Tinh Hoa

Niềm tin nào giúp người cổ đại trừ tà xua đuổi ác quỷ?

Người xưa tin vào sự tồn tại của ma quỷ cũng như các linh hồn xấu xa. Bởi vậy, họ có những cách để xua đuổi những thứ tà ma này.

Một số người không tin khi nói rằng ma quỷ đã ám ngôi nhà của họ. Họ sẽ cảm thấy điên rồ và cố gạt bỏ đi cảm giác đó, nhưng vẫn thấy khó chịu. Tình huống này không thay đổi trong nhiều thế kỷ qua, thậm chí là cả thiên niên kỷ qua.

An toàn là một trong những nhu cầu chính yếu của nhân loại. Không ai không cần cảm giác an toàn và tốt lành, được bảo vệ khỏi những nguy hiểm, kẻ thù và cả những bi kịch. Vì vậy chừng nào con người còn tồn tại, họ sẽ cố gắng tìm đến phương thức tâm linh để có được trạng thái an toàn và tốt lành. Họ cầu thần, tạo ra các lễ nghi và kết nối tâm linh. Nhiều hình thức dân gian xa xưa vẫn còn được giữ cho tới tận ngày nay.

Những vị Thần bảo hộ và những thần linh khác

Cầu xin các vị thần phù hộ luôn là một trong những cách tìm kiếm sự bảo vệ phổ biến nhất. Cách tự nhiên nhất đối với tất cả chúng ta trong việc kết nối với thế giới tâm linh và thường là sự giao tiếp với tổ tiên. Có những chứng cớ trong văn tự cổ cho thấy con người đã tìm cách tôn thờ và kết nối với những người thân và tổ tiên đã khuất của mình. Tuy nhiên, những hình thức tâm linh này bắt đầu được xem như là nguồn gốc gây ra sự nguy hiểm khác. Truyền thuyết đầu tiên về phù thủy và những linh hồn tà ác đáp lại lời cầu xin có lẽ đã có từ thời nền văn minh Sumer xa xưa.

Đền thờ bách thần của các nền văn minh khác nhau đều có rất nhiều vị thần có vai trò bảo hộ. Trên thực tế, những người theo một vị thần cụ thể sẽ cầu vị thần đó phù hộ cho gia đình, nhà cửa… của mình. Ý tưởng về sự bảo vệ vào những thời kỳ đó cũng hoàn toàn giống với tín ngưỡng thời hiện đại, tuy nhiên những vị thần được thờ cúng ngày nay có ý nghĩa ít hơn so với thời kỳ cổ đại. Chẳng hạn như, nữ thần Demeter hay Hestia là những vị thần chăm lo cho nhà cửa và các gia đình nhưng như vậy không có nghĩa là các vị thần liên quan đến chiến tranh không bảo vệ được.

Một trong những ví dụ về nhu cầu bảo vệ và trợ giúp là việc sử dụng chiếc mũ sắt. Các chiến binh sau khi thắng trận sẽ ghé thăm lại các ngôi đền mà trước đó họ đã cầu xin được phù hộ. Như Miltiades sau trận Marathon đã đến ngôi đền thờ Zeus nổi tiếng ở Olympia và để lại chiếc mũ của mình dâng lên cho vị thần quyền lực.

Người Hy Lạp cổ đại tin rằng, Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc. (Ảnh: Internet)

Thiên thần trong các tôn giáo

Cách khác để được bảo hộ khỏi ma quỷ là xin sự trợ giúp của các thiên thần. Thiên thần được biết đến trong mọi nền văn minh. Khi nhìn vào các bức phù điêu cổ đại từ các nền văn minh Summer, Ai Cập, Hy Lạp, Rome, Maya và nhiều nơi khác trên Trái đất, dường như không hệ thống tôn giáo nào mà lại thiếu những vị thần khoác trên mình đôi cánh bảo hộ cho những con người vô tội.

Plutarch và Meander là những người không theo học thuyết plato. Họ cũng tin và thờ thiên thần. Plutarch gọi thiên thần là ma tốt, và theo Hans Dieter Betz, thiên thần là ”những người canh gác cho các nghi lễ linh thiêng của các vị thần hay các miếu thờ và những ngôi đền tiên tri”.

Ác quỷ hung dữ và đầy thù hận mang đến dịch bệnh và mùa màng thất bát, gây nên chiến tranh và mâu thuẫn trong cuộc sống. Trong Văn học Ki-tô giáo đầu tiên, cả Chúa và thiên thần, giống như ma tốt của Plutarch đều có vai trò điều tiết. Vai trò của Chúa là trung gian dàn xếp bất kỳ việc gì giao cho những con quỷ ở Plutarch, còn vai trò của thiên thần ít quan trọng hơn, là sứ giả của Chúa với con người.

Người cổ đại tin rằng thiên thần là sứ giả của Chúa với con người. (Ảnh: Internet)

Dù sao, với vai trò là “người đưa thư” giữa các vị thần và dưới mặt đất, họ trở thành một phần rất quan trọng trong tín ngưỡng. Khái niệm về Thiên thần hộ mệnh được biết đến từ thần học thiên chúa giáo từ thế kỷ thứ 5.

Hộ mệnh bằng hình tượng và thảo dược

Kể từ thời cổ đại, con người đã sử dụng nhiều món quà của cuộc sống trên hành tinh này để hộ mệnh. Một số phương pháp nổi tiếng nhất dựa trên các loại thảo mộc, đá, cây cối và các biểu tượng. Ví dụ, các nền văn hóa thời tiền sử vùng miền bắc và miền tây châu Âu sử dụng các biểu tượng hình tròn, vòng tròn và hình xoắn ốc gần các khu sinh sống được sử dụng để bảo vệ khu vực này. Các biểu tượng tương tự cũng được sử dụng gần lối vào các hầm mộ quan trọng. Các biểu tượng cổ xưa rất khó đọc, nhưng những tàn tích còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy chúng rất quan trọng đối với các bộ lạc sử dụng những dấu hiệu này.

Không biết ai là người đầu tiên đốt lá cây xô thơm, nhưng trong dân gian châu Âu, phương pháp bảo vệ ngôi nhà phổ biến nhất ở châu Âu là sử dụng cây xô thơm. Có vẻ như làm sạch ngôi nhà và thân thể với cây xô thơm là một hình thức trừ bỏ những gì không tốt đối với gia đình. Thực tế, theo nhiều thí nghiệm cổ thực vật học được tiến hành trên khắp thế giới, mỗi xã hội đều sử dụng một thứ gì đó có sẵn trong cuộc sống của họ. Hầu hết việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo trên thế giới dựa trên những nguồn tài nguyên thiên nhiên gần với nơi ở của con người.

Xâu tỏi, dùng để bảo vệ chống lại ma cà rồng. (Ảnh: Internet)

Tương tự các loại đá hộ mệnh cũng vậy, tuy nhiên hình thức này có ý nghĩa sâu sắc hơn. Người La Mã cổ đại cũng tin vào vai trò hộ mệnh và tương trợ của đá. Những người lính La Mã cổ đại tin đá carnelian ngăn chảy máu vết thương. Ở Ai Cập cổ đại, đá ngọc lam quý đôi khi được coi là đá hộ mệnh. Tuy nhiên, người cổ đại không để lại nhiều thông tin về việc sử dụng từng loại đá. Chúng hiện đang là chủ đề của các nghiên cứu khoa học và nhờ ý nghĩa đặc biệt và năng lượng của chúng mà các loại đá được sử dụng để bảo vệ khỏi điều xui xẻo, ma quỷ và tăng sức mạnh của con người khi cần thiết.

Để không ám ảnh bởi ma quỷ

Lòng tự trọng là thứ được nhắc đến như là một sự bảo hộ tự nhiên đối với những gì xấu xa. Những anh hùng Hy Lạp cổ đại có lòng tin vào bản thân rất mạnh mẽ không thể nào phá vỡ. Truyền thuyết về sức mạnh của ý chí con người được nuôi dưỡng trong những tôn giáo ít bị chi phối bởi nền kinh tế. Tuy nhiên, trong các tôn giáo có tổ chức mạnh liên quan đến Hy Lạp cổ đại, La Mã hay về sau là Kitô giáo và Hồi giáo, tinh thần của con người được thấy là yếu hơn so với ý chí của thần thánh.

Sự cần thiết được bảo vệ cũng là một tục lệ ở các thời kỳ hiện đại. Con người vẫn theo những phương pháp dân gian và cổ xưa, xăm lên những biểu tượng, dùng bùa hộ mệnh, khấn cầu các vị thần mà họ tin tưởng để được phù hộ.

Bởi vậy, đặt niềm tin ở Thần linh, sống thuận theo tự nhiên, nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh là cách mà người cổ đại xua đuổi những tà ma để có một cuộc sống tốt lành. Đây là điều mà con người ngày nay phải học tập.

Theo minhbao.net