chung lòng trắng trứng, uống cùng với rượu brandy cho dễ trôi.
“3km cuối cùng của đường đua”, Charles Lucas viết, “Thomas chạy hùng hục như máy, giống như cỗ máy mới được tra dầu. Với đôi mắt đờ đẫn, khuôn mặt tái nhợt màu ashen, đầu gối và đôi chân cứng đờ gần như không nhấc lên nổi”.
Hóa ra, Thomas gặp ảo giác, anh chàng tin rằng đường đua vẫn còn 32km nữa…
Trong km cuối cùng, Thomas cầu xin thứ gì đó để ăn. Anh chàng được uống thêm rượu brandy cùng 2 lòng trắng trứng nữa. Khi tiến vào sân vận động, huấn luyện viên của Thomas phải chạy ra đỡ, hai bàn chân anh quờ quạng dưới đất qua vạch đích. Và như thế, Thomas được tuyên bố là người chiến thắng.
Mất tới 1 giờ đồng hồ và 4 bác sĩ mới làm cho Thomas tỉnh táo trở lại và tự đứng lên khỏi mặt đất
“Chưa bao giờ trong đời, tôi phải chạy một cách khó khăn đến vậy. Những ngọn đồi dễ dàng xé một người đàn ông ra từng mảnh…”
Và đây là chặng đua năm đó
Theo Genk