Nôn mửa là sự xả mạnh những thứ có trong dạ dày qua đường miệng và rất hay xảy ra ở trẻ em. Đôi khi, nôn mửa thậm chí có thể có lợi trong việc loại bỏ khỏi cơ thể các chất không mong muốn và các tác nhân gây bệnh mà trẻ con có thể đã vô tình nuốt phải.
Thông thường, nôn mửa ở trẻ em sẽ tự chấm dứt mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, vẫn nên cảnh giác trước các dấu hiệu mất nước, và cần chủ động làm dịu dạ dày của trẻ, bổ sung sự thiếu hụt chất lỏng và năng lượng trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em
Nôn mửa thường là triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Viêm dạ dày ruột
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Ngộ độc thực phẩm
- Say tàu xe
- Dị ứng thực phẩm
- Căng thẳng tinh thần
- Thiếu ngủ
- Khó tiêu
- Dạ dày rỗng
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và trường hợp nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai giữa, viêm ruột thừa
- Do một chấn thương như bị đánh vào đầu, trong trường hợp đó, nôn mửa có thể là dấu hiệu của tăng áp lực bên trong sọ
- Ăn quá nhiều, ăn vội hoặc ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, đường và chất xơ có thể làm quá tải hệ tiêu hóa còn non yếu ở trẻ em và gây ra nôn mửa.
- Hội chứng nôn mửa tuần hoàn – Đôi khi, nôn thường xuyên có thể không liên quan đến bất kỳ nguyên nhân nào nêu trên, thay vào đó, nó có thể là triệu chứng của hội chứng nôn tuần hoàn, đặc trưng bởi các đợt nôn liên tục đột ngột, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trong Neurogastroenterology và Motility báo cáo rằng hội chứng nôn tuần hoàn xảy ra ở khoảng ba trong số 100.000 trẻ em.
- Ói mửa ở trẻ sơ sinh ngay sau khi cho ăn cũng có thể biểu hiện hẹp môn vị, một tình trạng làm cho đường tiêu hóa của bé chặn thức ăn đi xuống ruột non. Tình trạng này cần được điều trị y tế ngay lập tức.
- Vô tình nuốt một số chất độc hại cũng có thể khiến con bạn nôn mửa.
Các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em
Nói chung, nôn mửa thường đi kèm với các triệu chứng khác liên quan đến bệnh cụ thể hoặc là do suy nhược. Một số triệu chứng có thể kèm theo nôn mửa là:
- Lờ đờ, mệt mỏi
- Khó chịu hoặc lơ đãng
- Nhợt nhạt
- Đau đầu
- Đau bụng
- Sốt nhẹ
- Nhịp tim đập nhanh
- Đầy hơi
- Bệnh tiêu chảy
Phòng ngừa
Để giảm nguy cơ nôn mửa ở trẻ em, chúng ta cần:
- Dạy chúng rửa tay thường xuyên và kỹ càng; đặc biệt là trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người bị viêm dạ dày/ruột do vi khuẩn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Đôi khi cần phải đi khám bác sĩ, nhất là khi nôn mửa kéo dài, trẻ bị mất nước và không thể giữ nước trong vòng 12 giờ hoặc kèm theo các triệu chứng sau: mờ mắt, cứng cổ, ho, sốt cao và đau nửa đầu.
Nôn mửa và các triệu chứng liên quan thường được “chữa khỏi” một khi nguyên nhân thuyên giảm. Trong hầu hết các trường hợp, nôn mửa ở trẻ em sẽ ngừng mà không cần điều trị y tế cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn chặn nôn mửa và giúp con bạn cảm thấy khá hơn.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giảm bớt buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em.
1. Uống nhiều nước
Nôn mửa có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng trong cơ thể và gây hại cho con bạn. Do đó, bước đầu tiên để điều trị ói mửa ở trẻ em và ngăn chặn việc mất nước là uống nhiều nước. Chế độ ăn uống dạng lỏng không chỉ làm dịu dạ dày mà còn giúp hồi phục cơ thể.
Uống nước lọc thường cũng đủ để bù nước cho cơ thể của con bạn. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên cho trẻ uống đủ nước ngay cả khi chúng không cảm thấy khát.
Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ vẫn có thể cho trẻ nhỏ uống một ít nước táo hoặc đồ uống ưa thích thay vì các dung dịch điện giải khi chúng đang hồi phục sau khi nôn.
- Trẻ em đang được bú sữa mẹ nên tiếp tục dùng sữa mẹ, nhưng hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn bình thường.
- Cho con bạn uống một ít nước và chất lỏng nhiều lần trong suốt cả ngày.
- Bạn cũng có thể cung cấp đồ uống có chứa carbohydrate hoặc chất điện phân, tuy nhiên, hãy cẩn thận, bởi vì đường trong các loại đồ uống này thường có thể gây tiêu chảy.
- Cho trẻ ăn kem làm từ nước trái cây. Thức uống thể thao cũng có thể giúp ích rất nhiều.
Lưu ý: Trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị ói mửa, đừng cho con bạn ăn đồ ăn cứng, và nên cho trẻ ăn nhiều đồ lỏng hơn. Trẻ sơ sinh KHÔNG nên uống nước nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
2. Bù dịch ORS
ORS được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng mất nước. Nó là một giải pháp nhanh chóng bổ sung các chất dinh dưỡng và chất lỏng bị mất và có thể dễ dàng chuẩn bị ở nhà. Các gói ORS cũng có bán sẵn trên thị trường.
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong báo cáo American Family Physician cho biết, liệu pháp bù nước bằng cách uống là phương pháp điều trị được ưu tiên cho tình trạng mất nước từ nhẹ đến trung bình do tiêu chảy ở trẻ em.
- Thêm ½ thìa muối và 6 thìa đường (hoặc đường nâu) vào 4 cốc nước uống.
- Khuấy đều cho đến khi muối và đường tan hoàn toàn.
- Cho trẻ uống dung dịch này vài lần trong ngày cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
3. Hạt cây thì là
Một phương pháp chữa bệnh truyền thống đã được chứng minh bởi các nghiên cứu cũng như về hiệu quả của nó trong việc ngừng nôn ở trẻ em là hạt thì là.
Hạt cây thì là làm dịu đường tiêu hóa và giảm buồn nôn và triệu chứng nôn. Chúng cũng có các đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột có thể gây nôn mửa. Thêm vào đó, mùi vị của nó giúp làm dịu dạ dày.
- Thêm 1 thìa hạt cây thì là đã nghiền vào 1 chén nước sôi và để trong 10 phút. Lọc hỗn hợp này và để cho con bạn uống 1-2 lần một ngày.
- Bạn cũng có thể cho con bạn nhai một thìa hạt cây thì là để giúp chống lại vấn đề.
4. Chanh
Chanh cũng có thể giúp giải quyết nôn mửa mãn tính. Mùi của chanh có tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo, làm giảm buồn nôn và ngăn ngừa nôn mửa. Giàu vitamin và khoáng chất, chanh có thể giúp bù đắp những chất bị mất do nôn.
Hàm lượng vitamin C cao của chanh là một lý do khác để sử dụng nó trong điều trị của bạn vì nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngay cả axit trong chanh cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và dẫn đến nôn mửa.
- Vắt một quả chanh tươi vào ly nước và thêm một ít mật ong. Cho trẻ uống vài lần một ngày. (Không cho mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi)
- Bạn thậm chí có thể chỉ cần cho con bạn ngửi thấy mùi chanh tươi để giảm bớt buồn nôn và ói mửa.
- Ngâm kẹo cứng, chẳng hạn như kẹo chanh, có thể giúp loại bỏ cảm giác khó chịu trong miệng sau khi nôn mửa.
5. Bấm huyệt
Vì nôn mửa và buồn nôn kèm theo thường khiến trẻ thậm chí không thể ăn uống được, bấm huyệt là một phương pháp điều trị hiệu quả không cần dùng thuốc để kiểm tra và ngăn ngừa sự mất nước và khoáng chất liên tục.
Trung y miêu tả các điểm bấm huyệt khác nhau trên cơ thể để giảm bớt các triệu chứng ngay lập tức mà không gây đau. Bấm lên những huyệt này có xu hướng giảm căng cơ và thúc đẩy lưu thông máu, có thể giúp ngăn chặn nôn mửa và buồn nôn.
Ví dụ, bấm vào huyệt Nội Quan (P6), nằm ở phía bên tay của cẳng tay gần cổ tay của bạn, sẽ giúp giảm buồn nôn và ói mửa.
Để mát-xa huyệt nội quan:
- Đặt ba ngón tay trên cổ tay của con bạn.
- Đặt ngón cái của bạn dưới ngón trỏ của con bạn.
- Mát-xa điểm này theo chuyển động tròn trong 2-3 phút. Tuy nhiên, đừng ấn mạnh quá.
- Lặp lại trên cổ tay kia.
Nếu con của bạn đủ lớn, nó có thể tự mình làm việc này.
Mẹo bổ sung
- Không dùng thuốc không theo toa trừ khi chúng được bác sĩ nhi khoa của con bạn chỉ định cụ thể.
- Nếu con bạn bị ói mửa khi nằm xuống, hãy cho trẻ nằm sấp hoặc nghiêng bên trái.
- Sau khi nôn, không cho ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất một giờ.
- Tránh các loại thực phẩm cứng cho đến khi đã dung nạp được thức ăn lỏng, vì thức ăn cứng có thể gây kích thích dạ dày đang nhạy cảm.
- Con bạn có thể cần thuốc chống nôn theo quy định nếu nôn thường xuyên. Những thuốc này giúp giảm tần suất nôn mửa.
- Hãy để con bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Một đứa trẻ nghỉ ngơi đủ có xu hướng khỏe nhanh hơn vì nó cho cơ thể thời gian để phục hồi sau khi mệt mỏi vì nôn mửa.
- Thở sâu giúp giảm các phản ứng sinh học gây ra say tàu xe.
- Tránh cho trẻ ăn nhiều thức ăn trong một bữa. Thay vào đó, chia thành những bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Giữ con bạn tránh xa các thức ăn chiên và nhiều dầu mỡ, có thể khó tiêu hóa và gây nôn mửa.
- Để ý các tác nhân gây buồn nôn và cố gắng tránh chúng.
>>> Cho trẻ dùng kháng sinh quá mức có thể dẫn đến tổn thương phổi lâu dài
>>> Dậy thì sớm có liên hệ với chế độ ăn uống và lối sống
Xuân Nhạn, theo THR