Khi chinh phục đỉnh Everest, người ta nhìn thấy rất nhiều xác người vẫn còn nguyên vẹn ở ven đường, và hàng chục năm vẫn nằm yên ở đó. Vì sao những cái xác lại xuất hiện ở đó? Tại sao không ai an táng cho chúng?
Đó là vì những cái xác ấy đa phần nằm ở một khu vực đặc biệt có tên ‘Vùng Tử Thần‘ (‘Death Zone’) – vùng đất phủ đầy tuyết ở độ cao trên 8000m, khi tiến vào vùng này cơ thể sẽ bắt đầu “chết dần“, hay nói cách khác cái chết sẽ đến từ từ nếu không có trang thiết bị đặc biệt.
Rất nhiều người đã thiệt mạng khi tiến đến vùng này và việc cứu nạn ở nơi đây là việc bất khả thi vì người cứu có thể sẽ kiệt sức và tự giết bản thân mình, đồng thời việc này cực kì tốn kém.
Để dễ hình dung, việc mang một cái xác xuống dưới chân núi có thể tốn đến vài nghìn USD tùy vào độ cao và việc này cần tới 6 đến 8 người khỏe mạnh vì một người bình thường nặng 80 Kg có thể nặng đến 150 Kg khi đã chết và đóng băng.
Cho nên những người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.
Hiện ước tính có khoảng 200 cái xác đang nằm rải rác khắp dãy núi Himalaya. Đa số các xác đều được giữ nguyên hiện trạng hoàn hảo vì nhiệt độ thấp làm chậm quá trình phân hủy.
Cơ thể người bắt đầu ngưng hoạt động ở ‘Vùng Tử Thần‘
Cơ thể của chúng ta chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn ở độ cao trên 8000m. Ở độ cao này, lượng oxy cực kì loãng và hiếm hoi, nó không đủ để duy trì sự hoạt động của não bộ, tim, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác.
Ngoài ra việc sử dụng các cơ bắp cần thiết để leo núi cũng sẽ làm giảm lượng oxy vốn đã hiếm hoi trong cơ thể, đó là lí do người leo núi ở độ cao này rất dễ bị tê cóng và phỏng lạnh. Ở độ cao này máu trong cơ thể rất dày nên việc duy trì lượng nước trong cơ thể là việc cần thiết.
Mọi thứ diễn ra như một cuộn phim tua chậm
Khi ở độ cao này, việc dùng bình khí oxy nguyên chất là bắt buộc và việc này khiến não bắt đầu hoạt động chậm lại. Có người leo núi chia sẻ rằng cô có thể nhìn thấy điểm tập kết cách cô chỉ 200m nhưng phải tốn đến 2h đồng hồ để đi đến đó. Việc giữ bình tĩnh ở độ cao này là việc cực kì khó khăn, đa số mọi người đều thấy rất nản và muốn bỏ cuộc.
Phải giao tiếp bằng ánh mắt và cơ thể
Những người leo núi ở đỉnh Everest rất tiết kiệm lời vì nó sẽ làm thất thoát lượng oxy cần thiết cho hô hấp và vận động. Cho nên họ thường dùng ánh mắt để giao tiếp với nhau và họ có thể biết rõ tình trạng của nhau chỉ bằng đôi mắt.
Khi đến điểm tập kết nghỉ chân, đa số mọi người sẽ ôm nhau, cười hoặc khóc. Những đoạn hội thoại trên đỉnh núi là một sự hiếm hoi.
Sức khỏe không chiến thắng được độ cao
Điều thú vị là cho dù một người có khỏe mạnh đến thế nào đi nữa nhưng khi họ ở độ cao 8000m so với mực nước biển thì sức khỏe đó là vô nghĩa.
Độ cao ảnh hưởng đến cơ thể từ bên trong và nó chỉ tác động đến cơ bắp một phần rất nhỏ. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy một vài người hoạt động tốt hơn ở độ cao lớn hơn so với mực nước biển là do gen di truyền.
Vị giác thay đổi
Nhiệt độ cực thấp làm các gai vị giác trên lưỡi thay đổi cách chúng cảm nhận mùi vị thức ăn và điều này có thể không dễ chịu gì cho lắm. Thậm chí kể các một loại thức ăn chúng ta rất thích khi ở trên độ cao này cũng thành thảm họa.
Đối với những nhà leo núi, được trải nghiệm, được hoàn thành 1 việc vô cùng khó khăn, thử thách hết toàn bộ sức lực và tinh thần là điều tuyệt với không gì sánh được. Con người từ xưa đến nay ai mà không phải chết, giám sống chân thật, giám vì điều thiện mà can đảm chống lại cái ác, có thể nhẫn chịu đau khổ to lớn mà vẫn tiến bước, thì cái chết cũng có gì đáng sợ đâu!
Theo Genk